Câu chuyện:
Đức Khổng Tử đi dạo ngoài đồng, thấy một người đàn bà đứng khóc nỉ non ở chỗ bờ đầm. Đức Khổng Tử thấy làm lạ, bảo học trò lại hỏi vì sao khóc.
Người phụ nữ nói:"Lúc nãy tôi đi cắt cỏ thi, tôi làm mất trâm cài tóc bằng có thi nên tôi khóc"
Đức Khổng Tử hỏi:'' Đi cắt cỏ thi mà làm mất cái trâm bằng cỏ thi thì việc gì phải khóc?"
Người đàn bà nói:"Không phải vì tôi đánh mất trâm bằng cỏ thi mà tôi khóc mà tôi khóc vì thương tiếc một vật cũ, dùng đã lâu mà nay không còn thấy nữa

Những góc nhìn cá nhân về câu chuyện này:
Người phụ nữ trong câu chuyện là một người có tình có nghĩa, trân quý những vật đã gắng bó rất lâu với mình. Qua đó cũng giúp ta nhận ra có nhiều hạng người vô ơn bạc nghĩa; có mới nới cũ; ... Những hạng người ấy đáng chê trách làm sao. 
Ngày nay, xã hội đã thay đổi rất nhiều. Việc tốt lan tỏa nhanh 1 thì việc xấu lan tỏa nhanh gấp 100. Những con người có tình có nghĩa trong xã hội thực sự rất khó tìm bởi sự thực dụng và vật chất hóa. 
Ngoài ra, câu chuyện cũng nhắc chúng ta không quên nguồn cội của chính mình, dù bản thân có đi đến đâu cũng là người Việt Nam. Mình có quyền tự hào về những truyền thống tốt đẹp của cha ông đã trao truyền đến ngày hôm nay. Chúng ta phải có trách nhiệm phát huy những truyền thống tốt đẹp ấy và trao truyền lại cho những thế hệ sau này.
Cũng là câu chuyện này nhưng nếu ta nhìn trên góc nhìn của đạo học, người phụ nữ thương tiếc một vật cũ là dính mắt vào chính vật đó. Từ đó mà khổ đau xuất hiện. Mình nhớ có một vị thầy đã từng nói: Khổ đau không phải do hoàn cảnh bên ngoài mà do cách ta phản ứng với hoàn cảnh ấy. Những vị thầy tâm linh thường có những góc nhìn rất khác chúng ta. Họ đã nhìn xuyên qua được vấn đề, thấu tỏ bản chất của sự vật, hiện tượng để rồi không còn bị hoàn cảnh bên ngoài đánh gục nữa. Người phụ nữ biết quý trọng vật cũ là đáng quý nhưng nó không may mất đi thì cũng là duyên. Vậy hãy giữ những sự trân trọng ấy trong lòng!!!
Vậy góc nhìn của bạn về câu chuyện này là gì? 
Hãy cho mình biết để chúng ta có thêm nhiều góc nhìn nhé !!!