Dạo một vòng các trang mạng xã hội các tờ báo đâu đâu cũng thấy những bài viết về một việc thương đau một người à đâu phải là 1 cậu nhóc 16 tuổi tự kết liễu cuộc đời minh. Những bài báo giật tít Nào là lí do này lí do nọ, chứng bệnh này chứng bệnh kia, rồi lên án phê phán giới trẻ lên án bố mẹ các kiểu. Mình đọc xong cũng suy nghĩ khá nhiều và muốn viết 1 bài nói lên 1 phần quan điểm của mình. Mình vốn ko phải là người hóng hớt chuyện thiên hạ, cô này cắm sừng cô kia, anh này có vợ có con đi với gái bla bla. Mình chỉ là người thích về tâm lí học mình hay để ý những vấn đề liên quan đến thế hệ tụi mình, nhưng cô nàng chàng trai gen z làm đc điều này điều nọ, cố gắng kiếm... tron bao nhiêu tháng. Mình hay hóng những điều đó bởi vì mình cũng là gen z đời đầu mà
Mở đầu mình muốn nói theo quan điểm bảo vệ cho những bậc phụ huynh các bậc sinh thành.
Chắc hẳn ai gen z xem phim reply 1988 cũng biết phân cảnh này
Sách vở báo chí thường viết hay rằng, hai thế hệ rất khó có thể hiểu nhau, cha mẹ và con cái không hiểu nhau không cùng quan điểm là chuyện hết sức bình thường...vâng nhưng ai sinh ra cũng chỉ 1 lần,được làm con
Về tầng lớp thế hệ. Thời ông bà ta cơm không có mà ăn, chiến tranh rồi thì nạn đói nạn dịch, nói gì đến quần áo đẹp rồi thì có sách vở để học hành. Ông bà ta sinh ra vào thời đó đó những câu chuyện kể lại cho con cái mà như tụi mình có người thì ngồi hóng nghe như 1 đoạn trích lịch sử. Mình cũng thế mình cũng chỉ được nghe lại lời của ông bà mình,mình có ông bà đều làm nghề giáo có kể “trước còn phải đến từng nhà vận động đi học, đến từng nhà từng vùng để cố gắng đem con chữ đến với mọi người, cố gắng xóa mù chữ. Từ đó cũng hình thành trong đầu tư tưởng của các cụ đó là học hành là trên hết ,chỉ có học mới khiến con người ta đi lên, học ở đây là học sách vở học con chữ. Một trong những câu nói mỗi lần về quê bà mình hay nói nhất đó là “muốn học thêm gì cứ học tao sẵn sàng bán cả nhà đi để cho mày học” và rồi những tư tưởng đó đi cùng với thế hệ bố mẹ chúng ta, khi bố mẹ chúng ta có thêm 1 chút điều kiện hơn so với thời ông bà, đói kém vẫn còn,nhưng việc tiếp cận tri thức đã khác hơn, cũng đã được đến trường được học hành cẩn thận hơn. Tư tưởng chỉ có học con chữ học con số mới khiến đổi đời thăng quán tiến chức. Đặc biệt những tư tưởng đó ăn mòn đến thế hệ bố mẹ chúng ta, từ nào là yêu cho roi cho vọt, đòn roi luôn hiệu quả, có măng có chửi có đánh mới khôn nên người được, đòn roi luôn luôn là thứ ko thể thiếu trong việc giáo dục ở thời đại trước. Thử hỏi có bạn nào có anh chị nào sinh từ tầm 85-98 xem, đặc biệt là con trai ko bị đòn roi mắng chửi ko, nói ra nhiều người anh mình quen lớn tuổi có con rồi còn nói những câu bĩu môi kiểu “ đúng thế hệ bông tuyết đụng là vỡ khẽ rơ tay đã đái ra quần, trước bố mẹ tao đánh dây điện dây roi mây đánh cho tuốt đít, khóc đánh tiếp” Nào là đánh cho khôn, đánh mắng đối xử tệ áp lực mới rèn nên người đc chứ để lông bông chỉ có nghiện hút. Đó thế hệ trước là thế đó, họ lớn lên trong đói khổ họ tôn trọng con chữ bằng cấp, bởi vì những thứ đó ở thời đại trước là thước đo đánh giá 1 con người, Người thành công là làm nhà nước cấp cao mọi người nể mày nể mặt nể cả gia đình khéo như cả dòng họ. Nên là họ mới có những bản chất đó, không phải là không yêu thương không nuông chiều nhưng với họ khi xưa được rèn luyện khắc nhiệt họ ra ngoài xã hội va vấp nhiều và họ muốn con mình cũng vậy mà thôi, bạn có thể thông cảm đi phần nào những lời mắng chửi của bố mẹ, những áp lực đè lên từ bố mẹ, nhưng mà các bạn biết ko trc về nhà họ ngoài đường kiếm sống bươn trải và họ cũng bị đè lên 1 tảng đá áp lực ra sao, tiền bạc ,nhà cửa, con cái, rồi thì xã hội, đồng nghiệp...Và rồi tư tưởng họ khổ rồi họ không muốn con mình khổ nữa, nhưng mình phải áp lực thôi rèn nên con mình trưởng thành hơn lớn mạnh hơn
“Trước tao ở nhà chuột bọ đêm chạy nhung nhúc nhà còn ko bằng được nhà cấp 4 bây giờ, sàn đất mưa là ngập mái nhà thì rột mà vẫn cố để đi học, tao ko muốn con tao ở như vậy đi kiếm nhà khác đi con” đây là câu nói mình nhớ nhất khi mà năm nhất đh lên bố mình dẫn mình đi tìm nhà trọ thấy 1 phòng trọ hơi xập xệ tí quay xe và đèo đi tìm chỗ khác ngay ( có thể mình may mắn hơn rất nhiều bạn đây ko phải là khoe mẽ hay sao cả). Bố mình luôn thế, khẩu xà nhưng tâm phật, mình đã thấy nhiều lần sau khi đánh chửi mình xong ông ngồi ở phòng khách nhìn vào chén nước nghĩ về điều gì đó, mà sau này mình lớn lên mình mới có thể mường tượng ra phần nào trong khoảnh khắc đó bố của tôi nghĩ gì : " nghĩ xem đánh con có đúng, đánh có đau ko, thương con, xót con, đánh con đau 1 thì mình đau 10, nhưng ko đánh chửi thì nó ko nên người, rồi sau này sao, mình cưng chiều nó, ra đời xã hội rồi sẽ vả nó, phải áp lực lên con người nó ra sao đây "
Đó là những điều mình muốn nói muốn kể muốn bảo vệ một phần nào đó cho những bậc phụ huynh, khi họ trải qua những gì rồi thì họ mới thế.
Ai cũng có ước mơ cả, dù là nhỏ nhất thui, bạn đã bao giờ hỏi bố hay mẹ xem là bố hay mẹ thích hay ước mơ hồi bé của bố mẹ làm gì chưa, mình từng hỏi rồi
Bố :“ tao chỉ ước được ăn ngày 3 bữa thịt, có sách vở đi học và ko phải mặc quần áo vá “
Mẹ mình thì tưởng hỏi ước mơ của bà bây giờ : “tao chỉ ước chúng mày khỏe mạnh đi làm kiếm tiền nuôn lớn con chúng mày ko bị ai khinh rẻ, cố thì báo đáp báo hiếu tụi tao, còn ko tao cũng ko cần”.
Đó 2 điều ước đó bạn nhận ra được phần nào về các bậc sinh thành như mình ko, mình mong bạn sẽ đồng cảm được phần nào
“Người lớn đã từng là trẻ con, nhưng trẻ con chưa bao giờ là người lớn. Người lớn thấy vấn đề của đứa trẻ như cái miệng giếng, nhưng với đứa trẻ, đó là cả một bầu trời”
Tiếp tục thì mình sẽ về lại hướng của người trẻ của thế hệ gen z chia sẻ lên phần nào quan điểm cá nhân
Quay lại với sở thích và ước mơ, ai cũng có thui nhưng ông bà bố mẹ ta cũng thế, ước mơ nhỏ nhoi giản dị đến to lớn đều có cả, nhưng rồi thì có người gác lại thứ đó, họ nghĩ đến nhiều điều hơn cơm áo gạo tiền. Rồi thì sao ước mơ đó của họ lại dồn lên những đứa con
“ Tao trước mà có điều kiện học như này, tao học thật giỏi thì đỗ đại học y rồi làm bác sĩ, giờ mày ko phải đi cày đi gánh lúa gánh hàng, chỉ việc học và ăn mà cũng éo xong thì làm được gì cho đời”.
