Part 2:
Khi mà cuộc sống trông có vẻ khá là ổn (theo thực tế) thì chúng lại tồi tệ hơn nhiều so với một cuộc sống lý tưởng đáng có .Ví dụ, tri thức và sự thấu hiểu là những điều tốt . Nhưng những bộ não thông thái nhất , sâu sắc nhất của loài người chúng ta (một cách khó hiểu) đều biết và hiểu ít hơn những gì cần biết và hiểu . Thế nên là, một lần nữa, chúng ta bị đối xử khá là tệ. Nếu sống lâu (với một thể trạng tốt) là điều tuyệt vời thì trên thực tế nó lại tồi tệ hơn nhiều so với mơ ước "an dưỡng tuổi già" của nhiều người .Có thể sống xung mãn trong khoảng 90 năm thì gần với hiện thực tàn khốc hơn là sống xung mãn trong 10000-20000 năm . Sự thực (gần như) luôn mất lòng (so với tưởng tượng).

Những bạn với tinh thần lạc quan sẽ đáp lại những nhận định này với một vẻ mặt kiên cường. Họ phản biện rằng mặc dù đời có khá là nhiều thứ xấu xa đấy, cơ mà điều xấu là cần phải có (theo một cách nào đó là vậy) để cho cái tốt. Nếu không có đau đớn, chúng ta không thể tránh được thương tổn; nếu không có cơn đói, sẽ chẳng bao giờ có một bữa ăn ngon miệng, nếu không cố gắng, đối mặt với thử thách thì sẽ chả có bất kì thành tựu nào.

Nhưng một đống những điều tệ hại rõ ràng là được "ban phát" mà chẳng cần có lý do gì cả. Có thực sự cần thiết để một đứa trẻ sinh ra với một căn bệnh bẩm sinh, hàng ngàn người chết đói mỗi ngày, những căn bệnh chết người, họ đều phải chịu đựng sự thống khổ này Chúng ta có thực sự cần nỗi đau để biết được cái giá của sự bình an ? 
 Kể cả khi ai đó nghĩ rằng cái xấu là cần thiết, chắc hẳn là để trân trọng cái tốt, họ cũng phải thừa nhận rằng mọi thứ sẽ tốt hơn nếu chỉ có cái tốt đơn thuần . Vậy đấy, cuộc sống hẳn đã tốt hơn nếu... chúng ta có cái tốt mà chẳng cần có thứ xấu xa. Vì thế mà cuộc sống hiện tại của chúng ta tệ hơn rất nhiều so với nó-đã-có-thể . Một lần nữa ,sự thực thì mất lòng (hơn nhiều, so với lý tưởng) .
 Một phản hồi mang tính lạc quan khác cho rằng tôi đang đặt ra một tiêu chuẩn phi lý. Theo như sự đối lập này, sẽ không hợp lý khi nói rằng, sự thấu hiểu của chúng ta, cực hạn cuộc đời của chúng ta bị đánh giá bởi những quy chuẩn mang tính bất khả với con người. Đời người phải bị đánh giá bởi những tiêu chuẩn do con người đặt ra, chứ không phải là ngược lại
Vấn đề là cuộc tranh luận này khiến ta bối rối giữa 2 câu hỏi  "một người có thể MONG ĐỢI (hợp lý) một cuộc đời tốt đến dường nào ?"  và câu hỏi : "đời người tốt đến dường nào"  Nó hoàn toàn có lý khi sử dụng tiêu chuẩn của con người để trả lời câu hỏi đầu tiên. Tuy nhiên, nếu chúng ta quan tâm đến câu hỏi thứ hai, ta không thể chỉ trả lời đơn giản là đời người tốt như là đời người vậy,  (Một sự tương đồng: Vòng đời của một chú chuột trong tự nhiên thường kéo dài ít hơn một năm , những chú chuột 2-3 năm tuổi hẳn đã nỗ lực rất nhiều - nhưng vẫn chỉ là đối với một chú chuột. Nó không có nghĩa là chúng đã thành công với "tiêu chuẩn sống thọ". Những chú chuột này yểu mệnh hơn nhiều so với con người và con người thì chẳng là gì so với cá voi đầu cong. 

Buổi biểu diễn không hẳn quá tệ đến mức phải ra về sớm. Nhưng liệu bạn có đến nếu đã biết trước nó tệ như thế nào ? 

Với tất những dự đoán, khó có thể né tránh kết luận rằng tất cả sự sống đều chứa đựng nhiều cái xấu hơn là cái tốt, và chúng bị tước đi nhiều thứ tốt hơn là sức chứa vốn có. Tuy nhiên, với sự ủng hộ tích cực từ cuộc sống, nhiều người không nhận ra điều này. 
Which one ?
Một lời giải thích quan trọng cho điều này là: trong tranh luận về liệu sự sống có đáng bắt đầu hay không, nhiều người thực sự (nhưng thường vô thức) cân nhắc một câu hỏi khác, chính xác là liệu cuộc sống của họ có đáng tiếp tục hay không. Bởi vì họ tưởng tượng rằng bản thân họ không tồn tại, để có được sự đối chiếu với "không tồn tại" họ liên hệ đến bản thể/con người đã từng tồn tại. Sau đó thì nó khá là dễ dàng để bước vào suy ngẫm về sự đánh mất bản thể/con người đó, điều mà tương tự với cái chết. Với tất cả động lực thúc đẩy cuộc sống này , không đáng ngạc nhiên khi con người đi đến kết luận tốt hơn hết là nên tồn tại. 
 Hỏi : "liệu có tốt hơn nếu ta không bao giờ tồn tại" không hề giống với hỏi "liệu có tốt hơn nếu ta chết đi". Không hề có một sự hứng thú nào với việc "được tồn tại". Nhưng nếu có, khi một người tồn tại, thì đó là hứng thú với việc ngừng tồn tại. Có những trường hợp bi kịch mà để có thể  mong muốn được sống tiếp là không tưởng, thường họ sẽ chọn chấm dứt sự chịu đựng dai dẳng và đau đớn của họ hơn là cố gắng sống tiếp. Tuy nhiên, nếu chúng ta nói đời ai đó không đáng tiếp tục, thì những điều tệ hại trong cuộc sống cần phải đủ tệ để vượt qua mong muốn được sống. Ở phía đối lập, vì chẳng có gì hứng thú khi tồn tại nên là cũng chẳng cần đến những cái xấu phải tệ hại hơn để chúng ta có thể nói rằng : sẽ là tốt hơn nếu không tạo ra sự sống . Vậy, chất lượng cuộc sống phải tệ hại hơn để thấy rằng cuộc sống không đáng tiếp tục, nhưng chẳng cần vậy để thấy rằng không cả đáng để bắt đầu một sự sống.( Loại hiện tượng này không phải là lạ lẫm gì: một buổi biểu diễn ở nhà hát, ví dụ, có thể không quá tệ đến mức khiến ta bỏ đi về sớm, nhưng nếu ta đã biết từ trước là nó sẽ tự như thế nào rồi, thì ta sẽ chẳng đến đó từ đầu.)   
 Điều khác biệt giữa một cuộc đời không đáng bắt đầu và một cuộc đời không đáng tiếp tục một phần nào đó giải thích tại sao PKS không hề ám chỉ tự sát hay mưu sát. Nó có thể là trường hợp cuộc đời một ai đó không đáng để bắt đầu mà không phải là đời ai đó không đáng tiếp tục. Dù chất lượng cuộc sống của họ không quá tệ để vượt lên mong ước được sống (không chết) thì cuộc đời họ vẫn đáng để tiếp tục, dù rằng đau khổ hiện tại và sau này đủ để khiến nó trở thành trường hợp khiến cho cuộc đời một ai đó không đáng bắt đầu. Hơn nữa, vì chết hết (xấu), kể cả khi nhìn chung thì chết là một cách để chấm dứt chịu đựng cuộc sống này, thì PKS chống lại sự sinh sản cũng như tự sát và sát hại/mưu sát .
Có nhiều lý do hơn nữa rằng tại sao PKS lại chống lại việc SÁT HẠI. Một trong số chúng là một người không nên ép buộc một người khác mà người này có đủ khả năng để quyết định xem liệu cuộc sống của họ có đáng tiếp tục hay không. Vì chẳng có ai có thể chắc chắn được về những vấn đề này, nên là một quyết định được đưa ra, nếu có thể, nên là do người mà sẽ chết (hoặc sống) đưa ra như kết cục của chính họ.
Sự nhầm lẫn giữa bắt đầu 1 cuộc sống và tiếp tục 1 cuộc sống không phải là cách duy nhất mà sự "công nhận cuộc sống" (or ủng hộ cuộc sống  - life-affirmation) che mờ đi khả năng có thể thấy được cuộc sống này chứa nhiều điều xấu hơn là tốt của chúng ta
Chống lại sự sinh đẻ không nên chỉ dừng lại ở quan điểm, mà theo như điều mà tôi đã tranh luận ở đây, tồn tại luôn luôn tệ hơn là không bao giờ tồn tại. Vậy là đủ để thấy được nguy cơ tiềm tàng của những mối nguy hại cực kì nghiêm trọng có thể gây ra cho chúng ta
Giving birth is DEATH
Nếu bạn cũng như nhiều người nghĩ rằng chết là 1 điều tồi tệ, vậy thì rủi ro khi phải chịu đựng một "tai nạn" như vậy là 100%. Ai cũng có số cả, chỉ cần được sinh ra là bạn sẽ phải chết. Khi mà bạn thuyết phục 1 đứa trẻ, nó chỉ là vấn đề thời gian cho đến khi thương tổn cuối cùng đốn gục đứa trẻ ấy. Nhiều người, ít nhất là ở những khoảng thời gian và địa điểm mà tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh thấp, đều được chứng kiến cái kết cục đáng kinh ngạc này trong quá trình sinh đẻ (của họ). Điều này có thể bao bọc những đứa trẻ khỏi nỗi sợ kinh hoàng, nhưng dù gì đi nữa thì chúng cũng nên biết rằng : với mỗi sự sống là sự lụi tàn đang chờ đợi.

Với những rủi ro tích lũy của tất cả những điều bất hạnh có thể xảy ra với chúng ta, dường như mọi khả năng có thể xảy ra đều chống lại bất kì đứa trẻ nào .

Một số người sẽ mong được theo triết lý của Epicurus khi phủ nhận việc cái chết tự thân nó là xấu. Tuy nhiên, cả khi bỏ qua bản thể cái chết -một thành tựu to lớn- vẫn có hằng hà sa số những số mệnh đen đủi có thể xảy ra với bất kì đứa trẻ nào được sinh ra : Chết đói, hiếp dâm, bạo hành, lạm dụng, bệnh tâm lý, bệnh truyền nhiễm, u ác tính, liệt. Những "số mệnh" này đem lại cả ngàn vạn khổ đau chịu đựng trước khi ai đó được chết. Các bậc phụ mẫu tương lai áp đặt những rủi ro này lên những đứa trẻ mà họ tạo ra.
Những rủi ro thì luôn muôn hình vạn trạng, tùy thuộc vào những yếu tố như vị trí địa lý, vị trí thời gian cũng như giới tính. Kể cả kiểm soát những biến số này, những rủi ro đời người thường khó có thể định lượng. Ví dụ,những vụ hãm hiếp không được báo cáo đầy đủ, nhưng có những số liệu về mức độ báo cáo thiếu đầy đủ của chúng. Tương tự, nghiên cứu về những bệnh tâm lý như trầm cảm thường đánh giá thấp rủi ro cuộc đời, một phần là bởi vì một số đối tượng nghiên cứu chưa từng trải nghiệm trầm cảm mà sau này mới ảnh hưởng đến họ. Cả khi chúng ta chọn những ước tính thấp nhất, trong những rủi ro tích lũy của tất cả những điều bất hạnh có thể xảy ra với chúng ta, dường như mọi khả năng có thể xảy ra đều chống lại bất kì đứa trẻ nào . Chỉ riêng nguy cơ mắc bệnh ung thư thôi đã là rất đáng kể : ở vương quốc Anh, có gần 50% người sinh sau năm 1960 được chuẩn đoán có thể mắc một trong số các loại bệnh ung thư. Nếu người ta áp đặt loại nguy cơ đó ở trong bối cảnh không sinh sản, họ hẳn sẽ bị lên án rộng rãi. Tiêu chuẩn tương tự nên được áp dụng với sự sinh đẻ.

Những luận điểm nói trên đều lên án sự sinh sản trên cơ sở điều mà sự sinh sản gây ra cho một người khi họ được sinh ra. Tôi gọi chúng là những "luận cứ từ thiện" cho chủ nghĩa PKS; Và tất nhiên cũng có những luận điểm đối lập. Điều khác biệt về lập luận này là nó phê phán sự sinh sản dựa trên tác hại mà người được tạo ra sẽ (có thể) làm. Nó giả định rằng : tạo ra sự sống mới có thể gây hại đáng kể đến sự sống khác là hoàn toàn sai lầm.

Loài người (Homo sapiens) là loài phá hoại nhất, và phần lớn sự hủy hoại được "đặc biệt dành cho" chính đồng loại của chúng ta. Loài người đã giết nhau ngay từ thủa sơ khai của loài, nhưng thước đo (chưa được đánh giá) của sự giết chóc đã tăng lên (không phải ít nhất vì hiện nay số lượng người chết nhiều hơn nhiều so với phần lớn lịch sử loài người).Vô vọng thay, những phương tiện đã giết hàng triệu người giờ lại được đa dạng hóa hơn bao giờ hết. Chúng bao gồm đâm, cắt, chém, treo cổ, đầu độc khí ga, thuốc độc, dìm chết, và đánh bom. Loài người đồng thời cũng viếng thăm những nỗi sợ của đồng loại, bao gồm việc ngược đãi, áp bức, đánh đập, gây thương tích, tra tấn, tra tấn, cưỡng hiếp, bắt cóc, và nô lệ.

Những người lạc quan phản biện rằng những đứa trẻ tiềm năng không thể nào là một trong số những tên tội phạm ác quỷ ấy, và điều này đúng : chỉ có một phần nhỏ là sẽ trở thành những tên tội phạm man dợ, độc ác nhất chống lại loài người. Tuy nhiên, một tỉ lệ lớn hơn loài người sẽ tạo điều kiện cho những tội ác ấy. Sự bức hại và áp bức xảy ra được thì thường đòi hỏi sự chấp thuận hoặc đồng lõa của vô số con người.
Trong bất kì sự kiện nào, tổn hại mà con người gây ra cho người khác không chỉ giới hạn ở những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng nhất. Cuộc sống hàng ngày đầy rẫy sự không trung thực, phản bội, sơ suất, tàn nhẫn, đau khổ, thiếu kiên nhẫn, bóc lột, phản bội và tự ti. Ngay cả khi những thứ này không giết chết hoặc làm tổn thương cơ thể, chúng có thể gây ra những tổn hại tâm lý đáng kể và những thiệt hại khác. Trong những tác hại như vậy, mọi người đều ở mức độ khác nhau, là một thủ phạm.
Những người không được thuyết phục rằng những thiệt hại gây ra bởi một đứa trẻ bình thường đối với người khác là đủ để hỗ trợ kết luận của một người PKS sẽ phải tính đến những tổn hại to lớn mà con người làm cho động vật. Hơn 63 tỷ động vật trên mặt đất và, theo ước tính rất bảo thủ, hàng năm có hơn 103 tỷ động vật thủy sinh bị giết chết. Số lượng cái chết và đau khổ chỉ đơn giản là kinh ngạc.

