Con ma "chia rẽ" đang ám lên mối quan hệ giữa các quốc gia như thế nào?
Sau chiến tranh, tất cả chúng ta đều hi vọng về tương lai, về toàn cầu hóa, cũng như là sự thúc đẩy phát triển trên toàn cầu. Thế nhưng câu chuyện của tương lai ấy, vẫn đang kẹt lại khi mà sự chia rẽ vẫn còn đó.
Hiện nay, thế giới đang bắt đầu câu chuyện "toàn cầu hóa",
song câu chuyện ấy liệu có dễ khi mà sự chia rẽ luôn xuất hiện trong mối quan hệ, mà nổi bật là mối quan hệ giữa các quốc gia.
Toàn cầu hóa là lúc các quốc gia bắt đầu hợp tác và cùng nhau phát triển. Hay nói cách khác là đến lúc hạ bức tường phòng thủ xuống.
Song câu chuyện này không phải lúc nào cũng diễn ra một cách dễ dàng trên khắp thế giới, liệu có thể hợp tác và đoàn kết khi mà sự khác biệt và mâu thuẫn luôn diễn ra âm thầm và các bức tường thì luôn chờ chực để dựng nên?
Sự chia rẽ giữa các quốc gia đến từ điều gì mà lại khiến nó trở nên khó khăn và khó tìm cách giải quyết đến như thế?
I. Nguyên nhân.
Chia rẽ ngoài là sự chia rẽ giữa các quốc gia. Sự chia rẽ có thể bắt đầu từ nhiều nguồn từ nhiều nguyên nhân nhưng có thể kể đến là kinh tế,
tốn giáo - văn hóa và chính trị - xã hội.
Trong thế giới toàn cầu hóa, các quốc gia không chỉ toàn cầu
để hợp tác, phát triển mà đồng thời là cơ hội để cùng nhau giải quyết vấn đề toàn cầu như ô nhiễm môi trường, nóng lên toàn cầu,..
Song toàn cầu hóa không phải là con đường vạn năng dẫn đến sự
thịnh vượng, và không phải quốc gia nào cũng hưởng được lợi ích từ con đường này mà thậm chí là mất đi lợi ích. Đặc biệt là lợi ích về kinh tế - an ninh.
Chiến tranh kinh tế Mỹ - Trung có thể được xem là sự chia rẽ trên các vấn đề kinh tế. Khi sự khác biệt về mặt kinh tế giữa hai siêu cường
không còn có thể giải quyết bằng thương nghị. Chiến tranh kinh tế đồng thời dẫn đến sự chia rẽ về hai thái cực Mỹ - Trung, và hê lụy sau đó còn là chia rẽ, thiếu thống nhất và sự bất đồng có thể leo thang và nó không chỉ diễn ra tại hai quốc gia và các bên liên quan.
Ngoài ra có thể lấy rừng Amazon là một ví dụ. Tại sao các nước như Brazil, Peru phải bảo tồn và giữ gìn trong khi các quốc gia khác có thể phá rừng để phục vụ lợi ích kinh tế mà không bị dính các cáo buộc? Hay tại sao họ phải quan tâm bảo vệ môi trường trong khi đó họ vẫn còn phải lo các vấn đề về kinh tế, xã hội hay an ninh?
Sự chia rẽ ngoài bắt nguồn từ kinh tế hay an ninh cũng có thể
bắt nguồn từ sự khác biệt thậm chí là đối lập giữa hai quốc gia trong văn hóa và xã hội. Sự khác biệt về tín ngưỡng đặc biệt là sự đối đầu về niềm tin có thể là ngòi lửa. Người theo bất kỳ tôn giáo nào cũng có sự tin tưởng nhất định đối với "Đấng Tối Cao" của mình, và khi sự tin tưởng bị tác động bởi quan điểm đối lập thì sự đấu tranh cho niềm tin cũng là bắt đầu cho sự chia rẽ. Các đối đầu trên mặt trận này có thể kể đến như Pakistan - Ấn Độ ( Hồi Giáo - Ấn Độ Giáo), Ả Rập Xê Út - Iran ( Sunni - Shia ).
Ngoài ra cũng sự chia rẽ về chính trị - xã hội, có thể kể đến
như Triều Tiên - Hàn Quốc, hay là câu chuyện nhập cư và EU.
II. Hệ quả
Sự chia rẽ bao giờ cũng dẫn đến sự thiếu đoàn kết và không
thống nhất trong các quan điểm, và sự khác biệt đó không ai biết có thể dẫn đến những điều gì. Các quốc gia thường chọn việc xây dựng các bức tường biên giới như một giải pháp để củng cố an ninh hay giảm thiểu dòng người, nhập cư, buôn lậu. Mình xin trích link bài viết của tổng thống Trump vào năm 2019.
Đó cũng chính là những gì mà các chính phủ nói về lợi ích của các bức tường.
Thế nhưng, ở mặt đối lập các bức tường hiện diện như đại diện
cho sự phân biệt giữa "ta" và "họ". Khi sự phân biệt rạch
ròi này hiện hữu, câu chuyện cho sự đoàn kết khó mà được viết nên mà đôi khi thay vào đó phân biệt, hay các thái độ tiêu cực.
Sự thiếu đoàn kết trong các vấn đề kinh tế dẫn đến sự bất
bình đẳng về các lợi ích kinh tế hay các vấn đề về an ninh. Trong trường hợp nào đó, xung đột có thể bùng phát. Sự bất bình đẳng lợi ích trong an ninh giữa Ukraine và Nga có thể là ví dụ điển hình cho sự xung đột về an ninh, và xung đột đã bùng nổ.
Các vấn đề về chia rẽ tôn giáo cũng là một chủ đề mà truyền
thông quan tâm. Xung đột tôn giáo có thể nhắc đến hai dòng Hồi Giáo Sunni và Shia. Mà tiêu biểu là Ả Rập Xê Út và Iran, xung đột không chỉ nằm trên mặt trên mặt trận ngoại giao, nó đồng thời diễn ra trong các các cuộc chiến tranh ủy nhiệm tại các nước thuộc Trung Đông.
Bất cứ chia rẽ nào cũng có thể dẫn đến xung đột, chiến tranh
hay các biện pháp vũ lực khác. Đó là một bước lùi trong câu chuyện phát triển của
toàn cầu hóa và hợp tác vì những nhiệm vụ mục tiêu chung.
Và
Liệu có một giải pháp nào để chúng ta xây dựng những
"cây cầu"?
*Note: Đây là bài viết đầu tay của mình nên sẽ không tránh được sai sót và cũng có thể nó chưa có độ chuyên sâu. Rất cảm ơn mọi người đã đọc và hi vọng mọi người sẽ góp ý thêm.
Chân thành cảm ơn!!
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất