Người đàn ông dậm chân theo nhịp tươi vui của ca khúc. Một bài ca ông đã thuộc lời nhưng chưa bao giờ nhớ được tên.
"Ngày xưa em còn bé thơ tình rất hay dỗi hay hờn..."
Người đi đường thấy một gã kỳ lạ, mặc chiếc áo khoác đen sờn vải , quần nỉ thụng màu xanh mạ, quấn khăn cầu vồng, cổ đeo vòng làm bằng kim loại rẻ tiền, chân đi đôi dày da nhân tạo có đế dày cứng. Mái tóc đã nhiều chỗ bạc, bù xù vì đã lâu không được gội , lông mày nhạt gần như biến mất phía trên đôi mắt cụp âu sầu, những vết chân chim hiện lên rõ rệt khiến ta có thể thấy rõ rằng ông đã ngoài 50 tuổi.
Dù có dáng vẻ của một người trưởng thành thất bại, ta lại thấy ở ông biểu hiện sự hồn nhiên lạ lùng. Ông lái chiếc xe đạp điện nát màu bạc, cục sắt vụn này là phương tiện duy nhất giúp ông di chuyển trong thành phố suốt 5 năm qua, ông mua nó ở một tiệm bán đồ cũ với cái giá mà theo như ông kể là đáng giá 10 bát phở . Ông vặn hết tay ga , chiếc xe mệt mỏi lao đi với vận tốc 20km/h , ông vượt qua hết tất thảy những kẻ đi bộ nhưng lại bị qua mặt bởi những con xe khác , ấy thế ông vẫn thấy mình là hung thần xa lộ, là một tay chơi đang điều khiển chiếc Harley Davidson . Bà thím ngồi sau xe chồng nhìn con tinh tinh già cưỡi trên cục sắt rỉ thốt lên :" Nát"
Ông càng ngày càng hát lớn, chân gõ liên hồi lên thân xe, từ niềm vui âm thầm, nó trở thành cơn phấn khích. Chẳng ai hiểu bài hát cũ mèm này có gì hay, và điều gì khiến ông già vui thế? Ông ta đang say ư? Hay đang phê thuốc? Hay ông ta là kẻ tâm thần? Nhưng dù gì đi nữa, chắc chắn tâm trí ông dang có vấn đề, một sự loạn thần kinh. Nếu có điều gì khiến ta hạnh phúc, thường ta sẽ giữ kín vì nó là điều quý giá, ta biểu hiện ra cho mọi người khi kết quả đã công bố rõ ràng và bất khả che dấu mà thôi. Ví như bạn trúng số độc đắc, bạn sẽ âm thầm nhận giải, giấu mặt, và chỉ chia sẻ thông tin về khối tài sản đó khi phải giải thích , vì ta có nhiều thứ phải giữ gìn, không chỉ là tiền mà còn là sự an toàn về địa vị và tính mạng. Nhưng người đàn ông này có cái gì đó khác, ông ta vui một cách bất cần, nghĩa là niềm vui mang tính vị kỷ cao, ông ta như đang sống trong thế giới tách biệt, nơi câu chuyện của ông có hồi kết mãn nguyện, trong vùng đất tối tăm của tâm trí đó ông là kẻ quyền lực có quyền phán xử , ông là quan tòa, là bản án và là kẻ trừng trị công dung nhất, nhưng ông không có nhân chứng, khán giả hay đám đông. Ở đó ông là kẻ cô độc, là sinh vật sống duy nhất đang thèm khát những kết nối xã hội tầm thường. Sẽ là đau khổ biết mấy nếu Bao Thanh Thiên vừa trừng phạt đúng kẻ có tội nhưng lại chẳng có dân đen nào biết đến, vì sự thanh liêm chẳng là gì nếu không có tôn vinh, chính trực là vô nghĩa nếu không có chứng kiến , và ông không tồn tại nếu không có đồng loại. Nên ông cười, ông hát và ông cười lớn hơn, giọng hát vang to hơn. Ông muốn người ta thấy ông vui, ông muốn kẻ khác thấy ông yêu đời mãn nguyện. Ông muốn bày tỏ cái thế giới nội tâm đen mờ trong những tưởng tượng kia ra ánh sáng, để đồng loại của ông tức tối, để lũ sapien đó thấy rằng, dù chúng có vùi dập ông trên thang điểm nào thì cũng không thể dập tắt được sự tự do của ông.
"Giờ đây em mười tám tôi đã chót thương chót yêu rồi..."
--------------------------------------------------
Ngày ra tù, ông có trở về quê để giải quyết một số giấy tờ nhưng không lưu lại lâu , lấy một cái tên mới, ông di chuyển tới tỉnh lẻ phía Nam. Sau nhiều tháng sống lang bạt, ông xin làm bảo vệ cho một cơ quan nọ. Công việc của ông đơn giản là buổi sáng trông xe , quản lý người ra vào cơ quan, tối ngủ ở phòng trực luôn để sáng đèn. Ông nhận một khoản lương nhỏ nhặt chỉ đủ ăn một bữa một ngày, nhưng bù lại ông được sử dụng điện nước và vệ sinh chung. Những ngày đầu tiên đi làm khá thuận lợi, ông tỏ ra khá ngoan ngoãn và hợp tác với mọi người , nhưng cũng giống như tất cả những người có gốc gác nông dân, biểu hiện cần cù tích cực này chỉ diễn ra trong một giai đoạn đầu, và biến chất khi mọi thứ khi thời gian qua đi, và con người đã thôi đóng kịch. Người đàn ông thể hiện lối sống bừa bãi và bẩn thỉu, ông để vương vãi đồ ăn thừa trong phòng trực, vỏ lon bia xếp lộn xộn trước cửa, quần áo ông bụi bẩn hôi hám, ông chiếm dụng các không gian chung để các đồ đạc riêng tư, người ta chẳng biết ông lôi ở đâu về đám cây cảnh mới nhưng chiều chiều, họ thấy ông phạt cỏ, xới đất, trồng đám cây đó, ông lấy những viên đá cuội xếp chồng lên nhau thành hòn non bộ, xếp gạch thành lối đi, vòng hàng rào bằng những sợi ni lông màu xanh. Ông ta biến một góc sân cơ quan, nơi được trông cây theo quy định, thành mảnh vườn của riêng ông, ông chăm chút nó như con sói đánh dấu lãnh thổ và gầm gừ đe dọa khi có kẻ lạ mặt đột nhập. Việc này được diễn ra, vì nhiều người lúc đầu tưởng rằng ông là người chăm cây, họ cho rằng cơ quan đang muốn thay đổi cảnh quan, nhưng rồi họ thấy một góc của vườn được cải tạo, còn nửa kia thì không, lúc đó nhân viên lời ra tiếng vào, người khen, kẻ chê, lời bàn tán nổi lên. Một hôm, sếp gọi ông lên và yêu cầu ông rỡ bỏ hết đám cây cối, sỏi đá và trông lại cỏ như trước, hắn ta bảo rằng, ông lạm dụng tài sản của công ty gây ảnh hưởng tới không gian chung. Ông chấp nhận trong hậm hực, sau nhiều tuần trì hoãn, ông cũng phải rỡ bỏ công trình, mà ông cho rằng là đẹp nhất trần đời .
Ông coi họ (những người trách mắng ông) là lũ vô ơn, với đồng lương ít ỏi chúng trả , số tiền không đủ khiến ông no bụng, mà ông còn giúp chúng làm tiểu cảnh, vậy mà chúng nói ông là kẻ phá hoại của công. Ông biết kẻ đã mách lẻo và nói những lời xấu xa về ông là mấy con mụ lao công. Ông biết điều này, vì chúng chính là những kẻ nhiệt tình nhất rêu rao rằng ông là đứa gàn dở và khó ưa, chúng tức tối và rủa ông khi dọn đám đất ông bày ra khi cải tạo khu vườn. Và hơn hết, chúng ghét cay ghét đắng vì ông không thèm để tâm đến , ông chỉ coi lời nói của lũ đàn bà đó là tiếng vo ve của loài muỗi, cái loài côn trùng bé tý chuyên đi hút máu và truyền bệnh, chúng gàng rít lên và quấy nhiễu chỉ chứng minh chúng sợ hãi và vô dụng. Ấy vậy mà gần đây, khi ông bị khiển trách, chúng lại đột nhiên im lặng... à, phải rồi, loài muỗi im lặng khi chúng đang hút máu người, vậy thì lũ thối tha đó đã đốt ông, chính mấy con già đó chứ không ai khác.
Phải nói thêm rằng, sự tức giận của ông chỉ ngấm ngầm trong bụng, chứ không bộc lộ ra ngoài. Từ ngày bị kiểm điểm, ông trở lên vui vẻ hơn hẳn. Ban ngày ông ăn mặc chỉnh tề, chải tóc sang bên, ông hăng hái đáp trả những lời chào hỏi buổi sáng của đám nhân viên, đặc biệt ông cô gắng nói vài câu thân mật với các vị sếp. Với xã hội chúng ta thì đây là một công việc thấp kém, mức lương tối thiểu và giờ làm việc gần như 20 tiếng/ ngày ... bạn có dùng từ ngữ nhân văn nào thì sâu thẳm bên trong, bạn biết nó như vậy, ông cũng biết điều đó, và ông cũng nhận thức rõ hoàn cảnh và địa vị của bản thân, rằng đây là việc duy nhất ông có thể bấu víu vào để nuôi sống chính mình. Vậy là , dù coi thường công việc, ông vẫn biết ơn nó, dù cuộc sống bất tiện , bụng luôn đói , lương không đủ sống 2 tuần, ông vẫn tìm được niềm vui thích . Đầu tiên, ông dành chỗ để đẹp nhất cho các sếp, dù xe có đông đến đâu, ông sẽ tìm cách mở thoáng lối và đứng ra chỉ đường để lãnh đạo dễ dàng đánh vào chỗ , rồi ông tiến sát lại để mở cửa, nếu là phụ nữ ông sẽ sách đồ cho họ, nếu là đàn ông, ông khúm núm hỏi xem họ cần ông làm gì chi chăng. Và đương nhiên, ông rất được lòng cấp trên, họ chào ông bằng tên, mời ông hút thuốc. Dù có một lần, lão sếp đưa ông cầm chiếc vali , nhưng lão ta chưa đưa tới tay ông đã buông ra, ông không kịp nắm lấy, làm chiếc vali màu xanh đó rơi xuống đất, rơi vãi đồ đạc, lão sếp mặt đỏ gay, còn ông vội vã cúi xuống nhặt vội vào bên trong, lão sếp nhìn bằng đôi mắt rực lửa như muốn thiêu cháy cơ thể ông, nhưng sau vài giây, lão lấy lại được bình thản, dơ tay phải ra đón lấy chiếc vali mà ông già đang dâng lên bằng 2 tay, lão gật đầu :
" Không sao, toàn giấy tờ thôi, cảm ơn bác". Vẻ mặt lão như muốn tha thứ, như muốn xỉa xói ông, trông rất khó hiểu
Ông ở lại mà lòng rối bời, ông thấy tức sôi lên, ông cũng là người, một người có tự trọng, tại sao ông lại phải hạ mình như vậy. Nếu lão sếp tức giận chửi mắng ông, có nghĩa lão ta bị mất tự chủ, nghĩa là một phần trong hành vi đó lão ta chấp nhận mình sai và cố đổ lỗi cho kẻ khác , còn ở đây, lão lại cười bình tĩnh, và tỏ vẻ bao dung tha thứ cho ông, nghĩa là lão thực sự thấy lỗi là ở ông và cao thượng tha thứ... mà ông đâu có sai, ông không phải kẻ có tội, tại sao ông lại phải biết ơn vì được tha thứ lỗi lầm của kẻ khác...cơn giận làm mặt ông đỏ gay... ông quyết trí lần sau sẽ tỏ thái độ rõ ràng với lão, sẽ cho lão biết ông không coi hạng người đó ra gì... ông bất chấp , với số tiền ít ỏi đó mà ông phải chịu nhục thế ư? Ông bỗng nhoẻn miệng cười đắc trí lắm.
