Con đường Content Marketing – Nai tơ, sai lầm, và trải nghiệm
Nguồn ảnh: adweek Vì dạo gần đây tôi thấy rằng có nhiều bạn đồng trang lứa mới bắt đầu đi làm nhưng đã có nhiều suy nghĩ tiêu cực...
Nguồn ảnh: adweek
Vì dạo gần đây tôi thấy rằng có nhiều bạn đồng trang lứa mới bắt đầu đi làm nhưng đã có nhiều suy nghĩ tiêu cực về nghề khi gặp chút khó khăn, và thậm chí muốn đổi ngay việc khác. Nên tôi muốn viết bài này để tạo động lực, cũng như chia sẻ thông điệp “không có con đường thành công nào dễ dàng cả, mà phải là một quá trình phấn đấu”.
Bài viết là trải nghiệm của tôi, và mong rằng mọi người có thể góp ý về văn phong, lập luận nhé.
Khó khăn của “Nai tơ”
Với mỗi ngành nghề, tôi tin chắc các bạn cũng đã từng không ít thì nhiều gặp phải những khó khăn khi mới bước chân vào nghề như một trang giấy trắng. Và tôi cũng vậy đấy, một đứa không có nền tảng là viết giỏi, câu cú lung tung, lời văn quá dài dòng làm người đọc phát chán.
Nhưng với sự kiên trì của mình, tôi đã vượt qua được những thách thức ấy, và vẫn đang học hỏi để tốt hơn mỗi ngày với nghề viết. Hãy trải nghiệm bài viết này nhé, vì có khi bạn sẽ bắt gặp được hình ảnh của chính mình trong đó.
Những khó khăn của tôi bắt đầu như thế nào?
Vào năm 3 đại học, tôi đã rất may mắn khi có cơ hội được làm việc, học hỏi với phần mềm CRM nổi tiếng (mình xin phép không nhắc tên nhé), và có được một lượng kiến thức mới rất thú vị. Nhưng đời không như là mơ, khi tôi phải “ngốn” hết những khái niệm mới như Inbound Marketing, Content Marketing, và Sales,.. trong vòng 2 tháng thử việc.
Với Inbound Marketing, tôi đã phải vật vã để hiểu những khái niệm như Flywheel trong mỗi hành trình khách hàng (buyers persona):
- Attract – giai đoạn thu hút khách hàng (blogging, ads, videos,…)
- Engage – giai đoạn tương tác với khách hàng, và kết nối với khách hàng tiềm năng (Leads) (Email, forms, CTA, Landing page, Ebook,…)
- Delight – giai đoạn chốt sales, đây là giai đoạn quan trọng vì lúc này doanh nghiệp đã có được thông tin (sđt, email, địa chỉ,..) của khách hàng.
Sự khó của bản thân tôi là phải học bằng ngôn ngữ tiếng Anh, và hoàn thành bài test trong 2 hoặc 3 tuần (không nhớ chính xác nữa).
Về phần Content Marketing và Inbound Sales, tôi cũng phải chật vật để có thể tìm hiểu được cách vận hành, đo lường, và sử dụng công cụ để tạo ra những loại Content phù hợp với định hướng của công ty, và theo hành trình của khách hàng. Đặc biệt là, tôi cũng phải trả bài để lấy chứng chỉ của hai khoa huấn luyện này với số thời gian thử việc còn lại (lúc này tôi cũng chưa hiểu hết đâu nhé).
Những thử thách ấy, khi bắt đầu tôi rất lo sợ, vì bản thân chưa có nhiều kinh nghiệm, nó quá mới mẻ với tôi, và tâm lý sợ ra khỏi vùng an toàn đeo bám. Nhưng vì đây là công việc, và là cơ hội để tôi phát triển nghề nghiệp nên bản thân đã cố gắng hết sức để vượt qua (cốt lõi lúc ấy vẫn nghĩ kiếm tiền trang trải cuộc sống là trên hết nhé 😊).
Đây chỉ là khởi đầu của những thử thách, vì thế bạn nên đọc tiếp để biết khó khăn nào được kể bên dưới nhé.
Sai lầm khi viết theo bản năng
Khi đã vượt qua 2 tháng thử việc đầu tiên, tôi bắt đầu được tham gia vào đội ngũ Content với các công việc gồm biên tập nội dung với từ khoá (keyword) đưa sẵn từ Leaders, và cùng các anh, chị, bạn trong team triển khai theo số lượng bài đã lên kế hoạch trong cuộc họp để triển khai SEO.
Những sai lầm cũng bắt đầu từ đây, tôi rất miệt mài tìm hiểu thông tin để viết và cũng mất khá nhiều thời gian để hoàn thành (5 tiếng/1 bài) số lượng 10 bài/tuần, nhưng cũng kịp deadline của sếp. Tưởng chừng được khen với bài viết đầu tiên này, ngờ đâu là những “comment” chỉnh lại toàn bộ, giải thích lủng củng, hơn nữa là lỗi chính tả quá nhiều (à lúc đấy chưa có vụ checklist nên không kiểm tra lỗi chính tả luôn).
Những lời nhận xét như một cú trời giáng làm tôi vô cùng khó chịu, dù biết rằng lỗi thuộc về mình. Vì đây là cái tôi của tuổi trẻ, sự háo thắng tuổi đôi mươi, và sự tự tin về kiến thức đã tạo nên. Những cảm xúc, bản năng tự cho mình đúng đã thôi thúc cái tôi lên tiếng, thái độ chống trả rõ ra mặt.
