2022 - Được gì và mất gì với dân đầu tư chứng khoán ?
Dân đầu tư đã nhận được bài học gì 2022 sắp sửa trôi qua ? Mất nhiều tiền, chắc chắn rồi, và bài học thì cũng nhiều không kém.
2022 là một năm đầy biến động ( đau thương) với dân đầu tư, và với cá nhân cũng bị tổn thương về tiền bạc tương đối nhưng tớ lại may mắn có khá nhiều bài học thú vị và hay ho.
Cùng đọc và comment về bài học của mọi người với tớ nhé.
2022 có thể chia làm 2 giai đoạn:
I. Trước nửa năm 2022: VNI 1800 trong tầm tay ?
Và hàng ngàn bài báo theo sau:
II. Sau nửa năm 2022 - đến hiện tại: Gồng, nhưng lỗ hay lãi ?
VNI tính đến thời điểm hiện tại:
và nhận định của các nhà báo, chuyên gia kinh tế :
Và hoàn toàn không phải ngẫu nhiên Warren Buffet và rất nhiều nhà đầu tư nổi tiếng trên thế giới đều không đọc tin tức, hoặc thậm chí là tránh xa "Phố Wall".
Sau đây là một số bài học tớ "tạm"rút ra cho bản thân sau 2 giai đoạn trên :
1. Fomo đáng sợ, cực kỳ đáng sợ : và điều đớn đau là bạn phải trải qua nó thì mới thấm thía được cảm xúc nó mang lại.
Fomo (Fear of missing out) : Nếu bạn thường xuyên mở Facebook để check noti , hay là dạng người hay hóng trend hóng biến thì có thể hiểu rất rõ điều này. " Tôi sợ không được biết một cái gì đó đang rất nóng hổi"
Nhưng điều này áp dụng trong đầu tư thì phần lớn không được gì ngoài mất tiền, mất rất nhiều tiền.
Nếu những ai đã tham gia từ 2021 thì chắc chắn là ai cũng sẽ có lời, và rất nhiều người vẫn trong cơn hăng máu đầy vẫn tiếp tục sang 2022, và thực ra thì nửa đầu 2022... vẫn lời mà, đúng không?
Thực ra là không, các nhà đầu tư nhỏ lẻ ( vốn dưới 1 tỷ) thì đến 90% đổ thêm tiền vào cho 2022. Giấc mơ về việc x2, x3 số tiền là hoàn toàn có thực khi có 2021 đại thành công. Nhà kìa, xe kìa, sao mà nó gần quá vậy ?!
Nhưng thực ra, từ đầu năm 2022, thị trường đã có dấu hiệu đi ngang và có sự phân hóa rõ rệt ở một số nhóm ngành.
Chỉ có một số nhóm ngành có 1 chu kỳ tăng ngắn và thậm chí trong nhóm ngành cũng chỉ có đến 1-2 công ty tăng điểm, còn lại phần lớn đều đi ngang và giảm.
Hành vi chủ yếu của các nhà đầu tư nhỏ lẻ trong giai đoạn này là cắt lỗ các nhóm ngành giảm, mua thêm các nhóm ngành tăng. Nhưng điều buồn cười là, nhóm nào các NĐT bán thì hôm sau nó lại tăng lại, còn nhóm mua vào thì thường giảm điểm hoặc tăng nhẹ không đủ bù lỗ.
Cuối cùng, nhảy càng nhiều, lỗ càng lớn.
Vẫn có những con sóng nhỏ nhưng thuộc dạng đánh nhanh thắng nhanh( Dầu) . Và cuộc chơi đó dành cho các nhà đầu tư tổ chức, với nguồn tin rộng lớn và nhanh nhạy, chứ không phải là các nhà đầu tư nhỏ lẻ trên thị trường như chúng ta.
Thời điểm đó, trong rất nhiều group Zalo ( mà hiện tại có thể đã bị xóa), các broker lẫn các chuyên gia kinh tế đều liên tiếp dự báo về vượt mốc 1800 chỉ trong nay mai.