Mình nghĩ rất nhiều bạn nghe câu nói này, đó là còn nhẹ còn nhiều phụ huynh còn đánh chửi nói thậm tệ hơn, họ áp đặt ước mơ rang dở của mình lên cho con cái và rồi bắt nó hoàn thành. Ủa là sao, ai cũng đc sinh ra một lần, sống và chết là mình, sao lại phải gánh ước mơ sở thích hay điều ko làm được của thế hệ đi trước và rồi chết đi như 1 bản sao 1 chữ kí vào tờ giấy của sự kì vọng và áp lực. Mình từng phản pháo thế này với bố “làm ơn đi, bố mẹ ở thời đại trước đừng áp đặt tư tưởng và cách nhìn thời đại trước cho thời đại bây giờ, nếu tầm nhìn của bố mẹ là vĩ mô dài km thì bố mẹ đã là thánh nhân là chúa trời rồi”.VÂNG chắc chắn đó chính xác là rất hỗn rất láo, ăn tát ăn vả là điều xảy đến ngay sau thôi,nhưng đó cũng chính là sự bộc phát là cao trào khi mình kiềm nén quá lâu. Đó là khi mình kìm nén lâu ko thể nói bất cứ câu gì với bạn bẹ với bố mẹ, chỉ ngồi góc phòng với ánh đèn ngủ mập mờ hoặc bên đèn học còn đang sáng, đóng kín cửa và chỉ nhìn chằm chằm vô cái bóng và tự hỏi mình là ai làm gì ở đây, có ý nghĩa gì.... Bạn dường như không biết bên ngoài kia có những gì, điều gì mới thực sự là quan trọng là ý nghĩa với cuộc sống này, thay vì là những câu hỏi “ mấy h học ? mấy h học xong ? điểm thi thế nào? bố/mẹ thấy con nhà... đc điểm cao lắm.
Tư tưởng và suy nghĩ của những đứa trẻ nó như tờ giấy trắng vậy, thay vì gấp khúc hay vò hay xé gấp nó thành máy bay, tàu thủy theo ý của lớn sao ko để chính đứa bé đó đổ màu lên vẽ thành cây hoa cây cỏ, mặt trời. Làm ơn xin đừng vấy bẩn lên nó theo cách giáo dục tưởng là yêu thương mà lại không yêu thương. Bời vì đẻ con ra kp là mong nó kiếm tiền học giỏi để đi khoe, đẻ con ra là muốn con hạnh phúc là chính mình nó có thể làm điều nó muốn (trong điều kiện cho phép) sống và sống trọn vẹn với sinh mạng mà bố mẹ đã trao cho.Bởi vì chúng[ đã dành cả tuổi thơ để đem đến cho họ trải nghiệm sự vui vẻ hạnh phúc chưa từng có.hãy biết ơn! Không trông mong không cần gì nhiều Ừ thì làm cha mẹ ai chẳng đặt lên vai con những ước mơ hoài bão nào đó. Nhưng hãy gửi gắm, chứ đừng ép buộc chúng.
Sau nhiều lần bộc phát lên như thế mình cũng ăn no đòn nhưng rồi bố mẹ mình cũng đã hiểu đc phần nào
Mày sống cho mày đi, làm điều mày muốn làm sống cách mày muốn sống, bọn tao đẻ mày ra cũng chỉ lo cho mày cơm ăn áo mặc dạy dỗ mày, còn nên người hay ko là phần của mày. Liệu mà sống, đừng có mang vác nợ về nhà, đừng nghiện ngâp rồi chết. Tao ban cho mày sự sống thì sống cho ra sống Ko thì liệu hồn với ông bà ông vải -tao truyền hồn cho mày.
Trong câu nói đó có cả những ưu tư có cả nhưng lời muốn gửi gắm nhưng vẫn luôn là vậy , bố mình vẫn là khẩu xà tâm phật.
Mình viết bài này vừa là chia sẻ vừa tâm sự nói lên 1 phần quan điểm cá nhân, mình ko hay viết nên câu chữ lủng củng, chỉ là cảm hứng viết nổi lên mình nghĩ gì thì viết đấy, Freestyle ra. Ai mà đang gặp những vấn đề với gia đình mình khuyên 1 là đối diện và nch thẳng, còn nhiều trường hợp mình biết là sự cố chấp và bảo thủ ko thể thay đổi được thì các bạn có thể nghĩ thế này "Nhìn xuống để tự tin hơn, nhưng nhìn lên để biết mình cần phải nỗ lực hơn nữa." Chứ đừng nhìn lên để tự ti, và nhìn xuống để tự cao. Thế thì không khác gì bạn đang tự dày vò bản thân.
Mỗi con người đều có 1 cái thuyền, bơi tới đâu là quyền của họ, bạn muốn bơi tới 1 hòn đảo đẹp, bạn luôn nghĩ về nó, tìm kiếm nó thì ắt sẽ đến. Con người kì diệu lắm, khó khăn mấy cũng qua. Nhưng nếu bạn chán ghét và chọn nhảy xuống nước luôn thì đó là sự lựa chọn của bạn, bạn sẽ không thấy được hòn đảo đẹp của mình nữa. Bạn có thể đọc cuốn Tự học, bạn có thể chán ghét việc học nhưng rồi ko học con số con chữ thì rồi bạn sẽ học cái khác, học cách nói chuyện học cách sống, học cách ăn và học đủ thứ trên đời. Hãy mạnh mẽ lên, bông tuyết thì sao, ai rồi chả vỡ, lụi tàn rồi từ đống cho tàn những mảnh vỡ đó tái sinh lên