Có phải văn hóa truyền thống Trung Quốc là nguyên nhân khiến khoa học kỹ thuật Trung Quốc lạc hậu?
Nhiều người nhìn nhận rằng khoa học Trung Quốc là lạc hậu, nhưng dựa theo những gì họ khám phá và phát minh ra từ hàng nghìn năm trước thì thật không thể dễ dàng đánh giá...
Trong thực tế, trước khi cách mạng công nghiệp châu Âu bắt đầu, khoa học kỹ thuật của Trung Quốc vẫn luôn thống trị thế giới. Kỹ thuật làm giấy và in ấn của Trung Quốc đã truyền đến phương Tây, giúp cho tôn giáo và văn hóa phương Tây có được sự thay đổi sâu sắc; kỹ thuật la bàn đã thúc đẩy sự phát triển của hàng hải và hoạt động thám hiểm của châu Âu.
Từ 5.000 năm trước, người Trung Quốc đã nắm bắt một cách chuẩn xác quy luật vận hành của các thiên thể. Trong thời Xuân Thu, kỹ thuật luyện kim của Trung Quốc đã có thể đúc ra vũ khí hợp kim không bị rỉ sét cho đến ngày hôm nay. Toán học là một trong “lục nghệ” của Nho gia, thời Nam Bắc triều, người Trung quốc đã có thể sử dụng khái niệm vi tích phân hiện đại để tính toán giá trị của số Pi và biết được công thức tính thể tích hình cầu.
Văn hóa Trung Quốc có nguồn gốc từ tư tưởng Đạo gia là văn hóa có tính dung nạp, các loại tôn giáo, triết học và văn hóa đều có thể phát triển phồn vinh tại Trung Quốc, khoa học không chạm đến hình thái ý thức lại càng như vậy. Khoa học của Trung Quốc cổ đại và “khoa học thực chứng” của phương Tây không đi cùng một con đường. Khi nhân loại rơi vào cảnh khốn khổ do những vấn đề như ô nhiễm môi trường tạo thành từ các loại rác thải không thể phân hủy do khoa học kỹ thuật hiện đại mang đến, hiệu ứng nhà kính do nhiên liệu hóa thạch gây ra, tác dụng phụ độc hại của y học hiện đại và những vấn đề đạo đức xã hội do khoa học thúc đẩy mà sinh ra, thì “khoa học thể chứng” của Trung Quốc cổ đại vốn dựa trên nền tảng tu luyện nhân thể, chú trọng thiên nhân hài hòa và sự ước thúc đạo đức sẽ mang đến cho khoa học hiện đại một bài học tham khảo và phương thức tư duy mới.
Sau Chiến tranh Nha phiến, sự lạc hậu về khoa học kỹ thuật của Trung Quốc chính là có liên quan đến việc những người cầm quyền đã rời xa khỏi tinh thần cởi mở và bao dung của văn hóa Trung Quốc. Đặc biệt, trong thời kỳ “vận động phản hữu” và “đại cách mạng văn hóa” sau khi Trung Cộng nắm quyền, sự kỳ thị đối với các phần tử trí thức, khuynh hướng “chủ nghĩa phản trí thức” của đảng cộng sản mà Mao Trạch Đông làm đại biểu, cùng với sự can thiệp của chính trị vào hoạt động học thuật và sự miệt thị đối với quyền sở hữu tài sản của trí thức, đã tạo thành tình trạng của khoa học kỹ thuật như ngày nay.
Link bài viết đầy đủ: Hiểu lầm thứ 5: Cho rằng Văn hóa truyền thống Trung Quốc là nguyên nhân khiến nền khoa học kỹ thuật Trung Quốc lạc hậu
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất