Bé trai mất mạng do làm theo “Thử thách MOMO”
Vụ việc xảy ra tại ấp Trà Cổ, xã Bình Minh vào ngày 21/11/2020. Nạn nhân cháu V.P.L (Sinh năm: 2012)
Khoảng 20h30’ ngày 21/11/2020, cháu L ngồi xem tivi tại phòng khách cùng mẹ, anh trai và em trai của mình, sau đó cháu L vào nhà vệ sinh để đi tắm.
Đến khoảng 21h00’ cùng ngày, không thấy cháu L ra khỏi nhà vệ sinh nên mẹ cháu L nói anh trai của L gọi nhưng không thấy L trả lời, sau khi gọi và kiểm tra không thấy cháu L trả lời, dự tính có điều chẳng lành, mẹ cháu L nhờ người phá cửa nhà vệ sinh thi thấy cháu L treo lơ lửng ở sát tường, cổ quấn áo thun màu xanh dương đang mặc trên người, cổ áo móc trên móc treo quần áo trong nhà vệ sinh.
Sau khi bế cháu L ra khỏi nhà vệ sinh, cháu L đã không còn thở, gia đình đưa cháu L đi cấp cứu nhưng cháu L đã tử vong trước đó.
Gia đình cho biết cháu L không có bệnh tật gì nhưng thường ngày cháu L rất hiếu động, khi chơi đùa cháu L thích móc áo, quần đang mặc trên người vào cành cây để treo lủng lẳng.
Trước đó, một bé gái 5 tuổi đã mất mạng sau khi xem và làm theo video hướng dẫn trò “thắt cổ nhưng vẫn thở được” trên youtube xảy ra mới đây tại TP.HCM.
Cộng đồng mạng cũng dậy sóng khi trên Youtube xuất hiện nhiều Video mang tên thử thách Momo (momo challenge) có nội dung độc hại, hướng dẫn trẻ em tự sát. Theo đó, khi trẻ em xem video trên kênh này có thể liên lạc với momo – một phụ nữ có hình dáng quái dị với đầu người, mình gà, tóc đen, mắt lồi. Nhân vật này đã điều khiển trẻ em thực hiện những thử thách đáng sợ, kết thúc bằng việc tự sát.

Cách đây mấy năm, cảnh sát và trường học tại Anh đã cảnh báo các bậc phụ huynh về những video xuất hiện trên YouTube Kids hướng dẫn trẻ em cách làm hại bản thân.
Một trong số những nội dung này là nhân vật kỳ dị có nguồn gốc từ "Thử thách Momo". Thử thách này được cho là trào lưu đến từ Anh. Cụ thể, một người phụ nữ đầu người mình gà với mái tóc đen, làn da nhợt nhạt, mắt lồi sẽ hướng dẫn người dùng cách tự làm hại bản thân.
Ban đầu, Momo là một tác phẩm điêu khắc có tên "Chim mẹ" của nghệ sĩ Nhật Bản Keisuke Aisawa. Tác phẩm được trưng bày vào năm 2016 tại Phòng triển lãm Vanilla ở Tokyo.
Tuy nhiên, hình ảnh kinh dị này đã được kẻ xấu sử dụng cho một thử thách khiến người chơi có thể trầm cảm và nung nấu ý định tự sát. Trong hình dáng Momo, kẻ xấu sẽ liên lạc với người chơi qua Messenger hoặc WhatApps, buộc họ làm theo những hành động có thể gây hại cho bản thân.
Trào lưu này bắt đầu từ cuối tháng 8/2018. Thế nhưng gần đây, Momo xuất hiện ẩn bên trong các video hoạt hình nổi tiếng dành cho trẻ em như Fortnite, Peppa Pig. Thậm chí, một số bậc phụ huynh phát hiện Momo còn hiển thị trên ứng dụng xem video an toàn cho trẻ em YouTube Kids.
Ở đoạn giữa nội dung phim hoạt hình Peppa Pig, hình ảnh Momo xuất hiện và yêu cầu chú heo này tự sát. Những cảnh kinh dị này chỉ xuất hiện thoáng qua trong video vì vậy rất khó để các bậc cha mẹ và cả YouTube phát hiện. Cách duy nhất để kiểm soát vấn đề này là coi YouTube cùng con.
Nhiều bậc cha mẹ đã lên tiếng cảnh báo khi phát hiện con mình làm theo những gì Momo nói.
"Theo dõi những gì con bạn xem trên Internet có thể là một cuộc chiến kéo dài. Đặc biệt là việc giúp con trẻ ý thức tầm quan trọng của việc đưa thông tin cá nhân cho người lạ", Jake Moore, một chuyên gia an ninh mạng tại ESET cho biết
Thử thách Momo có thể là một "Cá voi xanh" thứ hai. Trước đây, trào lưu "Cá voi xanh" đã khiến 130 thiếu niên tại Nga mất mạng vì những hành động làm theo trào lưu này.
Hiện người Việt và cả thế giới cũng biết rất ít về Momo và chỉ mới dừng lại ở việc yêu cầu Youtube và các nhà cung cấp khác gỡ bỏ những nội dung liên quan nhưng do nó chèn vào các phim hoạt hình trẻ em yêu thích nên quá khó.
Chỉ biết rằng Theo Express, đã có một số báo cáo về việc những người trẻ tuổi ở các quốc gia như Argentina, Brazil, Canada và Colombia thiệt mạng bị nghi có liên quan đến trào lưu Momo.
Một số phụ huynh trong nhóm Facebook Perth Mums cho biết họ đã xóa ứng dụng YouTube và YouTube Kids. Họ kể về việc những đứa trẻ của mình bật khóc khi được hỏi về Momo.
Tuy nhiên không chỉ là clip trên YouTube, trên mạng xã hội Facebookcũng đang xuất hiện khá nhiều nhóm cổ súy cho nhân vật kinh dị, phản cảm và nguy hại này.
Tìm hiểu của ICTnews cho thấy, có khá nhiều trang như “Momo…”, “Momo-Chall…”, “Momo Momo…”… với số lượng thành viên từ vài nghìn cho tới hàng chục nghìn người.
hưa hết, có trang còn sẵn sàng đăng ảnh nhân vật hoạt hình trẻ em yêu thích là heo Peppa Pig lồng ghép cùng nhân vật Momo. Thậm chí, nhân vật Momo còn được chế ảnh ăn mặc lộ ngực phản cảm.Tại các trang này đang chia sẻ rất nhiều hình ảnh, clip kinh dị về nhân vật Momo. Nếu là trẻ vị thành niên, rất dễ bị tác động, thậm chí bị ám ảnh khi xem các hình ảnh, clip ghê rợn.
Bên cạnh những cá nhân tỏ ra thích thú, cổ súy cho nhân vật phản cảm Momo thì cũng có rất nhiều tài khoản Facebook nước ngoài thông qua các bình luận đã lên án gay gắt, đề nghị chủ trang Facebook đóng lại để bảo vệ trẻ em và gia đình.
Chúng ta đang chiến đấu với những con quái thú vô hình, cơn ác mộng của Internet.
Ở khía cạnh thương mại, các nhà cung cấp mạng xã hội như Youtube hay Facebook đã bỏ ra những số tiền khổng lồ để nghiên cứu những ứng dụng mới gây thích thú cho người dùng nhưng họ lại thờ ơ trước những vấn nạn mà chính mạng xã hội đem đến cho người sử dụng.
Trong lúc chờ đợi họ ra tay , chính chúng ta phải để mắt nhiều hơn đến con em mình và các màn hình xung quanh chúng.