Và rồi, lịch sử đã chứng minh, không ai có thể dự báo tương lai, đặc biệt là các "chiên gia".
2. Nội tại cơ bản của cổ phiếu, luôn là thước đo chính xác nhất
Có thể các bạn đều biết ( hoặc chưa", câu nói huyền thoại của A7 : "Những cổ phiếu tốt như DIG, CEO, giá của nó phải 500k là rẻ rách"
À, tớ không đầu tư DIG và CEO nhé, không hề, kể cả trong giai đoạn cuối năm 2021, thời kỳ đỉnh cao của nó.
Vì sao? Tâm sự xíu là tớ đã bị ông chủ tịch của DIG úp bô ( cỡ tháng 7/2021) về "ổng nói, và điều ổng làm", và điều đó khiến tớ tránh xa công ty này. Thật may, sự tránh xa trung thành này khiến tớ bảo toàn vốn trong thời kỳ giông bão vừa qua.
Quay lại, vậy nội tại cổ phiếu là gì? Như Warren Buffet chia sẻ ( ngoài lề thêm 1 chút nữa nhé: Qua giai đoạn này mới thấy, nghe theo cụ Buffet giảm được thua lỗ nhiều lắm các bạn, còn lãi thì đợi thêm bài viết sau của tớ nhé ^^
Có thể mọi người ở đây đều biết, thậm chí là thuộc lòng phương pháp này nhưng lợi ích ( lãi/lỗ) từ nó thì chỉ khi "trải nghiệm" ( dựa trên số lượng tiền lớn) mới giúp bản thân thấm thía nhiều hơn.
Thực ra, với bản thân là một người cũng đang làm kinh doanh thì tớ cũng sharing nhẹ với mọi người là: Chỉ riêng doanh nghiệp có lợi thế kinh doanh thì cũng đã khiến nó có một tiềm năng to lớn về lợi nhuận rồi chứ chưa cần nói đến 3M còn lại.
Liệu có ai còn nhớ những thương vụ đầu tiên của cụ Buffet về những thương hiệu nổi tiếng như: Cocacola, Gillette... hay thương vụ về bảo hiểm của Geico ...
Tất cả những câu chuyện huyền thoại đấy đều bắt đầu từ lí do đầu tiên là lợi thế cạnh tranh to lớn của các doanh nghiệp, tiếp đến mới là các cuộc thẩm tra về tài chính, đội ngũ lạnh đạo, cuối cùng mới là xét đến mức giá cổ phiếu hiện tại để ra quyết định mua hay không.
"Tôi thà mua một cổ phiếu tuyệt vời với một mức giá trung bình hơn là mua một cổ phiếu trung bình với mức giá tuyệt vời" - Charlie Munger
Bạn nghĩ thế là đủ chưa? Không, đấy chỉ là lý thuyết thôi các bạn. Vì, mỗi ngành lại có những "đặc thù" khác nhau về những thứ được gọi là nội tại !
Ví dụ:
Bất động sản : Tính mùa vụ ( thường buff báo cáo vào quý 4 của năm), hàng tồn kho ( đất), tình trạng các dự án đang triển khai, đã mở bán, tình trạng bán như thế nào ? Nợ bao nhiêu, dòng tiền như thế nào. À, NVL - 1 cases về bất động sản điển hình
Logistic: Tài sản cố định như nào, có đầu tư mở mới thêm không?
Thủy sản: Tình hình xuất nhập khẩu ra sao, tỷ giá USD/VND tăng hay giảm, các chính sách và hiệp định kinh tế ảnh hưởng tốt hay xấu đến ngành.
Lại vẫn như cụ Buffet dạy là: Mỗi chúng ta chỉ nên đầu tư vào ngành mình thích, hay tìm hiểu hoặc có ưu thế thôi. Không ai có thể lãi khi đầu tư mọi ngành được.
Và trên đây là phần 1, hẹn mọi người phần 2 vào tuần sau nhé
Jack - 12/2022
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất