Part 1 :
Bạn không cần phải ghét trẻ em để biết có nhiều thứ khá là tệ hại sẽ đến với ta và cả chúng khi những cô cậu bé đáng yêu này ra đời . Đây là trường hợp liên quan đến vấn đề đạo đức , và nó chống lại sự sinh sản . 

Vào năm 2006 , tôi đã xuất bản một cuốn sách tên là Better Never to Have Been  mà tôi cho rằng sự tồn tại luôn luôn là một mối nguy hại nghiêm trọng . Loài người , ở bất kì hoàn cảnh nào , tốt hơn hết là nên không bao giờ sinh đẻ - một quan điểm có thể tạm gọi là : chủ nghĩa Phản - Khuyến sinh (Anti-Natalism) . Trong phần phản hồi , nhiều độc giả đã viết những lá thư khuyến khích , ủng hộ ,đánh giá cao và , tất nhiên , cũng có những phản ứng dữ dội . Nhưng tôi cũng nhận được một tin nhắn - một phản hồi chấn động nhất mà tôi từng nhận được :
"Tôi đã phải chịu đựng những trò bắt nạt cay nghiệt từ khi còn là một cậu bé học ở trường, chúng đã khiến tôi vô cùng hoảng loạn và sợ hãi đến mức phải bỏ học. Đáng buồn thay, tôi có một vẻ ngoài tồi tệ, và tôi bị đánh giá, bị trêu trọc, bị nhục mạ bởi vì "quá xấu xí" kể cả là bởi một người lạ mặt trên phố, điều mà xảy ra gần như mỗi ngày với tôi. Tôi đã từng bị gọi là đứa xấu nhất trên đời này, họ chưa từng gặp ai xấu như tôi cả. Phải nói rằng, thực sự, thực sự rất rất khó để đối mặt với điều đó. Và rồi, để chấm dứt nó, tôi được chuẩn đoán bị mắc bệnh tim bẩm sinh khi tôi vừa tròn 18 tuổi, và ngày hôm nay, vào những năm 20 đầu đời, tôi mang bên mình chứng suy tim và chứng loạn nhịp tim có thể giết chết tôi bất kì lúc nào. Tim tôi gần như đã ngừng đập rất nhiều lần và mỗi ngày tôi còn tồn tại là một ngày tôi phải đối mặt với nỗi sợ rằng tôi sẽ bất ngờ ra đi vào một khoảnh khắc nào đó. Tôi cảm thấy vô cùng sợ hãi cái chết, nỗi đau đớn và sự tra tấn khi nghĩ đến cái chết đã được sắp đặt sẵn và sắp xảy ra với tôi là không thể nào diễn tả. Tôi cũng không còn nhiều thời gian nữa, và cái không thể tránh khỏi kia rồi cũng sẽ đến mà thôi . Cuộc đời tôi từ trước đến nay hoàn toàn là địa ngục, tôi thậm chí còn không biết phải nghĩ sao nữa. Chắc chắn rằng, ép buộc ai đó phải sống ở cái thế giới này là cái thứ tội ác tồi tệ nhất và cũng là thứ vô đạo đức nhất. Nếu không phải vì ham muốn ích kỉ của bố mẹ tôi, tôi đã không ở đây hôm nay, không phải chịu những thứ tôi phải chịu vì chẳng lý do gì cả, tôi đã có thể được giải thoát trong yên bình của sự Không Tồn Tại nhưng tôi đang ở đây, "sống" bị tra tấn mỗi ngày."

Một người không cần phải Phản-Khuyến sinh để rung động trước những lời này . Một vài người có thể cho trường hợp của bạn trẻ này là đặc biệt ngoại lệ , và không nên làm chúng ta hướng đến Phản-Khuyến sinh . Tuy nhiên , phải chịu đựng đau đớn không phải là một hiện tượng hiếm , và tất nhiên Phản-Khuyến Sinh là một quan điểm mà ít nhất , nên được tiếp cận và cân nhắc kĩ lưỡng với một cái đầu mở .
Ý tưởng về Phản-Khuyến Sinh (PKS) không hề mới. Trong vở Oedipus at Colonus của Sophocles, đoạn điệp khúc như sau : "Không được sinh ra là, vượt lên mọi sự ước lượng ,tuyệt vời nhất" ( not to be born is, beyond all estimation, best ). Một ý tưởng tương tự được thể hiện trong Ecclesiastes ( một quyển sách Kinh Thánh Do Thái thuộc nhóm sách Ketuvim, đối với Kitô giáo, nó là một sách thuộc Cựu Ước). Ở Phương Đông , cả đạo Hindu và đạo Phật đều có một cái nhìn tiêu cực về sự tồn tại ( ngay cả khi họ thường không đi quá xa để chống lại việc sinh sản ). Rất nhiều nhà tư tưởng từ đó cũng đã nhận ra rằng nỗi đau khổ hiện hữu như thế nào , điều mà đã khiến họ phản đối rõ ràng sự sinh sản : Arthur Schopenhauer có thể là người nổi tiếng nhất , những người khác bao gồm Peter Wessel Zapffe , Emil Cioran và Hermann Vetter.

Phản khuyến sinh sẽ luôn là một quan điểm thiểu số bởi vì nó đi ngược lại với bản năng sinh học cố hữu của loài người là duy trì nòi giống. Tuy nhiên, chính xác hơn là vì rất khó để một người có suy nghĩ dành thời gian nghiền ngẫm một cách kỹ lưỡng về quan điểm này, thay vì vội vã bác bỏ nó như là một ý tưởng điên rồ và đồi bại . Phản khuyến sinh không phải là một tư tưởng điên rồ cũng không hề đồi bại. Hiển nhiên là trừ khi nó bị bóp méo và áp đặt một cách cưỡng bách - nhưng mà tư tưởng nào cũng vậy thôi. Nghĩ lại thì, chính khuyến sinh mới là 1 tư tưởng nguy hiểm chứ không phải ngược lại. Hãy nghĩ xem có biết bao nhiêu điều rủi ro và cực nhọc mà một người phải chịu đựng khi họ tồn tại - thay vì vậy, sẽ tốt hơn biết bao nếu không có bất cứ điều gì cả, dù chỉ là một sự khó chịu nhỏ nhất do việc "tồn tại" mang đến.


NHƯNG kể cả khi "đời không hoàn toàn là bể khổ" thì nó cũng đủ ăn hại để ta thấy việc sinh sản là sai lầm . Cuộc đời chỉ đơn giản là tồi tệ hơn rất nhiều so với mọi người vẫn nghĩ , nhưng lại có những động lực mạnh mẽ để ủng hộ cuộc sống này kể cả khi nó cực kì tồi tệ . Mọi người sống những cuộc sống thực sự không cả đáng để bắt đầu mà không nhận ra rằng nó chính là vấn đề 
Khi một ý kiến khơi mở rằng "cuộc sống tệ hơn so với mọi người vẫn nghĩ" thì thường gặp phải sự phản đối mạnh mẽ . Làm sao tôi dám đánh giá cuộc đời bạn tệ như thế nào ! Chắc là đời bạn cũng khá là ổn đối với bạn hử ? Nói cách khác , nếu bạn cảm thấy đời bạn như thể nó thật tươi đẹp (nhiều hơn là xấu xí) ,thì làm sao mà có thể sai được cơ chứ  ?
Điều gây tò mò ở đây là cái logic tương tự cũng đang diễn ra với những người trầm uất hay có xu hướng tự tử . Với những trường hợp này , người lạc quan thường có xu hướng nghĩ rằng đánh giá chủ quan có thể sai lầm. Tuy nhiên, nếu chất lượng cuộc sống có thể bị đánh giá thấp thì nó cũng có thể bị làm quá lên . Thật vậy , trừ khi một người có thể phân biệt rạch ròi giữa cái xấu và cái tốt , có THỰC SỰ bao nhiêu thứ là tốt và bao nhiêu thứ là xấu trong cuộc đời họ và họ NGHĨ đời họ chứa bao nhiêu thứ mỗi loại , thì khi đó ta có thể thấy rõ ràng là mọi người đều có thể nhầm lẫn với những suy nghĩ của mình, bạn nghĩ là 1 chuyện, còn đời nó có ổn hay không là chuyện khác . Cả sự đánh giá quá cao và đánh giá quá thấp về chất lượng cuộc sống đều có thể xảy ra nhưng những bằng chứng thực tiễn về những khuynh hướng nhận thức khác nhau , đặc biệt là với một nhận thức có khuynh hướng lạc quan, thì thường sự giá quá cao lại là lỗi sai phổ biến hơn

Phá thì dễ mà xây thì khó . Rất nhiều ham muốn sẽ chẳng bao giờ được thỏa mãn .

Nếu ta cân nhắc kĩ càng nhiều yếu tố , có thể thấy hiển nhiên rằng nhiều thứ xấu hơn là tốt . Đó là vì có những ví dụ thực tiễn cho ta thấy sự bất cân bằng giữa điều xấu và điều tốt . Nỗi đau tồi tệ nhất , làm ví dụ , sẽ tồi tệ hơn là niềm vui sướng nhất . Bạn không tin ư ? Hãy tự hỏi bạn chân thành , liệu bạn có chấp nhận đổi 1 phút bị tra tấn tột cùng lấy 1 hoặc 2 phút sướng nhất đời ?
Và những nỗi đau thì thường tồn tại lâu hơn là những niềm vui .Hãy thử so sánh bản chất thoáng của sự hoan lạc và những thú vui tình dục với tính chất lâu dài của nỗi đau đớn khôn cùng . Có những nỗi đau mạn tính , ở lưng dưới hoặc các khớp xương chẳng hạn, nhưng không có những thứ như vui thú mạn tính . (Một cảm giác thỏa mãn lâu dài là có thể, nhưng cảm giác bất mãn thì cũng vậy, cũng có thể dài lê thê, và tất nhiên sự so sánh này không hề ủng hộ sự vượt trội của cái tốt )
Thương tổn xảy ra rất nhanh nhưng hồi phục thì lại chậm . Một khối u gây tắc mạch hoặc 1 viên đạn vào đầu sẽ là 1 vé miễn phí lên nóc tủ ngay tức khắc cho bạn - và nếu bạn rất hên thì quá trình hồi phục sẽ rất rất "chậm rãi" . Học, học nữa, học mãi nhưng rồi tất cả vẫn có thể biến mất chỉ trong tích tắc. Phá thì dễ mà xây thì khó .

Khi những ham muốn được thỏa mãn thì dường như mọi thứ cũng đều chống lại bạn . Rất nhiều ham muốn sẽ chẳng bao giờ được thỏa mãn . Và kể cả khi bạn đã làm hài lòng chúng, thì bạn cũng đã phải trải qua 1 khoảng thời gian dài trong sự thất vọng ngập trần rồi . Cái sự hài lòng tạm thời ấy cũng chẳng kéo dài được bao lâu, hài lòng với cái này sẽ dẫn đến một ham muốn khác - cái mà bản thân nó cần được thỏa mãn vào một lúc nào đó . Khi ai đó có thể làm hài lòng những ham muốn cơ bản của họ , ví dụ như cơn đói , ở mức độ thường xuyên/hàng ngày, thì một ham muốn "xịn hơn" sẽ trỗi dậy . Nó là một vòng lặp nhàm chán và một cái thang máy ham muốn, lên rồi xuống, xuống rồi lên, chán lên thì lại xuống, xuống chán thì lại lên .

    Nói cách khác , đời là trạng thái liên tục nỗ lực đấu tranh . Chúng ta càng   ngày càng phải nỗ lực hơn để chống lại cái sự không thoải mái luôn thường  trực - ví dụ như, giảm đau, kiềm chế , và hạn chế bực tức . Chỉ cần thiếu   vắng sự nỗ lực ấy trong phút giây thôi ,chúng ta sẽ lại cảm thấy khó chịu và buồn rầu ngay lập tức , vì dù sao thì đời nó cũng mặc định vậy rồi .
     Nguồn :https://aeon.co/essays/having-children-is-not-life-affirming-its-immoral
(lần đầu e dịch ạ , xin được góp ý thẳng tay)