Ngày 1. Hướng dẫn siêu dễ để ai cũng có thể làm được.

Để biết mức xay tối ưu thì nhìn vào mấy vệt trắng trắng sau khi xay, đó là "Vỏ lụa" của hạt Cà phê.
Để biết mức xay tối ưu thì nhìn vào mấy vệt trắng trắng sau khi xay, đó là "Vỏ lụa" của hạt Cà phê.
- 50Gram Cafe Arabica, xay hơi thô một chút (Thô hơn so với cỡ pha phin). – 1000ml nước lạnh. – Khuấy đều, Đậy vừa phải (Không kín, không hở, tốt nhất là dùng vải bọc), cho vào tủ lạnh. – Chờ sau 24 tiếng thì lọc bỏ phần bã cà phê, rồi sử dụng.
Khi khuấy, hạn chế việc khuấy nhanh. Điều này làm khối Cà phê tiếp xúc nhiều với không khí, giảm chất lượng sản phẩm.
Khi khuấy, hạn chế việc khuấy nhanh. Điều này làm khối Cà phê tiếp xúc nhiều với không khí, giảm chất lượng sản phẩm.
– Sẽ feedback sau.

Ngày 2. Thu hoạch và thử nghiệm, một chút suy tưởng.

Lọc phần bã Cà phê qua một tấm vải, thu hoạch thành phẩm.
Lọc phần bã Cà phê qua một tấm vải, thu hoạch thành phẩm.
Cold Brew sau 24h thì lọc bỏ phần bã, dùng được trong 3-4 ngày, tất nhiên là phải bảo quản lạnh.
Màu khá đẹp, như trà vậy. Uống dở. Có lẽ do không sử dụng loại hạt “Xịn” chăng? Rất nhẹ, uống không bị say, có thể dùng để giải khát thay cho nước lọc trong vài ngày. Cực kỳ lợi tiểu, nhất là trong giai đoạn giãn cách xã hội, không có nhiều việc để hoạt động thể chất.
Ngon nhất khi uống lạnh, với thật nhiều đá.
Ngon nhất khi uống lạnh, với thật nhiều đá.
Ethiopia, Geisha, Panama, hạt nào cho đủ? Cuối cùng, ta đang làm gì với Cà Phê? Ta sáng tạo ra đủ thứ cách để làm mùi vị nó mới lạ hơn, nhưng cái ta cần chỉ là một chút Caffeine để tỉnh táo. Có thể là Cà phê pha phin, hoặc Espresso, là đủ. Tất cả bắt nguồn từ “Sự không hài lòng”. Bởi vì ta không hài lòng với những thứ ta có sẵn, ta cứ mãi đào bới những “Cái lạ”, “Cái mới”. Thế nhưng ta đào bao giờ cho đủ?
Ta đào để thỏa tính Sáng tạo, nhưng khi ai cũng đào, thì cùng nhau, ta tạo nên sự kỳ vọng ngày càng cao, đến mức không thể thỏa mãn được.
Một số người có thể cho rằng “Như vậy là làm mất đi tính Sáng tạo”, xã hội sẽ thui chột nếu ai cũng chăm chăm chống lại sự thay đổi & ham thích cái mới. Thế nhưng “Vật cực tất phản, vật cùng tất biến”. Điên cuồng sáng tạo, đến một mức nào đó, nó sẽ phá hủy mục đích cơ bản của Cà Phê, là một thức uống. Có lẽ, ta quá thần thánh việc Sáng tạo chăng?
Ta phải đau đầu tìm cách trồng cây Cà phê sao cho nó khỏi chết và đạt đủ sản lượng, vì Arabica thật đỏng đảnh.
Ta phải nghĩ cách sơ chế đủ kiểu để nó phải lột tả được tất cả hương vị. Từ sơ chế ướt, sơ chế khô, đến Honey, và lên men kị khí CO2. Sau đó còn là gì nữa?
Ta phải đau đầu tìm đủ phương pháp rang. Từ rang lồng quay, rang trống, lửa – gas, cho tới rang khí nóng (Phương pháp Hot air).
Ta phải làm đủ cách pha chế để tạo hương vị khác cho nó. Từ Turkish, tới Syphon. Từ Aeropress, tới V60 và Kalita. Từ pha phin và vợt, cho tới Espresso.
Vậy, Cà phê phục vụ ta, hay ngược lại ta đang làm nô lệ cho nó? Cây Cà phê đang trên đường biến thành cây Lúa mì. Người ta không quá, khi nói rằng cây Lúa mì, bằng cách gieo cho con người ảo tưởng rằng họ đang “Thuần hóa” được nó, đã thành công trong việc gieo cho con người một loại “Tự nguyện” ảo. Cây lúa mì thành công trong việc duy trì nguồn gene của chính nó. Cuối cùng, giữa Con người và Lúa mì, loài nào thuần hóa loài nào vậy?
Aristoteles có một nguyên tắc để đạt đến Hạnh phúc và Minh triết: nguyên tắc Trung dung. Không cực tả, cũng không cực hữu, nó nằm ở giữa. Thế nào là nằm ở giữa? Chỉ có thể bằng việc ta “Tự nhận thức”, và một ngày nào đó, đột ngột ta thốt lên:
“Trời ạ, phải tiết chế lại bớt thôi!”