Những ngày hành kinh là những ngày bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt, loại bỏ cơ thể trứng chưa thụ tinh được phóng thích từ quá trình rụng trứng. Cũng như đẩy lớp niêm mạc tử cung dày lên để trứng neo đậu – cần cho sự phát triển của phôi, và không dùng đến. Nhưng có phải hành kinh là đang “thanh lọc, giải độc” cơ thể của bạn?

Điều gì thật sự xảy ra trong các ngày hành kinh?

Bạn đã có một hay hàng trăm kỳ kinh, vẫn có thể không rõ chính xác những gì đang diễn ra trong cơ thể vào những ngày này. Một dòng máu kinh chảy ra từ âm đạo, Nó bao gồm ba chất dịch cơ thể riêng biệt: máu, dịch âm đạo, chất dịch tử cung cùng lớp niêm mạc bong ra. Máu kinh còn có các vi khuẩn. Nghe đến đây bạn có thể hoang mang “ủa alo, vi khuẩn?”.
Cơ thể con người chứa đầy vi khuẩn, vi rút, nấm. Hiện tại bạn đang chung sống hòa bình, thân thiện với các “ẻm”, Chỉ khi có “nhóc” nào gây hại hoặc gây bệnh bắt đầu “vùng lên” thì mới dẫn đến nhiễm trùng. Phần lớn, các “em” tạo nên “thảm sinh vật” âm đạo là vô hại, là một phần tự nhiên trong sinh học. Mức pH của âm đạo được cân bằng thông qua các đặc tính kháng khuẩn tự nhiên của các “em” ấy.
Khi kiểm tra hemoglobin, một loại protein trong tế bào hồng cầu, có trong máu kinh, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng nó có đầy đủ các đặc tính kháng khuẩn. Điều này có nghĩa là quá trình hành kinh có thể giúp làm sạch cơ thể khỏi vi khuẩn có hại, như một phần vi khuẩn có thể xâm nhập từ đồ chơi người lớn, “cậu ciu” hay ngón tay.

Vậy hành kinh có phải là “thanh lọc, giải độc” cơ thể?

Có và không. Hành kinh là loại bỏ các chất mà cơ thể không cần giữ lại trong tháng đó, nhưng không nhất thiết có nghĩa là “thanh lọc, giải độc” vì có thể dẫn đến hiểu lầm là bạn không hành kinh thì cơ thể hay ống sinh sản của bạn bị “dơ”. Nhiều giai đoạn bạn đang hành kinh nhưng bỗng nhiên dừng lại. Thực chất là sẽ làm bạn hoảng loạn, tuy nhiên chu kỳ kinh nguyệt ở một số bạn phải đến hơn 30 tuổi nó mới đều đặn. Nên không cần quá mặc cảm hay tự ti, lo lắng cơ thể mình “không bình thường” khi có tháng 28 ngày, có tháng 35 ngày hoặc thậm chí mấy tháng mới hành kình. Bạn vẫn có thể đi kiểm tra sức khỏe nhưng với tâm thế tự tin, “mình đang làm điều tốt cho bản thân” chứ không có gì xấu hổ. Nhé.
Thực chất, vẫn còn những ngại ngùng liên quan đến việc hành kinh. Ví như việc đi thay băng vệ sinh ở trường học hay công ty cần “phải được giấu” không thôi “quê lắm”. Nhưng thực ra nó là một cơ chế thông minh của cơ thể, liên quan đến sự sinh sản. Nên nếu bạn cảm thấy có quyền hoặc hữu ích khi sử dụng các cụm từ như “thanh lọc” để nói về kỳ kinh của mình, thì hoàn toàn đồng ý. Chỉ là đừng hiểu lầm như phần trên mình có chia sẻ.

Máu kinh không phải là “máu bẩn”

Máu kinh không phải là cách cơ thể thải độc tố ra ngoài. Nên đừng dán nhãn “bẩn” lên cho “em” ấy. Hãy coi đó là dịch tiết âm đạo đã “tiến hóa” – có một ít máu, mô tử cung, chất nhầy và vi khuẩn. Vì thế những áp đặt “xấu hổ” khi hành kinh có thể nên dần xóa bỏ. Nói thầm hoặc giấu về việc dùng băng vệ sinh chắc cũng nên “đặt xuống”. Bởi cứ mãi đưa nó vào “chỗ kín”, hay chuyện cá nhân không nên nói thì sẽ khó lòng biết cách vệ sinh sạch sẽ như thế nào trong và sau hành kinh. Cũng còn nhiều bạn chưa được sử dụng những công cụ để “gói” máu kinh của mình. Sẽ có ý kiến cho rằng thời buổi hiện đại rồi mà sao lại không biết, nhưng vẫn có nhiều trường hợp bị ảnh hưởng đến sức khỏe bởi sự “xấu hổ” khi hành kinh lắm.

Tâm trạng thay đổi

Sự lên xuống của hormone estrogen và progesterone trước, trong hành kinh cũng tác động đến tâm trạng rất nhiều. Estrogen được liên kết với serotonin, “hormone hạnh phúc” và progesterone có liên quan đến phần não liên quan đến nỗi sợ hãi, lo lắng và trầm cảm. Nên việc thay đổi nồng độ các hormone này cũng làm tâm trạng “biến thiên đồ thị hình sin” luôn. Như vậy có những cơn “bốc hỏa” trong giai đoạn này là điều rất dễ hiểu.

Lời kết

Hành kinh là một điều hết sức bình thường và có thể xem là cơ chế thông minh của cơ thể. Nó giúp đẩy phần niêm mạc tử cung dày lên không sử dụng, cùng trứng chưa thụ tinh ra ngoài. Và nó không gắn liền với “sự thải độc” nào cả. Bạn có thể dùng cụm từ này để nói lên sự tự tin mình sở hữu kỳ kinh nhưng đừng hiểu lầm nếu có những tháng không hành kinh là người bạn “dơ bẩn”. Kinh nguyệt không đều có thể là điều bình thường. Quan trọng là yêu thương, trân trọng cũng như lắng nghe cơ thể của mình. Bạn nhé.
Hiểu bản thân, yêu chính mình, tôn trọng đối phương và quan hệ lành mạnh
Nguồn thông tin:
Nguồn ảnh: Thiết kế Canva