Một thằng bồi khi bị hành hạ và làm nhục thường có xu hướng muốn ra vẻ quyền lực với những người khác, những kẻ hắn cho rằng là yếu hơn mình. Ông tỏ ra rất hách dịch với những khách lạ, các bạn trẻ khi có việc cần ghé qua cơ quan này. Ông trợn mắt, nhíu mày, hất hàm về phía khách
"Đi đâu?" - trống không và sỗ sàng, ông hỏi họ
"Xuống xe rồi trình bày!"
"Hết chỗ để rồi, mang ra ngoài gửi rồi quay lại!"
"Gặp ai, hẹn trước chưa?! Đây không phải cái chợ mà thích thì vào!"
Ông khoái trá khi thấy họ bị làm phiền và hành hạ, cậu bé nhìn ông bằng đôi mắt lo lắng dò hỏi. Ông muốn kéo dài khoảnh khắc quyền uy đó nên ông làm mọi việc rất chậm chạp, ông nhìn xuống tờ giấy như đang xem xét dù tờ giấy chẳng ghi gì, ông chờ thêm 1 phút, rồi 2 phút, rồi ông đứng dậy đi ra phía tủ sắt, vẫn chẳng lấy gì, tỏ vẻ tìm kiếm. Anh khách dõi theo ông sốt ruột, anh nói một lời với "bác" xưng "cháu". Ông không nhìn anh, quay về bàn, khô khốc nói .
"Để cmt lại đây, mang xe vào kia, lên tầng 2"
"Ôi bác ơi, cháu quên không mang cmt rồi, bác cho cháu vào một chút rồi ra ấy mà"- Anh cười méo mó
Ông ngước mắt nhìn khuôn mặt anh 1 giây
"Đi làm thủ tục mà không có cmt, về lấy đi rồi vào"
Anh khách vẫn ấp úng cái gì đó, còn ông, đã học được cái thỏi quen hách dịch của lũ vô công. Ông cho vào cũng được, nhưng như thế họ sẽ coi thường ông... là ba phải... là không có trọng lượng... họ khinh ông... à đúng rồi, chúng mày định khinh thằng già này chứ gì... vậy thì bố mày đéo cho vào... Ông lại cười thầm đắc trí lắm.
--------------------------------------------------
Chàng trai trẻ của tôi là một người ngây thơ, dù nhiều người sẽ phản đối, họ quả quyết rằng anh là kẻ đê tiện, hung bạo và xấc láo, họ nói rằng đó là bản tính của anh. Nhưng tôi cho rằng, anh là người ngây thơ, vì chỉ có những kẻ thiếu lý tính và cả tin mới dễ dàng bị lây nhiễm những thới xấu của xã hội như vậy, ví như tờ giấy bị thấm mực, nó càng trắng, càng sạch thì lại càng dễ nhuộm màu. Anh ta hắc ám là vì môi trường vấy lên mà thôi, nếu chúng ta để đứa bé trong hoàn cảnh yêu thương thì hẳn rằng tâm trí nó cũng sẽ tốt lành, còn nếu ta đẩy cùng đứa bé đó ra đầu phố, với những bóng ma dật dờ trong xó thì nó sẽ trở thành một trong những con ma đó. Anh sinh ra trong một gia đình thuần nông, ông bà anh là nông dân, bố mẹ anh cũng là nông dân. Khi anh 3 tuổi, ông bố đi lên thành phố làm thợ xây và gửi tiền về vài thàng một lần, một năm ông cũng chỉ về có dịp tết, khi ra đi ông lại mang theo một khoản tiền , mà ông bảo để làm ăn, và để lại cho bà mẹ một đứa con khác trong bụng.
Anh là đứa con thứ 3 trong một gia đình có 6 anh chị em. Không phải đứa con cả, người có trách nhiệm với tổ tiên, không phải đứa út, đứa được nhận nhiều quan tâm của mẹ và anh chị. Nghĩa là anh chỉ là một trong những thứ bố ông để lại cho mẹ vào những lúc trở về, anh là một cái nợ mà bố trút lên vai bà, nghĩa là một người không quan trọng, là một thứ gần với sai lầm.
Có một kỷ niệm anh nhớ mãi, anh kể cho tôi vào một tối mùa hè khi còn trong trại giam, giọng anh sang sảng và giật cục, chắp vá lung tung, khiến tôi phải tự kết nối lại thành câu chuyện, nhưng nó là một điểm quan trọng hình thành nên tính cách của anh, hoặc nó là điều mà anh tin rằng, đã hình thành ra nhân sinh quan của bản thân:
"Khi 8 tuổi, trên tao có một anh cả 12 và chị 10 tuổi, dưới có 2 đứa em 5 và 2 tuổi. Gia đình rất nghèo, gần như không đủ ăn, bọn tao phải tự ra đồng mà kiếm thứ bỏ vào mồm. Mỗi ngày , bọn trẻ tập trung lại vào bữa trưa và bữa tối, bữa trưa thường ăn độn ngô khoai, bữa tối sẽ có thêm tôm cá , trứng v..v... Mà chút đạm hiếm hoi đó đều từ tay ông anh kiếm về... tao biết đó là đồng anh ăn trộm được... nhưng có sao đâu... có ăn đã là may rồi. Anh cả tao ấy mà... mày mà được gặp ông ấy sẽ thấy, đó là một con cáo, một kẻ tinh ranh nhất mày từng biết. Hôm đó, tao đào được ít khoai lang... đến tầm trưa tao chạy đến khoe với ông anh cả... định bụng đem về nhà nướng. Nhưng hắn bảo tao nướng trước, rồi cất vào đống rơm sau nhà, chiều đói sẽ đem ra ăn. Thế là tao làm như ý... một lúc sau về nhà, thấy họ đã ăn trưa xong... họ là lũ anh chị em quý báu của tao ấy mà. Chúng để phần lại tôi một bát cơm trộn ngô, tao để ý trên mâm còn mấy khúc xương cá...lúc đó tao mới vỡ nhẽ là bị chơi xỏ, trong lúc nướng khoai thì bọn nó ăn hết miếng ngon... quả là thâm độc. Tao tức lắm... tức chứ... làm sao mà không tức được... tao cầm bát cơm vàng ố , ức như muốn khóc... quả thật tao có rơi vài giọt... nhưng quay mặt đi chỗ khác . Vừa ăn vừa khóc cũng mất một lúc... rồi tao thấy bà chị hai ôm bọc gì đó xuống bếp, bà ta đưa cho mẹ, lúc đó đang cho con bé út ti. Nó bảo với mẹ rằng, nó đào được ít khoai để mẹ ăn cho có sữa, những đứa khác đều ăn cơm rồi nên mẹ cứ ăn không cần lo . Rồi chị ta tự lấy một củ to nhất và bóc ăn ngon lành. Chị hai của tao ấy mà... là một con rắn độc... chị ta nói với ông anh cả rằng mẹ cần tẩm bổ để có sữa, được anh chỉ chỗ, chị ta ra đống rơm lấy chỗ khoai nướng mà tao giấu. Thế là chị vừa được làm đứa hiếu thảo, vừa được no bụng.
Tao thấy sao ư? Một đứa bé 10 tuổi, bị anh trai xỏ mũi, chị gái cướp công. Nhìn mẹ khen ông anh, xoa đầu bà chị. Ngay khoảnh khắc đó, tao đã biết gia đình chính là thứ độc ác nhất phải tiêu diệt. Bên ngoài thì anh em máu mủ, bên trong thì âm thầm siết cổ nhau. Tao biết mình phải lớn nhanh hơn để ra đi, chẳng thể trông chờ gì ở lũ người này. Mày có thể nói đó là chuyện của trẻ con... đúng... đúng là trẻ con thật... nhưng ai cũng từng là trẻ con, mọi ý thức về cuộc sống đều bắt đầu khi ta là trẻ con.
Mày thấy đấy, người ta học sự ghen ghét đố kỵ khi còn nhỏ, và giết nhau khi trưởng thành. Trên báo chả có vụ, anh trai chém chết cả nhà em gái vì cắm mốc quá 5cm đất đấy... cái mâu thuẫn ấy... nó không phải chỉ là 5cm đó... nó bắt đầu từ những bữa cơm tranh ăn, nó bắt đầu từ sự thiếu giáo dục, từ sự gian trá và lừa lọc. Ôi tao chẳng giỏi dùng từ ngữ... địt mẹ lũ thợ chữ ... mặc xác chúng."
Anh lấy tay trái vuốt ngược từ mũi , qua trán, lên đến mái tóc, nó là thói quen khi anh vừa trút bỏ được một gánh nặng, tôi để ý thấy anh thường có thói quen này sau khi làm xong công việc trong trại, sau bữa ăn, sau khi đi vệ sinh hoặc sau những cuộc tranh luận. Cuộc sống phía sau song sắt biến con người anh trở nên nhàm chán, ai đó tích cực có thể gọi nó là sự trầm lắng, công việc hàng ngày lặp đi lặp lại, và ta có nhiều thời giờ rảnh rỗi, nên ta suy tư nhiều hơn, ta nghĩ về đời mình, quẩn quanh với quá khứ, và ta kể về chúng với bất cứ ai muốn tiếp chuyện, có khi ta tự thì thầm với chính mình, nhà tù biến những kẻ ngang tàng và khác biệt ngoài xã hội thành những kẻ tâm thần với chính nội tâm, nghĩa là họ tự thấy mình không ổn.
Để tiếp tục câu chuyện, tôi hỏi anh
"Thế vì sao mày vào đây?"
"Cướp"
" Có gây thương tích không?"
"Có chút ít... "
"Bao nhiêu niên?"
"12"
"Nặng nhỉ, mày cướp gì?"
"Tiền"
"Của cá nhân à?"
"Của ngân hàng"
Tôi bất ngờ nhìn người đàn ông gầy gò, nhỏ thó với nước da đen đúa trước mặt
"Mày cướp ngân hàng á?"
Vì tò mò và cũng rảnh rỗi, tôi mớm để anh kể về tội trạng của bản thân.Một câu chuyện mà tôi không biết nên khóc hay cười, anh vừa đang khinh mà vừa đáng thương.
" Mười tám tuổi là tao lên thành phố, định bụng là đi làm vài năm kiếm được ít vốn sẽ về quê lấy vợ. Tao có con người yêu ở trong làng, yêu giấu diếm gia đình từ hồi 16 tuổi. Tao đi làm được 1 năm thì biết tin cô ta lấy chồng. Tao tức tốc, bỏ cả việc để về nhà đúng ngày rước dâu, tao còn shock hơn khi chồng nó chính là thằng bạn thân. Nhưng việc đã rồi, chẳng biết phải làm sao... tao cứ đứng ở phía sau hàng rào mà khóc... xấu hổ lắm... nhưng không kiềm được, nước mắt nó cứ tuôn ra thôi. Nghĩ lại thì, tuổi trẻ là vậy, cả tin và ngu ngốc, đàn bà là cái giống quỷ quyệt, có thể lúc này họ ôm lấy ta bằng vòng tay ấm nhưng phút sau lại ngoảnh mặt đi quá đỗi lạnh lùng. Lúc đó, tao không trách nàng, mà tao trách bản thân bất lực và nghèo túng, tao hận mình và hận số phận... tao tự suy diễn cao thượng rằng, nếu nàng lấy tao thì sẽ phải khổ sở nên chọn kẻ khác là phải nhẽ, tao cho rằng vì tao yêu, nên tao sẽ để nàng được tự do... thực lòng nàng yêu tao... tao tin điều đó như tin con gà đẻ trứng vậy... nếu có ai phản đối, tao sẵn sàng tử chiến với họ. Tao mất vài tuần say sưa rượu chè để giải sầu, trong những buổi thâu đêm suốt sáng, tao không ngừng rủa nàng là con đàn bà lăng loàn, là kẻ vô tình bạc nghĩa... tao nguyền rủa chồng nàng là loài sâu bọ bẩn thỉu... rồi tao lại khóc lóc, tao hối hận vì những điều độc địa đã nhổ ra...tất cả là do cái thói cao thượng hời hợt... tao tát vào mặt mình đến đỏ lừ hai má, và ai đó phải giữ chân tay cho đến lúc tao lịm đi vì mệt."
"Vài thàng quấy nhiễu sự bình yên của làng quê"- Anh kể tiếp- "Tao lại ra đi, lần này tao đi xa hơn, lên biên giới làm đủ nghề. Tao làm và chỉ làm, làm quên mình, quên đời và quên nàng. Hồi đấy quả là oanh liệt, vì làm nhiều việc nên tao quen nhiều người nên kiếm tiền cũng khá. Cả đời tao chưa bao giờ có nhiều tiền như thế, từng xấp, từng xấp cứ đến dễ như ăn kẹo, tao sắm sửa quần áo, mua xe máy và tham gia các cuộc vui. Từ các cuộc trác táng đó, tao lậm vào bộ môn sóc đĩa... haiz... cái môn thể thao này... đúng là gây nghiện. Mỗi ngày, khi xong việc là tao đến sàn sóc đĩa, mày biết không, hồi đó họ mở sàn lớn lắm, một khoảnh đất rộng có khoảng chục nhóm đang chơi, vài trăm người cùng tụ tập nhau. Không khí rộn ràng và hưng phấn , như ngày tết vậy, thử hỏi một thanh niên có tiền làm sao lại chối từ được kích thích muốn khẳng định và chiến thắng, nếu mày ăn đậm, đám đông sẽ tung hô, họ biết đến tên mày, họ gọi mày là anh này, anh kia, họ cho mày một cái danh xưng tùy theo kích cỡ số tiền mày bỏ ra. Tao đến sàn bạc nhiều hơn, từ 3 buổi một tuần, giờ ngày nào cũng đến, cả lúc đi làm tao cũng trốn đến. Tiền lương chẳng đủ để chơi, nên tao tìm mọi cách để có tiền, từ nhập lậu, đến chuyển hàng cấm... đủ hết, miễn là có tiền."
" Rồi... Rồi... tao đoán nhé, mày thua bạc, nợ chồng chất rồi phải đi cướp đúng không?" - Tôi rút ngắn câu chuyện
"Không hẳn... từ từ đã nào... mày vội về với vợ à? Còn 5 năm nữa cơ mà..."- anh cười gian xảo.
"Quả thực tao có nợ nần vài người... à... cũng nhiều đấy... quan trọng nhất là tao lấy tiền hàng của ông chủ đem nướng hết. Biết sắp phải giải trình, mà vận tao lúc đó đang đen. Nên..."
"Nên mày trốn phải không"- Tôi nói
"Đúng là mấy thằng cờ bạc hiểu nhau quá rõ mà"- Anh cười lớn- " Tao định chạy vào Nam, nhưng hết tiền, nên tao chạy về quê. Nhìn thấy tao, mẹ và các em tao có vẻ ngạc nhiên, nhưng chúng chẳng vui vẻ gì. Tao biết chứ, vì thấy tao về tay không, chẳng có quà cáp gì. Ngày hôm sau, mẹ tao đã dò hỏi xem tao có dự định gì và kiếm khá không. Tao bịa chuyện qua loa, tao bảo bà rằng đang làm ăn chung với mấy anh máu mặt, một thời gian nữa sẽ có lợi nhuận.
Mấy tuần ở nhà, ăn không ngồi rồi phát chán, nên hay tha thẩn quán xá. Một hôm, tao gặp lại mấy thằng bạn cũ, trong đó có thằng chồng con người yêu cũ ấy. Thằng này nó cao hơn tao một chút, thưa tóc, mắt to, môi mỏng, sơ mi quần âu, tay xách ca táp, tình tình khó đoán, được cái ưa xã giao xã hội. Bọn bạn nhận ra tao, rồi chúng kéo vào quán nhậu. Gọi một đống đồ ăn, vài két bia, bọn chúng cao hứng kể chuyện lung tung cả. Lúc đầu là chuyện công việc, một đứa thì làm công an xã, đứa thì đang làm công nhân cho nhà máy, thằng thì láy xe đầu kéo... nhưng khá nhất vẫn là thằng chồng con người yêu cũ, nó làm trưởng phòng của ngân hàng nhà nước, lương cao, có quan hệ với nhiều thành phần.
