Trong thời đại 4.0, khi mọi thứ đều trở nên số hóa thì việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ cũng được thực hiện qua internet. Vậy nên, ngành Digital Marketing ra đời, là bước đi mới để phù hợp với thời đại và tiếp cận được khách hàng một cách tốt nhất, mở ra không ít cơ hội việc làm trong thời đại công nghệ số.
Vậy những cơ hội Digital Marketing nào đang đón chờ bạn trong thời đại 4.0?

Khái niệm

Digital Marketing là các hoạt động quảng bá cho sản phẩm/thương hiệu nhằm tác động đến nhận thức khách hàng, kích thích hành vi mua hàng của họ. Nói dễ hiểu, Digital Marketing là các hoạt động tiếp thị sử dụng một hoặc nhiều phương tiện kỹ thuật số trên Internet. 

Digital Marketing đã khẳng định vị trí của mình như thế nào trong thời đại 4.0 và trong tình hình dịch COVID-19?

Marketing chính là công cụ giúp các doanh nghiệp đạt lợi nhuận một cách nhanh nhất. Các chiến lược Marketing được áp dụng như một kênh quảng cáo cực kì hiệu quả. Họ tranh thủ đưa các biển quảng cáo mọc lên khắp mọi nơi, quảng cáo trên các tờ báo,… Đó là các kênh Marketing truyền thống với các vai trò không thể phủ nhận trong nền kinh tế. 
Khi internet xuất hiện, người ta quên đi thói quen đọc tờ báo giấy vào buổi sáng. Hay thậm chí là thói quen xem truyền hình mỗi tối bên gia đình. Vậy những công cụ Marketing kia đã trở nên lỗi thời, Marketer cần làm gì để tiếp tục tồn tại? Đó là khi ngành Digital Marketing hay “Tiếp thị số” xuất hiện. Nó tích hợp những tính năng của tiếp thị, quảng cáo thông thường cùng sự tiến bộ của internet.

Trong thời đại 4.0

Từ vài năm trước đã có hơn một nửa số doanh nghiệp ứng dụng Digital Marketing vào hoạt động kinh doanh của mình.
Theo một báo cáo mới nhất; khoảng 50% các doanh nghiệp đã ứng dụng Digital Marketing vào hoạt động kinh doanh của mình. Vào cuối năm 2018; có khoảng 80% các doanh nghiệp đưa ra quan điểm quảng cáo truyền thống đã không còn hiệu quả. 
Digital Marketing là giải pháp thay thế tuyệt vời; giúp họ tăng doanh số và mở rộng thêm 30% thị phần so với trước đây. Theo một báo cáo khác giữa Google với IPSOS Hong Kong; doanh thu của các doanh nghiệp sử dụng Digital Marketing, cao gấp 2.8 lần so với những người quảng cáo khác.

Trong tình hình dịch COVID-19 ngày một căng thẳng

Sự bùng nổ của đại dịch COVID-19 trong hai năm vừa qua đã cho thấy tầm quan trọng của các nền tảng mạng xã hội và các kênh tin tức online đối với doanh nghiệp trong việc tiếp cận người tiêu dùng và xây dựng hình ảnh của thương hiệu. Bản chất không thể đoán trước của đại dịch đã buộc các thương hiệu phải nghĩ lại về cách họ kết nối với khách hàng.
Theo số liệu từ báo cáo Chỉ số mua sắm của Salesforce, doanh thu của hoạt động bán hàng trực tuyến trên toàn cầu trong quý 2/2020 đã tăng 71% so với cùng kỳ năm trước, khi mọi người dành nhiều thời gian hơn cho các dịch vụ trực tuyến. Nhiều doanh nghiệp buộc phải sa thải nhân viên hoặc yêu cầu họ làm việc tại nhà, điều này khiến mọi người dành nhiều thời gian hơn trên mạng, dẫn đến nhu cầu tương tác trên các nền tảng trực tuyến tăng nhanh.
Trong bối cảnh đó, ngành Digital Marketing đã chứng minh được ưu thế so với các hình thức tiếp thị truyền thống khi tận dụng được tối đa sức mạnh của công nghệ và vươn cánh bay xa để trở thành hoạt động trọng tâm của marketing trong thế kỷ này.

Digital Marketing đã có tác động như thế nào đến thị trường?


Tạo cơ hội cạnh tranh công bằng cho tất cả các doanh nghiệp: Hiện nay, tất cả các doanh nghiệp từ quy mô vừa và nhỏ đến các doanh nghiệp, tập đoàn lớn đều chú trọng đầu tư vào ngành Digital Marketing.Vì vậy, phương thức này tạo cơ hội cạnh tranh công bằng cho tất cả các doanh nghiệp. Đồng thời, loại hình này giúp các doanh nghiệp tăng hiệu quả kinh doanh tốt hơn. 
Chi phí cho quảng cáo tiết kiệm hơn so với cách truyền thống: Theo như kết quả nghiên cứu và bản báo cáo mới nhất về chi tiêu quảng cáo của Gartner đã chỉ ra rằng, đầu tư cho Digital trong thời đại Marketing 4.0 giúp doanh nghiệp tiết kiệm khoảng 40% chi phí khi đầu tư quảng cáo Marketing Online.
Giúp doanh nghiệp hướng đến mục tiêu và sự chuyển đổi: Digital có vai trò rất quan trọng trong việc nhận diện thương hiệu, quảng bá và tiếp thị sản phẩm thông qua các phương tiện truyền thông. Mục đích cao nhất khi áp dụng phương thức này là giúp chuyển đổi đối tượng mục tiêu thành khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp.
Giúp doanh nghiệp đảm bảo doanh thu: Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có lợi thế trong việc nâng cao kết quả kinh doanh gấp 3,3 lần khi sử dụng hệ thống marketing 4.0 này. Doanh nghiệp chỉ cần vạch rõ chiến lược, mục tiêu rõ ràng, cụ thể kết hợp với xác định đúng đối tượng khách hàng tiềm năng sẽ giúp tạo ra doanh thu và tỈ lệ chuyển đổi cao. 
Mang lại hiệu quả kinh doanh cao: Triển khai các chiến lược Digital Marketing trong thời đại 4.0 giúp doanh nghiệp tiếp cận được lượng lớn khách hàng tiềm năng. Thông qua hình thức này giúp thu hút lượng lớn khách hàng tiếp cận với website của doanh nghiệp và tìm hiểu về các bài blog, các thông tin sản phẩm, dịch vụ được đăng tải trên website. Từ đó, khách hàng có thể dễ dàng đi đến quyết định đăng ký mua hàng. 

Nắm bắt cơ hội, đón đầu xu hướng


Vậy để đón đầu xu hướng trong thời đại 4.0, bạn có thể làm gì trong ngành Digital Marketing? Dưới đây là một vài cơ hội nghề nghiệp bạn có thể lựa chọn:
Social Media Marketing: Là một trong những ngành đang hot nhất hiện nay, xây dựng nội dung chủ yếu qua các trang mạng xã hội như: Facebook, Instagram, Youtube… để quảng bá sản phẩm, dịch vụ. Đối với vị trí này yêu cầu bạn phải có kiến thức về cách hoạch định chiến lược, nắm bắt xu hướng và nhất là khả năng sáng tạo nội dung rất lớn. Ngoài ra, các bạn sẽ có cơ hội để làm việc tại các vị trí như chuyên viên Social media marketing, chuyên viên digital marketing,… và có cơ hội để thăng tiến lên các vị trí như Social Media Manager, giám đốc Digital Marketing.
Graphic Designer: Chuyên về thiết kế đồ họa, là nghệ thuật phối hợp các yếu tố hình ảnh, kiểu chữ nhằm truyền tải đến người xem một thông điệp, một ý nghĩa nào đó. Graphic Designer cần phải thông thạo gần như toàn bộ combo Adobe: Adobe Photoshop, After Effects, Animation, Illustrator, Premiere. Vị trí thiết kế đồ họa là vị trí gần như bắt buộc trong ngành Digital Marketing. Trong một campaign có thể có hàng trăm ấn phẩm cần thiết kế. Và hiệu ứng hình ảnh là một trong những yếu tố rất quan trọng để thúc đẩy khách hàng trả tiền mua sản phẩm.
Web Designer: Là những người tạo nên website, làm việc với giao diện web, thiết kế và chỉnh sửa chúng. Web Designer tập trung vào định hình phong cách và xây dựng cảm nhận của người dùng dành cho trang. Nếu Graphic Designer quan tâm tới yếu tố thị giác – tạo nên ấn tượng để khách hàng tham gia quá trình mua sản phẩm; Web Designer quan tâm đến trải nghiệm của khách trong quá trình thực hiện thao tác mua hàng trên website. Ngoài ra, các bạn sẽ có cơ hội để làm việc tại các vị trí  như Chuyên viên xử lý phim ảnh, Game designer, Website designer,…
Content Editor/Copywriter: Đây là 2 vị trí khác nhau, mặc dù đều có điểm chung là sẽ phải viết lách ít nhiều. Tuy nhiên, Content Editor đòi hỏi tầm nhìn, ý tưởng, nội dung rộng hơn, đồng thời tập trung vào “Marketing chậm”, còn Copywriter có thể hiểu là Marketing ăn liền. Sau thời gian làm việc và nỗ lực nhất định, bạn có thể leo lên vị trí cấp cao hoặc quản lý. Với các vị trí cao hơn công việc của các content thường là lên kế hoạch hoặc chịu trách nhiệm nội dung cho cả công ty, doanh nghiệp. Hoặc nâng cao tay nghề bằng việc viết bài high-level content đòi hỏi có chuyên môn và nghiên cứu kiến thức chuyên sâu. 
S.E.O (Search Engine Optimization): Là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Hiện tại ở Việt Nam đang phổ biến nhất là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm trên Google Search để làm sao đem về nhiều lượt truy cập website nhất có thể. Lợi thế của việc này đó là có thể không mất nhiều chi phí. Nhưng hoạt động này lại cần mất rất nhiều công sức và phải chờ rất lâu mới có kết quả. Cũng giống như Content Editor/Copywriter, S.E.O đánh giá cao những ai có khả năng cầm bút. Một số cơ hội việc làm trong S.E.O có bao gồm: Marketing công cụ tìm kiếm, Tư vấn Marketing, Nhà phân tích Marketing, Quản lý S.E.O, …