Rừng Na Uy là quyển sách đầu tiên mình mua từ lúc thi đậu chuyên Hóa LQĐKH, tức là gần 7 năm trước. Ở thời điểm đó, mình bỏ cuộc sau 3 lần cố gắng nghiền ngẫm. Từng dòng chữ, từng trang sách, từng câu chữ lần lữa trôi vụt qua đầu, vì có hiểu gì đâu.
Bây giờ nè, mình lại bắt đầu lại với bác Haruki khi đã có hình dung rõ ràng về mục đích đọc sách, với tâm thế bình an, và tâm mình cũng đã tạm dần nguôi ngoai trước sự ra đi của người thân và mối quan hệ cũ - điều ám ảnh tâm lý mình suốt một thời gian dài. Lần này, mình có góc nhìn mới về cái chết và sự ly biệt, rằng mình chấp nhận nó như một phần của cuộc sống. “Sống, tức là nuôi dưỡng Chết”, hoặc giống như Xuân Diệu từng viết “Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua”.
Trong Rừng Na Uy có kể về một Naoko lựa chọn cái chết, về Midori luôn vui vẻ tích cực, và Watanabe (hay “Want to be”) trên bờ vực giữa 2 điều trên, với mong muốn được tồn tại?
Mình đang trên hành trình chấp nhận phần tối của chính mình - một bản thể có tổn thương, có va vấp, cũng đầy trải nghiệm. Và, sống chết cũng là một nét họa ký điểm xuyết cho bức tranh cuộc đời thêm sống động, há phải chăng việc sống đầy, nghĩ sâu là chất liệu giúp mình đi qua nhiều tầng cảm xúc, nhiều mảng màu của cuộc đời ấy sao?
Ps: Rừng Na Uy đã đồng hành cùng mình trong kỳ nghỉ cùng gia đình. Càng lớn, càng gặp gỡ nhiều người, càng vi vu đủ nơi, mình càng muốn đi chậm lại, tập quan sát nhiều hơn, và học cách nuôi dưỡng tình yêu vô điều kiện (với gia đình, và với bản thân). Có yêu thương, có gần gũi người thân, cảm xúc của mình bớt xơ cứng hơn nhiều phần. À, bước đầu của thực hành yêu thương chính mình là thiền Ho'oponopono đó, mn có thể thử nghen (biết đâu sẽ vỡ lẽ ra nhiều điều từ inner child giống mình đó ~~ )