Coi thường người khác, thực chất là xem nhẹ bản thân.
Bài viết có tham khảo của tác giả: Alain de botton Câu hỏi đầu tiên mà bạn có thể bị hỏi bởi một người nào đó bạn gặp tại một bữa...
Bài viết có tham khảo của tác giả: Alain de botton
Câu hỏi đầu tiên mà bạn có thể bị hỏi bởi một người nào đó bạn gặp tại một bữa tiệc là “Bạn làm nghề gì?”. Phụ thuôc vào sự ấn tượng của câu trả lời mà bạn đưa ra, người khác sẽ có mong muốn làm quen với bạn nhiều hơn, hay làm lơ với bạn. Chúng ta lo lắng, bởi ta đang sống trong một thế giới của những kẻ coi trọng địa vị xã hội, những người chỉ lấy “Công việc chuyên môn” - một khía cạnh nhỏ của một con người - và dùng chúng để đưa ra những nhận định tuyệt đối về giá trị của người khác. Đối nghịch với khái niệm “kẻ coi trọng địa vị” là mẹ của bạn. Bà không hề quan tâm tới địa vị của bạn, cái bà quan tâm là tâm hồn của bạn. Thế nhưng, không phải ai cũng là mẹ của bạn. Và đó là lý do vì sao chúng ta lại để tâm quá nhiều tới sự đánh giá của người khác và lo sợ sẽ bị bẽ mặt. Có người nói rằng chúng ta đang sống trong thời đại nặng về vật chất. Nhưng sự thật còn chua xót hơn thế. Chúng ta đang sống trong thời đại mà những phần thưởng về tinh thần phải nương vào việc có được của cải vật chất. Thứ mà người ta muốn khi họ chạy theo tiền, quyền chức hay xe đẹp hiếm khi là tiền, chức quyền, xe đẹp. Mà thường chỉ là sự chú ý, sự tôn trọng. Nếu như họ thích việc người ta tán thưởng những người giàu có về vật chất. Lần tới khi bạn nhìn thấy một anh chàng lái một chiếc xe Ferrari đi ngang qua, đừng nghĩ đó là một người có ham muốn khác thường. Hãy nghĩ rằng đó là một người cực kì dễ bị tổn thương và thiếu thốn tình cảm. Chúng ta cũng lo lắng bởi vì chúng ta luôn được bảo rằng mình có thể trở thành bất cứ thứ gì. Chúng ta nghe những điều đó từ những ngày đầu tiên sống trên đời. Lẽ ra sẽ thật tuyệt khi xung quanh ta có quá nhiều cơ hội. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta thất bại trong cái thế giới quá rộng lớn này? Sẽ ra sao nếu chúng ta không leo được lên tới đỉnh cao khi mà xung quanh có quá nhiều cơ hội? Khu vực sách “tự lực” của một nhà sách luôn được chất đầy bởi 2 loại sách tóm lược được tình trạng lo âu thời hiện đại. Loại đầu tiên sẽ có tiêu đề đại loại như: “Làm sao để thành công trong 15 phút” và “Trở thành triệu phú sau một đêm”. Loại thứ hai sẽ có tiêu đề như “Làm thế nào để đối phó với lòng tự trọng thấp”. Hai loại sách này đều có liên quan với nhau. Một xã hội luôn nói với nhau rằng họ có thể trở thành bất cứ thứ gì, trong khi sự thật là chỉ có một số nhỏ là có thể thành công, thì xã hội đó rồi sẽ kết thúc trong sự thất vọng và đau buồn.
Có một vấn đề nữa cũng có liên quan: xã hội của chúng ta - xét trên diện rộng - được cho rằng là một xã hội “công bằng”. Trở về ngày xa xưa, chúng ta đều biết rằng thời đó xã hội rất rối ren. Sẽ không phải là lỗi của bạn nếu bạn là một nông dân nghèo, và cũng chẳng phải là thành tích của bạn nếu bạn sinh ra đã là một quý tộc. Nhưng ngày nay, chúng ta được bảo rằng xã hội của chúng ta là chế độ nhân tài, nơi mà phần thưởng sẽ thuộc về những người xứng đáng, những người thông minh chăm chỉ trong chúng ta. Nghe có vẻ hay, nhưng trong đó có một vấn đề. Nếu bạn thực sự tin vào một xã hội nơi mà những người đứng trên đỉnh cao là xứng đáng có được vị trí đó, điều đó có nghĩa là những người ở dưới đáy cũng xứng đáng với vị trí của họ. Chế độ nhân tài làm cho “nghèo khó” không chỉ là đáng khó chịu, mà còn theo cách nào đó là xứng đáng. Ở Anh thời trung cổ người ta thường gọi những người nghèo là “những người thiếu may mắn.” Rằng những người đó đã không được nữ thần vận mệnh phù hộ. Ngày nay, đặc biệt là ở Mĩ (nơi mà chế độ nhân tài cực kì lớn), người ta gọi những người đó là “kẻ thất bại”. Ngày nay, chúng ta hầu như không còn tin rằng “may mắn” là nguyên nhân giải thích cho vị trí mà ta đạt được. Sẽ chẳng có ai tin bạn nếu bạn nói với họ rằng mình bị sa thải vì xui. Vị trí công việc của bạn trở thành mấu chốt đại diện cho con người bạn. Chẳng còn phải nghi ngờ vì sao mức độ tự tử đang gia tăng theo cấp số nhân khi mà xã hội bây giờ đạt đến cái gọi là “thế giới hiện đại”.
Làm sao chúng ta có thể đương đầu với nó?
Đầu tiên cần phải từ chối việc tin vào bất cứ xã hội nào có thể là “chế độ nhân tài” một cách tuyệt đối. May mắn và tai nạn tiếp tục là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến vị trí của một cá nhân trong hệ thống thứ bậc. Không đối xử với bất cứ ai, kể cả bản thân bạn, như thể họ hoàn toàn xứng đáng với vị trí họ đang đứng.
Thứ hai, tự tạo cho riêng mình định nghĩa của sự thành công thay vì chấp nhận một cách máy móc định nghĩa của xã hội. Có rất rất nhiều con đường dẫn tới thành công, và rất nhiều trong số đó chẳng hề liên quan tới địa vị, thân phận như nó hiện đang được xác định trong hệ thống giá trị của chủ nghĩa tư bản công nghiệp. Những người thành công trong việc kiếm tiền hiếm khi thành công trong việc đồng cảm với người khác hay cuộc sống gia đình.
Thứ ba và quan trọng nhất, chúng ta nên từ chối không cho những thành tựu bên ngoài của chúng ta xác định hình tượng cá nhân của bản thân. Vẫn còn rất nhiều mặt quan trọng chẳng bao giờ xuất hiện trên danh thiếp của chúng ta, những khía cạnh ấy chẳng thể nào được khái quát đầy đủ bởi cái câu hỏi lỗ mãng và thiếu sáng tạo ấy.
Bạn coi thường người khác, nghĩa là bạn còn tin họ là những gì họ đạt được, bạn có thật sự tin bạn biết rõ những khó khăn họ đã phải trải qua, những lần vấp ngã nếu là bạn chưa chắc bạn đã có thể đứng dậy nổi. Và bạn cũng thế. Bạn không phải những gì bạn nói, không phải những gì bạn làm, càng không phải những gì bạn có. Bạn đẹp đẽ và hoàn hảo hơn nhiều.
Truyền cảm hứng
/truyen-cam-hung
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất