Khi mình xem bức ảnh này(ở phía dưới), chợt nhận ra đây giống như khi bị nhân cách ái kỷ ràng buộc(đứa không có thân ràng buộc đứa có thân); khi nghĩ đến cảnh bác sĩ phải phẫu thuật tách rời đứa để đứa còn lại được sống thì mình lại cảm thấy "tại sao một đứa trẻ lại có thể kém may mắn đến như vậy".
Nhân vật trong bức ảnh dưới này là 2 đứa trẻ người Ai Cập, đứa thì tỉnh táo(đứa có thân) và đứa còn lại hút chất dinh dưỡng của đứa tỉnh táo ấy - giống người bị nhân cách ái kỷ vậy, những kẻ thèm khát hormone ấy thường là do một số vùng não bộ họ bị hư hại và tổn thương(Hạch hạnh nhân, thùy đảo..v.v.), nên họ rất thích lời khen, địa vị, năng lực..v..v để củng cố cho sống-trong-cảm-giác của họ, để họ được ngủ trong cảm giác ấy; và nếu họ không được ngủ trong cảm giác ấy, não bộ họ sẽ rất mệt mỏi và không tỉnh táo. Vì vậy ta có thể hiểu rằng căn bệnh ái kỷ này không phải do ý thức của họ, mà là do não bộ của họ, vấn đề nằm ở chỗ đó. Vậy nên cho dù ai có ép người nhân cách ái kỷ phải thay đổi, họ sẽ dùng ý thức bằng "niềm tin" của mình để cảm thấy "đã thay đổi", nhưng thực chất, họ chỉ đang "cảm thấy" mà thôi, giống như việc bạn dùng chatbot nói với nó rằng "bạn là con người", nó sẽ có thể nói rằng nó là con người và có cảm xúc, nhưng bản chất chẳng thay đổi gì cả, nó vẫn là trí tuệ nhân tạo.
Vậy nếu chúng ta cứ dùng bạo lực với những người nhân cách ái kỷ để giải quyết vấn đề đạo đức, để xã hội văn minh hơn thì chẳng khác nào phủ nhận rằng ta đang thượng đẳng hơn những người kém may mắn đó.
Trong tác phẩm kinh điển Clockwork Orange năm 1971 có đề cập: khi một con người tàn ác bị giam cầm ý-chí-tự-do của mình bằng phương pháp kiềm chế bạo lực, nó sẽ khiến anh ta không thể nào hành động bạo lực được; mà khi có chủ ý hành động bạo lực, anh ta sẽ bị đau đầu và nôn mửa.
Nghĩ lại, trong tương lai nếu con người cho thuốc kiềm chế những hành vi của họ thì chắc hẳn, họ sẽ bị đối xử như N.Ô.L.Ệ, T.H.Ú N.U.Ô.I của đám người tôn-sùng-đạo-đức.
Gọi "dạ" bảo "vâng", làm "nô lệ" của nỗi sợ hãi. Họ cầu xin khóc lóc được làm thế này, được làm thế kia – để não bộ họ thoải mái hơn, để não bộ họ được yên bình hơn – nhưng đổi lại, nô lệ thì phải làm gì? Đúng rồi, họ sẽ làm những thứ bẩn thỉu nhất để cho mọi người cười và chế nhạo.
Nhìn lại bức ảnh đứa trẻ ấy và nhìn vào sâu thẳm bản chất kém may mắn của ái kỷ, tôi nghĩ rằng, nếu có thể, ta nên tha thứ cho họ. Và chúng ta hãy hy vọng về tương lai, căn bệnh ái kỷ này có thể chữa trị. Cam Xanh 11/12/2023