Nội dung câu chuyện:
Nước Tống có kẻ mất cái áo thâm. Anh ta ra đường tìm vừa hay gặp một chị cũng mặc áo thâm đang đi ngang qua, anh giữ chị ta lại rồi đòi:" Tôi vừa bị mất cái áo thâm, chị phải đền tôi cái áo thâm này ngay". Nói rồi giữ chặt người phụ nữ không buông ra. 
Người phụ nữ tức giận:"Đây là chiếc áo thâm tôi mới may, còn áo ông mất ở đâu thì tôi đâu có biết"
Anh kia nói:"Chị cứ phải đền cho tôi. Lấy cái áo thâm mỏng của chị đền cho cái áo thâm dày của tôi, không cần phải nói lôi thôi gì nữa"
Tử Hoa Tử

Những góc nhìn từ câu chuyện:
Ai trong chúng ta cũng có 1 kho báu mà đức Phật gọi là "Phật Tính"nhưng chúng ta đâu có biết bản thân mình có kho báu. Ta đánh mất cái kho báu quý giá bên trong để rồi chạy theo những ham muốn bên ngoài rồi khư khư bám chặt nó, xem nó như là kho báu "của mình". Nhưng có một điều chắc chắn là không có gì là chắc chắn. Vạn sự vạn vật luôn luôn biến đổi không ngừng theo quy luật nhân quả và duyên sinh. Thứ ta có được ngày hôm nay có thể ngày mai sẽ không còn, nếu cứ khư khư cố chấp thì sẽ tự làm khổ chính mình. 
Để cuộc sống được an lạc, thảnh thơi hơn, ta phải học cách giảm bớt những mong muốn hướng ra bên ngoài mà quay vào bên trong để khám phá kho báu tuyệt vời bên trong ấy. Ta mới gọi ra những chất liệu dễ thương và tuyệt vời của mình để làm nền tảng cho những sự hiểu biết sâu sắc hơn. 
Tóm lại câu chuyện này hòng nhắc nhở chúng ta "mất chỗ nào thì tìm ngay chỗ đấy" và quay vào bên trong để khám phá những giá trị tuyệt vời của mình từ đó mời ra chất "thánh" của chính mình.
Đó là góc nhìn của mình 
Vậy góc nhìn của bạn từ câu chuyện này là gì?