Tuy nhiên cuối cùng là, tôi kiềm hãm bản thân và cuối đầu nhận sai bằng cách tiếp thu ý kiến từ người khác, xem lại những chỗ chưa được hoàn chỉnh, rút ngắn gọn câu xúc tích hơn.
Người không sáng tạo
Hết mắc những lỗi hành văn, giờ lại đến câu chuyện của ý tưởng. Vấn đề bắt đầu khi tôi tham gia vào dự án của một công ty Start-up.
Công việc đầu tiên tôi làm là tham gia vào brainstorming cho những concept ảnh, và sản phẩm. Và tôi xin phép không nhắc đến tên thương hiệu ở đây nhé.
Điều khó khăn của tôi là rất lúng túng không biết bắt đầu từ đâu để lên ý tưởng cho từng concept. Và sau một hồi tìm kiếm ,chắt lọc thông tin từ những nền tảng hình ảnh thời trang lớn, tôi cũng đã có thể suy nghĩ ra tên concept đầu tiên.
Phần khó nằm ở đây nhé, để thành công cho một concept, không đơn giản chỉ là cái tên cho ngầu, mà là khâu chuẩn bị trước khi shooting diễn ra. Với sự hăng hái, tôi lao vào làm việc để chuẩn bị tốt nhất cho buổi cocept này, và dĩ nhiên cùng với 2 người đồng hành. Đừng từ bỏ nhé, hãy đọc tiếp để biết tôi đã hoàn thành nhiệm vụ như thế nào?
À bắt trước hay còn gọi là sao chép và điều chỉnh lại cho phù hợp – Tôi lựa chọn những bộ ảnh đẹp từ các Thương hiệu nổi tiếng và biên soạn lại, lựa chọn ảnh đẹp nhất và lồng ghép vào 1 concept, bối cảnh. Trong thời gian này, tôi chưa biết đến cách bố trí tone-màu, bố cục sao cho hợp lý, hoặc ảnh chụp theo nguyên tắc thế nào là đẹp nhé.
Bên cạnh đó, tôi cũng tự tay tìm kiếm studio phù hợp với concept, nhưng trớ trêu chẳng có một cái vừa ý. Thế là tôi vội vàng đề xuất Airbnb với đa dạng loại nhà thuê để dựng một concept như ý muốn, nhưng còn rẻ hơn so với thuê studio theo giờ. Ý kiến của tôi được thông qua, và chờ đến ngày diễn ra concept.
Một điều khiến tôi buồn thay là hình ảnh sau mỗi lần shooting lại không đạt yêu cầu như kỳ vọng, vì bạn photographer không thể chỉnh ra màu như ý muốn. Và bao nhiêu công sức cố gắng bằng không.
Sau nhiều lần làm việc, và kết quả chả khả thi hơn tẹo nào, cùng với nhiều ý kiến không đồng quan điểm, tư duy, và đôi lời nhận xét về tôi “không có sự sáng tạo” thì tôi đành im lặng rời bỏ dự án.
Sau khi rút khỏi dự án, tôi đã suy nghĩ rất nhiều, đúc kết nhiều khía cạnh trong quá trình làm việc, trao đổi, tranh luận:
- Hãy im lặng và lắng nghe khi chưa hiểu rõ về một ngành.
- Chứng minh là điều phải làm khi nêu lên một quan điểm, lập luận nào đó.
- Để truyền đạt ý tưởng trôi chảy nhất và người nghe dễ hiểu nhất, bạn phải tập diễn giải trước khi cuộc họp diễn ra.
- Trong một môi trường Start-up chuyên môn hóa sẽ trở nên yếu ớt hơn cái được gọi là sáng tạo, nghĩa là hãy tạo ra cái mới ngoài chuyên môn được khuyến khích hơn.
Cái kết tạm thời cho tuổi nghề mới nhớm
Với gần 2 năm làm trong ngành Content, và ít ỏi kinh nghiệm trong lĩnh vực branding, tôi nhận thấy rằng bản thân thật sự chưa có thành tựu đáng kể. Nhưng trái lại cái tôi được là những bài học trong thực tế, từ va chạm, xung đột trong mỗi cuộc họp đã tạo nên một người điềm đạm hơn, suy nghĩ sâu hơn trong mỗi lời nói, và cẩn thận hơn.
Bên cạnh đó, qua mỗi trải nghiệm, tôi được trưởng thành hơn một chút, và tích lũy thêm kinh nghiệm để cải thiện kỹ năng viết, tư duy tốt hơn.
Qua bài viết này, thì mong rằng bạn nào có ý định đổi nghề, từ bỏ đam mê khi mới bắt đầu thì nên suy nghĩ lại nhé. Vì mỗi ngành nghề cần thời gian để làm, nhận đánh giá, và sửa sai thì mới biết được bản thân có hợp không. Hoặc đôi lúc có bị những lời lẽ không hay lắm cũng nên suy nghĩ nguyên nhân tại sao mình lại bị như vậy, từ đó tìm cách khắc phúc thay vì tự ái bỏ nghề nhé.
Chuyện trò - Tâm sự
/chuyen-tro-tam-su
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất