Con Đường Trở Về: Khám Phá Ý Nghĩa Của Quỷ Trong Văn Hóa Dân Gian
Bài viết khám phá ý nghĩa của chữ “quỷ” trong văn hóa Trung Hoa và Việt Nam, từ quan niệm quỷ là nơi trở về của con người sau khi chết, đến triết lý âm dương và sự hòa quyện giữa hai thế giới trong tín ngưỡng dân gian.
Con gửi lời chào thân ái đến các thân hữu và cô bác chú anh chị!
Con là kẻ có niềm quyến luyết sâu đậm với các sách vở tu tiên. Phần vì nỗi thất vọng của con với những tôn giáo mà con từng có cơ hội tiếp xúc, bên cạnh đó là lòng sân hận với các tín đồ của Đạo ấy. Với hy vọng lục tìm trong hằng hà sa số các sách vở của Đạo Giáo, hòng tìm cho con một nơi thỏa lòng mơ mộng, tránh bị phán xét bởi các con chiên khác.
Cách đây vài năm có cuốn sách Ma Quỷ Dân Gian Ký của họa sĩ Duy Văn, vị đã bỏ công nghiên cứu sâu tầm nhiều câu chuyện truyền khẩu từ dân gian, hòng giúp con giết thì giờ bằng cách đọc các cuốn sách nhuốm màu viễn tưởng ấy. Với nỗi niềm ước ao được đắm chìm được chìm mình vào thế giới ấy, nhưng mỗi tội là con hổng có đủ tiền mua một cuốn sách giá gần 300k như vậy. Nên thôi thì hoa rơi cửa Phật, vạn vật tùy duyên. Không có sách giấy được thì dùng PDF, nhưng lần qua vòng lại không thấy website nào có bản PDF của sách ấy cả. Vậy nên con đành tự vác thân tìm sách của Tàu vậy, mừng là Trung Hoa cũng đâu thua kém thế giới về mấy vụ này.
Sau đây, con sẽ chia sẻ một vài hiểu biết của con về mấy chuyện liên quan đến ma quỷ, hòng giúp các quý vị độc giả có thêm cái để nói mỗi khi đêm về, giúp câu chuyện ma của mỗi các thân hữu và cô bác chú anh chị đang đọc bài viết này thêm phần thú vị hơn.
Đầu tiên là chữ 鬼, nghĩa của nó là quỷ thôi. Con đọc khá nhiều sách vở kiếm hiệp tu tiên nên thường thấy cái chữ này, nhưng hiếm khi con nghĩ nhiều về câu chuyện phía sau nó. Bây giờ, nhờ có nhiều công nghệ tân tiến hơn nên con dần già biết được nhiều cố sự ly kỳ của chữ này. Cụ thể thì chữ 鬼 mang hình ảnh một cái đầu rất to, phần dưới giống như thân thể đang quỳ. Điều này có nghĩa là chữ 鬼 trông giống hình người với cái đầu to, cho thấy khái niệm về ma quỷ được lấy từ con người. Và cũng bất ngờ hơn là chữ này có lịch sử lâu đời từ tận thời Thương, cái thời mà vua quan có niềm tin vững chắc vào thế giới vô hình.
Quay lại với hình dáng của chữ 鬼. Chữ này có hình dáng như người vì nó phản ánh quan niệm của cổ nhân về quỷ, tức là con người sau khi chết thì đầu của người đó sẽ hóa to ra, hóa thành quỷ. Ở chữ quỷ còn có một nét 厶, nhằm nhấn mạnh sự tối tăm trong thế giới của quỷ, vì nét chữ 厶 là biến thể của chữ 私, mang nghĩa là kín đáo bí mật, mà đã là chuyện mật thì sao mà quang minh chói lọi được.
Con sợ ma, các quý vị độc giả cũng sợ ma. Bất cứ ai cũng có một cảm xúc phức tạp và mãnh liệt về ma. Trong suy nghĩ thông thường của bất kỳ người nào ở Việt Nam đều cho rằng quỷ là sinh vật có cấp bậc cao hơn ma, nhưng trong thân tâm của người Trung Quốc thì ma và quỷ là như nhau. Người khuất mặt khuất mày rồi thì kẻ ấy là quỷ rồi, người Tàu nghĩ vậy.
Bất cứ ai cũng từng ít nhất thấy ma một lần trong đời. Tạm bỏ qua những lý thuyết khoa học hay thần học bàn luận về ma quỷ. Tạm tin rằng ma quỷ là có thật theo cách nghĩ bình dân nhất. Trong cái tư duy của người Trung Quốc, hai cõi âm dương dường như chỉ cách nhau một lớp màn mỏng, vũ trụ là nơi quỷ và người cùng tồn tại. Trong một thế giới như vậy, con người và ma quỷ dễ dàng giao thông với nhau được. Ở Trung Quốc cổ đại, từ quỷ chỉ đơn giản là một cách mà cổ nhân gọi người khuất núi, tuyệt nhiên không dính dáng gì đến chuyện các sinh vật, lực lượng siêu nhiên tu luyện ngàn năm rồi hóa quỷ như suy nghĩ phổ thông hiện giờ.
(CÒN TIẾP)
Lịch sử
/lich-su
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất