Trong cuộc đời, đã bao lần bạn nghe thấy câu nói:  “Tôi muốn tốt cho bạn”?
Có những ông bố bà mẹ dùng cụm từ này để trói buộc, bắt con mình trở thành người như họ mong muốn và buộc đứa trẻ làm những việc mà bé không thích. Những chàng trai cô gái dùng cụm từ này như một cái cớ để chia tay người yêu hay là cái buộc đối phương làm điều họ không thích . Nhiều người lại cảm thấy cực kỳ khó chịu khi những người lớn tỏ ra quan tâm một cách thái quá. Thực tế, cho thấy họ chẳng khác nào đang cào xé vết thương của người khác.
Những hành vi “quan tâm” đó chẳng những không giúp được gì cho người khác, ngược lại còn nhân danh đạo đức mà thản nhiên gây phiền phức cho cuộc sống của mọi người.
Trên thế giới này có rất nhiều người ăn nói khó nghe. Không biết vô tình hay cố ý, nhưng mỗi câu nói của họ đều gây tổn thương cho bạn. Nếu bạn khoan dung lựa chọn im lặng, họ càng được nước lấn tới, không chịu buông tha.
Nếu gặp phải những người thích gây tổn thương cho người khác, thì có thể thẳng thắn phản pháo lại. Bởi càng nhẫn nhịn, người ta càng thấy mình dễ bắt nạt mà lấn tới.
Tôi có đọc một câu nói rất ấn tượng: “Bạn muốn tốt cho tôi nhưng thực tế bạn cảm thấy thoải mái khi thấy tôi trở thành như vậy.” Và cuộc sống đã cho tôi thấy điều đó hoàn toàn đúng thực tế của cái cuộc đời này, có rất nhiều trường hợp như vậy. Người ta thích nhân danh những điều tốt đẹp để tổn thương người khác, để hả hê thầm trong lòng khi thấy người khác bị tổn thương.
Có những người không thích bạn sống khác với họ hoặc tốt hơn họ. Bạn có lý tưởng đối với hơn đó là cách sống lệch lạc. Bạn có suy nghĩ riêng đối với họ bạn trở thành kẻ lập dị, chẳng giống ai.
Có những người đứng ở vị trí kẻ mạnh, áp đặt tư tưởng của mình lên người khác, vậy liệu đó có phải là hành động tốt đẹp? Ví như ba mẹ khi  nói chuyện với con, tranh luận không lại thì sử dụng vị thế của kẻ mạnh để buộc con nghe lời mình.
Đối với tôi hành động đó với cùng tồi tệ.
Bạn biết không? Trên đời có một thứ cảm giác lành lạnh mang tên “mẹ bạn cảm thấy...”, có một kiểu tổn thương “muốn tốt cho bạn.”
Tôi có một người bạn chị ấy vô cùng mệt mỏi, cảm thấy áp lực đầy mình khi nghe đến hai từ “mẹ chồng.”  Mẹ chồng chị không phải là người xấu. Nhưng cách bà đối xử, giao tiếp với con dâu lại gây cho cô những áp lực vô hình. Những điều bà nói, cách bà làm là “muốn tốt cho các con” nhưng cô con dâu lại không cảm thấy  điều đó là tốt cho gia đình mình, ngược lại nó tạo ra những áp lực tâm lý, tạo ra những xáo trộn, xung đột trong gia đình nhỏ của cô. “Mẹ chồng” dùng góc nhìn của mình để đánh giá và muốn con dâu sống theo góc nhìn của mình và cũng bình thường thôi hai góc nhìn không giống nhau nên gây ra rất nhiều căng thẳng, mệt mỏi.
Bạn có phải là tôi đâu? Nếu không thể đồng cảm, hãy tôn trọng tôi bằng cách đừng bao giờ dùng giá trị quan của mình đánh giá tôi hoặc ai đó, dù xuất phát từ nguyên nhân nào đi chăng nữa.
Một người trưởng thành nên sống thế nào? Với quan niệm của riêng bạn, hãy sống tốt của sống của mình, đừng vội vàng phủ nhận mọi thứ của người khác.
Nếu cảm thấy hôn nhân mới là giá trị thực của người phụ nữ ? Vậy hãy chăm chút cho tổ ấm của mình thật tốt. Đừng lấy giá trị quan của mình chụp mũ lên cuộc sống của người khác.
Nếu bạn cảm thấy kết hôn với một người có điều kiện vật chất, kinh tế, dù họ có lớn tuổi cũng tốt? Vậy hãy làm theo những gì bản thân bạn mong muốn và sống cuộc sống của bạn một cách tốt nhất. Bởi cuộc sống muôn màu muôn vẻ, mỗi người một góc nhìn một tính cách chẳng ai giống ai.
Ai cũng có cuộc sống riêng, chỉ cần sống tốt phần mình là được. Đừng có bao biện bằng cách “tôi muốn tốt cho bạn.”
Nếu “muốn tốt cho bạn” thì bạn hãy trở thành “người vui vẻ, sống tốt cuộc sống của bạn” thì  cuộc sống này cũng đã vui vẻ lắm rồi, giảm bớt đi những áp lực không đáng có cho những người khác!
-Phú Trên Mây-
Ảnh: -minho