Con người có thông minh hơn chăng?
Trả lời: Spencer Alexander McDaniel. Nguồn: https://qr.ae/TWsUwH _______________ Không hẳn. Các nhà tâm lý học đã quan sát thấy...
Trả lời: Spencer Alexander McDaniel.
Nguồn: https://qr.ae/TWsUwH
_______________
Không hẳn.
Các nhà tâm lý học đã quan sát thấy rằng, vì một số lý do, trong suốt thế kỷ qua chỉ số IQ trung bình đã tăng mạnh sau mỗi thế hệ. Hiện tượng nay được gọi là “hiệu ứng Flynn”, theo tên nhà nghiên cứu trí thông minh người New Zealand – James Flynn. Hiệu ứng Flynn thường được trích dẫn trong văn hóa đại chúng như một bằng chứng cho thấy rằng con người đang phát triển ngày càng thông minh hơn qua từng thế hệ.
James Flynn
Nếu điều này đúng, có nghĩa là những người ở thế hệ tôi (đang trong độ tuổi thanh thiếu niên) thông minh hơn rất nhiều so với những người ở thế hệ ông bà mình (những người đang ở độ tuổi 70, 80). Tuy nhiên, có lý do chính đáng để tin rằng “hiệu ứng Flynn” dường như đang thể hiện không đúng những gì nó phải thể hiện.
Vì một điều rằng, nếu chỉ số IQ đúng là thước đo trí thông minh một cách khách quan và chuẩn xác, thì sau đó “Hiệu ứng Flynn” sẽ có một hàm ý khác khá vô lý. Malcolm Gladwell viết một bài đăng trên tạp chí The New Yorker ngày 10 tháng 12 năm 2007 như sau:
Làm sao để hiểu rõ về “hiệu ứng Flynn” vẫn còn là một việc khó nhằn. Nếu một người Mỹ sinh năm 1930 có chỉ số IQ 100, thì theo hiệu ứng Flynn, con của người này sẽ có chỉ số IQ 108, và cháu có IQ gần 120 – cao hơn cả 1 độ lệch chuẩn. Nếu nhìn theo hướng ngược lại, một thiếu nhiên bình thường ngày nay với chỉ số IQ 100, có thể có ông bà với IQ trung bình 82 – thấp hơn mức cần thiết để tốt nghiệp trung học. Và, thậm chí nếu quay về xa hơn, hiệu ứng Flynn làm cho những học sinh thời kỳ 1900 có chỉ số IQ trung bình chỉ bằng 70, điều này gợi ý rằng, kỳ lạ làm sao, 1 thế kỷ trước nước Mỹ được định cư bởi những con người mà ngày nay bị xem là chậm phát triển trí tuệ.
Tất nhiên kết luận này là hoàn toàn vô lý. Nếu bạn nghiên cứu về cuộc sống thường nhật của con người trước thế kỷ 20 ở bất kỳ mức độ nào, gần như ngay lập tức bạn sẽ nhận ra rằng những người bình thường thời đó không phải là “thằng khờ” so với những người bình thường ngày nay. Một điều rất rõ ràng đó là chỉ số IQ không phải thước đó sự gia tăng chỉ số thông minh theo từng thế hệ, mà nó là một thứ khác.
James Flynn, nhà tâm lý học tìm ra “hiệu ứng Flynn” vào đầu những năm 1980, và hẳn là hiệu ứng này được đặt theo tên ông ấy. Ông nói rằng không phải con người đang tự mình thông minh hơn, mà là đang học cách suy nghĩ theo hướng những bài kiểm tra IQ ủng hộ. Ông cho rằng điều thực sự xảy ra là chúng ta đang tập nhìn thế giới qua “lăng kính khoa học”.
Flynn cũng lưu ý rằng, một số khoản mục trong Thang đo Trí thông minh Trẻ em Wechsler (WISC), bao gồm kiến thức chung, từ vựng, và số học cơ bản, thì chỉ số IQ chỉ tăng một cách khiểm tốn, nhưng ở các khoản mục khác – đặc biệt là khi liên quan đến so sánh và tìm điểm tương đồng – thì chỉ số IQ tăng vọt.
Flynn lập luận rằng việc chỉ số IQ tăng lên như vậy phần lớn là do kết quả của việc chúng ta thay đổi nhận thức về so sánh. Ví dụ như một câu hỏi có thể xuất hiện trong bào kiểm tra IQ như: “Chó và Thỏ có điểm chung gì?”, bất kỳ học sinh lớp 3 nào cũng có thể đưa ra câu trả lời mà bài kiểm tra IQ đang tìm kiếm, đó là chó và thỏ đều là động vật.
Trong khi đó một người Mỹ ở thế kỷ 19 có thể sẽ nói với bạn rằng “dùng chó để săn thỏ” đó là mối quan hệ chức năng, chứ không phải là mối quan hệ phân loại. Đối với một người Mỹ sống ở thời kỳ đó, kiểu phân loại chức năng như thế này có ý nghĩa hơn nhiều so với mối quan hệ phân loại mà nhiều người ngày nay thường suy nghĩ.
Để đưa ra một ví dụ hấp dẫn cho việc chỉ số IQ bị ảnh hưởng bới các yếu tố văn hóa, nhà tâm lý học Michael Cole và một nhóm đồng nghiệp của ông đã xây dựng một thang đánh giá tương tự như tháng đánh giá Wechsler, dành cho bộ tộc Kpelle ở Liberia. Trong một phần của bài đánh giá, họ yêu cầu các thành viên trong bộ lạc sắp xếp một loạt các đồ vật, bao gồm nhiều loại thực phẩm, vật phẩm quần áo, dụng cụ và các đồ vật hàng ngày khác, thành các loại phù hợp. Các thành viên bộ lạc đã chọn phân loại theo chức năng. Ví dụ như đặt dao và khoai tây vào cùng một nhóm vì dao dùng để gọt khoai tây.
Họ nói với các nhà nghiên cứu rằng đây là cách “người khôn ngoan” sắp xếp các dụng cụ. Sau đó các nhà nghiên cứu yêu cầu họ sắp xếp các đồ vật này theo cách mà “kẻ ngốc” sẽ làm, và các thành viên bộ lạc đã sắp xếp chúng theo đúng cách mà bài kiểm tra dự kiến ban đầu.
Điều thú vị ở đây là dân trong bộ lạc hoàn toàn có khả năng sắp xếp các đồ vật dựa trên mối quan hệ phân loại, nhưng họ coi đó là cách “ngu ngốc” vì theo quan điểm của họ, đó không phải là cách sắp xếp chúng một cách hiệu quả. Thay vào đó, họ cho rằng tốt hơn là nên sắp xếp các đồ này theo các nhóm mà chúng liên kết với nhau.
Điều này cho thấy rằng, ít nhất là khi nói đến việc sắp xếp, những gì được xem là “đúng” hay “sai” phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố văn hóa nơi người đó sống. Chúng ta không hề thông minh hơn tổ tiên của mình, chúng ta chỉ có xu hướng nhìn thế giới theo cách mà các bài kiểm tra IQ muốn chúng ta thấy mà thôi.
Khoa học - Công nghệ
/khoa-hoc-cong-nghe
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất