Tâm lý học phái mạnh

Có phải đàn ông không thổ lộ cảm xúc?
Phần lớn phái mạnh không dành thời gian để suy nghĩ như thế nào mới là đàn ông. Bởi trong xã hội hiện đại, việc là một người “đàn ông” là một lợi thế, một lợi thế rõ ràng đến mức không có nhiều sự xét lại dành cho việc này. Và thậm chí nếu đàn ông hứng thú với những chủ đề như thế này thì họ cũng sẽ vô cùng cẩn trọng để không sử dụng những ngôn từ gây đả kích và cư xử như một người theo thuyết sô vanh (thuyết chủ trương tính ưu việt của nam giới (so với nữ giới)).
Với vai trò là một nhà trị liệu tâm lý cho phái mạnh, tôi luôn chú ý đến họ cùng với tính “đàn ông” mà họ lấy làm nền tảng. Tôi trực tiếp chứng kiến vai trò về giới (gender role) đã hạn chế và hủy hoại khách hàng đến nhường nào. “Vai trò về giới”, theo tôi cả nghĩa bóng hay đôi khi là nghĩa đen, là thông điệp từ xã hội về cách ứng xử như một người đàn ông thực thụ. Chúng ta sẽ gặp vài châm ngôn kiểu như này, là đàn ông phải: cứng rắn, luôn trong trạng thái kiểm soát, không được khóc, lờ đi những nỗi đau về thể xác, trụ cột gia đình và không bao giờ thua cuộc.
Vai trò về giới khắc tạc cho nam giới một hình mẫu hữu hiệu để tồn tại nhưng chúng tồn tại rất nhiều hạn chế. Minh chứng cho điều đó, Ronald Levant (một người bạn đồng nghiệp của tôi) khi nghiên cứu về vai trò nam tính truyền thống (ở Mỹ)  đã đưa ra 8 nguyên tắc chi phối hành vi của phái mạnh, đó là: (1) tiết chế cảm xúc, (2) hạn chế sự nữ tính, (3) tập trung vào sự cứng rắn và công kích, (4) tự lực cánh sinh, (5) thành tựu, (6) tính hợp lý, (7) sự vật hóa tình dục và (8) bài trừ người đồng tính. 
Áp lực phải tuân theo khuôn mẫu nam tính làm cuộc sống của phái mạnh thêm phần rối ren. Nhiều người tìm đến trị liệu tâm lý khi trầm cảm đã ở mức nặng nhưng họ không thấy khó chịu bởi các triệu chứng kéo theo. Sau tất cả, xã hội dạy chúng ta rằng đàn ông đích thực không thể nào trầm cảm được. Và giả dụ họ có như vậy đi chăng nữa (mà thực ra họ không vậy) thì họ cũng tâm sự với một người đàn ông khác. Có “sai” quá không nhỉ? Chẳng có thằng nào muốn tốn thời gian cũng thằng khác chỉ để nghe những chuyện ủy mị như vậy. Thật điên rồ. Trong khi tôi “cà khịa”, nhiều ông thừa nhận câu thần chú: đàn ông đích thực không kể lể về cảm xúc của mình. Chính lập trường này là nguồn gốc của những bất an trong cuộc đời của phái mạnh.
Trong ngành của bọn tôi, có một thuật ngữ chính xác để chỉ những người đàn ông không thể xác định cũng như nói ra cảm xúc thật của mình, nó gọi là alexithymia. Thuật ngữ trên có nguồn gốc từ Hy Lạp và có nghĩa là “không có ngôn từ nào để chỉ cảm xúc”. Thành thực mà nói, alexithymia bắt gặp ở nhóm đàn ông khó khăn trong việc xác định và nói ra những gì mà họ cảm thấy. Thông thường, tôi thấy những người này lại thiên về sự logic và tính đúng đắn để giải quyết vấn đề cá nhân. Lý trí thực sự hữu ích trong nhiều mặt của cuộc sống và những mối quan hệ cá nhân của phái mạnh không phải là ngoại lệ. Những người đàn ông dựa vào lý trí để giải quyết vấn đề thì thường tự cô lập bản thân mình vào lúc họ cần giúp đỡ nhất.
Nam giới hoàn toàn có thể học cách thích nghi để xử lý và truyền đạt cảm xúc của mình với người khác. Lợi ích của việc này nhân đôi nếu họ thực hiện với nhà trị liệu tâm lý. Mục tiêu của cả quá trình trị liệu “không biến họ từ nam thành nữ” mà giúp họ cảm thấy thoải mái chấp nhận con người thực của mình. Xử lý những điều diễn ra bên trong và hỗ trợ họ tạo lập cũng như duy trì những mối quan hệ với những người thương yêu họ.

Bài viết được dịch từ Psychology of Men (Tyger Latham Psy.D), https://www.psychologytoday.com/intl/blog/therapy-matters/201104/the-psychology-men.
Được dịch bởi Richard Nguyen.
Mọi thông tin xin liên hệ qua Facebook cá nhân: