Đầu tiên nhé, cổ tích là một thế giới diệu kì và đầy nhiệm màu dưới những trang sách, hay thậm chí là cả những thước phim. Hồi còn nhỏ, ai cũng không có ước mơ hóa thân thành công chúa, một nàng tiên, một chàng hoàng tử, một cô cậu phù thủy. Đôi khi còn nhỏ, tôi chắc rằng ai cũng từng lấy những chiếc chăn quấn quay mình giả vờ là một quý tộc. Đó cũng là một phần cổ tích vẽ cho ta một trí tưởng tượng nhưng liệu rằng điều có đúng với bây giờ?

Lũ trẻ có thật sự xem "yêu" cổ tích như chúng ta?
Chà! Xem nào! Ta nhìn lần lượt từng khía cạnh nhé. Tôi có mấy đứa em họ có đứa cách tôi một con giáp thậm chí là hơn. Tôi chập chững bước vào đôi mươi chạy đồ án tối tăm mặt mày thì người em đấy đang lấy phiếu bé ngoan mỗi cuối tuần. Sau bữa ăn giỗ hôm trước, có vẻ chúng hào hứng vô cùng với mấy cái điện thoại và chơi trò chơi đua xe hoặc xem Thơ Nguyễn. Và tôi không trách gì chúng vì đơn giản chúng đang ở độ tuổi ngây thơ thậm chí một đứa lớp bốn nó còn nghĩ là Quang Trung và Nguyễn Huệ là hai con người khác nhau cơ mà và chúng có vẻ không hào hứng lắm với chuyện cổ tích. Trước khi đi ngủ đã là một trận game thay vì chuyện cổ tích.

Đó là câu chuyện của nhà tôi, nhưng vẫn có những đứa trẻ yêu nó đấy chứ. Chúng vẫn mộng mơ vẫn tin vào nàng tiên, công chúa, vần mong một ngày nào đó được gặp hoàng tử chẳng hạn. Một số vẫn tin mình được con cò mang tới, được cô tiên ban phước lành hay mẹ mình ướm chân vào vết chân của người khủng lồ cơ mà. Đó cũng có thể tốt nhưng một ngày nào đó ta vẫn phải dạy chúng những bài học về giáo giục giới tính, về thật giả nhưng hãy tạm thời để con mình tin về thế giới thần tiên một cách tích cực, và chừng mực.
Cổ tích trở thành phim hoạt hình và chạy theo thời đại 
Cổ tích nhà Grimm, chuyện ngày xửa, ngày xưa bước lên màn ảnh: Bạch tuyết và bảy chú lùn,nàng tiên cá, công chúa ngủ trong rừng,...vân vân và mây mây đều được nhà Chuột phát triển vào những năm 60-90 với nội dung gần gũi hơn với trẻ nhỏ. Ta thấy rằng truyện có một mô típ chung rằng: công chúa yêu hoàng tử ngay cả khi lần dầu tiên gặp. Giờ ta nhìn lại những câu chuyện ấy dưới con mắt người lớn, ta không còn thấy nó mơ mộng nữa thay vào đó sự vô lí. Thí dụ, bạch tuyết ở với 7 chú lùn lâu như vậy và chỉ gặp hoàng tử với số lần chỉ vỏn vẹn dưới 5 và cuối cùng lại chọn " chàng bạch mã'' của mình và với câu chuyện công chúa ngủ trong rừng cũng vậy. Những chuyện "cổ tích" bây giờ thì khác, phù hợp với tiêu chi bình đẳng giới tính, nàng "Juliet" cũng không nhất thiết phải chọn chàng" Romeo". 
Phản diện có đất diễn và được yêu quý?
Hồi nhỏ, tôi còn nhớ tôi không thích và thậm chí là ghét phản diện ấy chứ. Lớn lên, tôi lại nhìn phản diện với cái nhìn thông cảm hơn. Maleficent tức giận và nguyền rủa cô công chúa chỉ vì lỗi lầm của cha mẹ cô; họ mời mọi người nhưng lại bỏ rơi cô ấy. Cổ tích tuy phản ánh một số sự thật nhưng không phải tất cả, nó đủ để trẻ biết đúng và sai và căn bản trẻ vẫn khó thể hiểu được thế nào thông cảm với nhân vật phản diện.
Một người thầy và cũng là một người bố đã dạy tôi rằng: "Con phải nhớ rằng ta có thể trở thành một người tốt với không một lí do nhưng người xấu thì cần những vết thương mới biến thành kẻ phản diện". Đến thế kỉ 21, những nhân vật phản diện của tuổi thơ được đưa lên phim và có câu chuyện của mình. Họ có quyền "điên" một cách chính đáng, được phép "ác'' vì có lí do.
Cổ tích có đáng bị lãng quên?
Cổ tích tuy được viết vào nhiều thập kỉ trước với lối tư duy cũ và khi làm lại nó trở nên "nữ quyền" hơn nhưng những câu chuyện vẫn và sẽ dạy cho trẻ những điều hay lẽ phải nhất định ít nhất là thế nào là đúng và sai. Nó không đáng để bị lãng quên và bị thay thế bằng chiếc điện thoại. Nó vẫn là lựa chọn hàng đầu của những quyển sách gối đầu giường của trẻ. Thời đại thay đổi nhưng hãy cho trẻ một tuổi thơ mộng mơ và lành mạnh.