Nếu bất kỳ loài nào khác gây ra thiệt hại nhiều như con người, chúng ta sẽ cho rằng nó là sai trái khi sinh sản thêm những thành viên mới của loài đó.
Tất cả điều này là do sự thèm ăn của con người đối với thịt và các sản phẩm động vật, sự thèm ăn của đại đa số con người. Với các ước tính (rất bảo thủ), mỗi con người (không ăn chay hay thuần chay) trung bình sẽ chịu trách nhiệm về 27 con vật / năm, hoặc 1.690 con trong suốt cuộc đời.
Có lẽ bạn nghĩ rằng bằng cách nuôi dạy con cái thuần chay, bạn có thể tránh được sự tranh cãi đối lập. Tuy nhiên, mỗi đứa trẻ mới, ngay cả khi ăn chay, rất có thể sẽ góp phần gây ra thiệt hại về môi trường, một trong những cách để con người làm hại con người và các động vật khác. Ở các nước phát triển, mức đóng góp bình quân đầu người cho suy thoái môi trường rất đáng kể. Các nước đang phát triển thì ở mức thấp hơn nhiều, nhưng tỷ lệ sinh cao hơn nhiều sẽ làm giảm tiết kiệm bình quân đầu người.

Nếu bất kỳ loài nào khác gây ra thiệt hại nhiều như con người, chúng ta sẽ cho rằng nó là sai trái khi sinh sản thêm những thành viên mới của loài đó.

Điều này không ngụ ý rằng chúng ta nên tiến xa hơn và cố gắng tiêu diệt loài người thông qua một "giải pháp cuối cùng". Mặc dù con người đang phá hoại ồ ạt, nhưng cố gắng diệt trừ loài sẽ gây ra thiệt hại đáng kể và phạm tội diệt chủng. Nó cũng có thể gây trở ngại, gây ra nhiều sự phá hoại hơn là nó tìm cách ngăn chặn, như nhiều người utopi bạo lực đã làm.

Lập luận đối nghịch không phủ nhận rằng con người có thể làm tốt ngoài việc gây thiệt hại ra. Tuy nhiên, với khối lượng tác hại đã/đang/có thể gây ra, dường như cái tốt không thể nào chiếm thượng phong. Có thể có những cá nhân đang làm nhiều việc tốt hơn là gây hại, nhưng với động cơ tự lừa dối về vấn đề này, các cặp vợ chồng đang dự tính sinh con nên hoài nghi một cách lạ thường rằng những đứa trẻ mà họ tạo ra sẽ là những ngoại lệ hiếm hoi.
Cũng giống như những người muốn có một con vật đồng hành nên nhận nuôi một con chó hoặc mèo thay vì nuôi những con vật mới, vì vậy những ai muốn nuôi con nên nhận nuôi chứ không phải là sinh sản. Tất nhiên, không có đủ trẻ em-không mong muốn (unwanted children) để đáp ứng tất cả những người muốn làm cha mẹ, và sẽ còn ít hơn nếu phần lớn những người sản xuất ra những đứa trẻ-không mong muốn này đã mang chủ nghĩa PKS từ trong tim. Tuy nhiên, miễn là có những đứa trẻ-không mong muốn, sự tồn tại của chúng là một lý do khác chống lại những người sinh sản.|

Nuôi dưỡng trẻ em, dù là con cái sinh học hay con nuôi, có thể mang lại sự hài lòng. Nếu số trẻ em-không mong muốn được đưa về số không, chủ nghĩa PKS sẽ dẫn đến việc tước đi lợi ích này của những người chấp nhận đạo luật cấm "tạo ra" (creating) trẻ em. Điều đó không có nghĩa là chúng ta nên khước từ chủ nghĩa PKS. Phần thưởng của việc trở thành cha mẹ không lớn hơn việc gây ra sự nguy hại nghiêm trọng sẽ gây ra cho người khác.
Câu hỏi không phải là liệu khi nào con người sẽ bị tuyệt chủng, mà là khi nào họ sẵn sàng. Nếu các lập luận PKS là chính xác, thì tốt hơn hết là mọi thứ đều bình đẳng, nếu điều này xảy ra sớm hơn là muộn hơn, thì càng sớm xảy ra bấy nhiêu, lại càng có nhiều đau khổ và bất hạnh được tránh khỏi.

We chose not to have kids. We wanted the two of you. That's what we wanted. We wanted the two of you in our lives.That's what we chose. That's one of the reasons I fell in love with your dad.
Because we both felt as if... the world has enough people in it. Have a child, couldn't guarantee it will make anything better. But to take a child that's suffering like you boys were. Give you a chance in the world. That's something."
-Lion-
THE END :