Đến lượt tao nói
"Tôi đang làm cho công ty của ông anh, lương đủ ăn thôi, nhưng lậu thì nhiều... Ông anh tôi đang định mở rộng kinh doanh vào Nam, ông ý bảo tôi vào đó quản lý cho ổng vài năm..."-
Nói xong mặt tao đỏ lên, tao xoa tay ngược lên mũi
"Đấy là ông anh tôi có dự định thế, chuyện tương lai chưa biết được... có khi tôi tìm việc khác lương khá hơn..."
Chẳng hiểu sao tao lại nói thế, tao đang biện minh cho lời nói dối. Mày có hiểu không, rõ ràng tao bịa ra câu chuyện, tao phải làm nó như thật, đằng này tao lại tự lột trần mình. Mặt tao tím lại vì ngượng, có thể chẳng đứa nào biết ... nhưng tao vẫn ngượng.
Thế rồi tao cầm lon bia tu một hơi hết sạch... bóp nát vỏ lon, vứt cái pẹp xuống đất. Đám đàn ông phá lên hào hứng, bọn chúng cũng đồng loạt làm theo tao. Tao cảm thấy vui vẻ lạ lùng, quả thật buổi đó khiến tao lấy lại khao khát khẳng định bản thân mình.
Cuối buổi, mấy đứa đều say mềm ra, chỉ còn thằng trưởng phòng và tao là còn tỉnh. Nói thật là lúc đó tao chẳng có đồng tiền nào trong túi, thằng trưởng phòng tự động đứng dậy đi ra chỗ thanh toán. Tao thấy nó rút ra một tập tiền dày, đến cả mấy chục triệu, nó đưa tiền và bo cho nhân viên. Trong lòng tao thấy tức giận vô cớ, có lẽ tao giận sự im lặng của mình, tao đang trả vờ say để không phải trả tiền, trong khi đôi mắt tao vẫn tinh ranh nhìn ngón tay hắn ta đếm từng tờ. Hắn nhìn tao , bắt gặp ánh mắt , hắn mỉm cười tinh quái, tao sợ bị phát lộ nên cụp mắt. Mặt tao tím lại, không phải do say, tao còn lâu mới say...
Một lúc sau, mấy đứa khác bá cổ nhau ra xe taxi, tao lẽo đẽo theo sau. Ra đến cổng, chờ cho chúng lên xe yên vị, tao với gọi thằng trưởng phòng. Tao biết nó biết là tao chưa say, tao muốn giải thích với nó rằng tao say thật. Nhưng nếu tao giải thích thuyết phục quá thì chính là bằng chứng về sự tỉnh táo, nhưng nếu tao đóng kịch quá... mà có khi nó biết tao đang giả vờ... thì nó sẽ khinh bỉ tao lắm... Nên tao muốn phân trần, tao lợi dụng tình bạn để xin sự cảm thông...
"Này... bạn ơi"- Tao nói nhỏ nhẹ -" Hôm nay tôi không mang theo nhiều tiền (thực ra là không có đồng nào)... bạn trả giúp tôi, mấy hôm nwuax tôi gửi nhé..."
"Không sao, hôm nay tôi mời, lâu rồi anh em gặp nhau, bạn không phải nghĩ nhé"- Hắn trả lời
tao càng được thể
"À thế bạn tiện thì cho tôi mượn mấy đồng. Giờ tôi chạy đi có chút việc... mà lại không đem theo tiền"
Hắn nhìn tôi ngạc nhiên, thoáng chút kinh ngạc.
"Ôi thế à... nhưng tôi lại không có nhiều tiền ở đây, chỉ còn vài đồng để gọi xe"
Tao cười gian xảo, sướng đến run người. "À thì ra mày cũng là loại rắn độc, cũng gian xảo và ti tiện"- Tao biết hắn có tập giấy trong chiếc cặp đó. Nhưng hắn khinh tao nên từ chối xã giao. Nghĩa là hắn cùng loại giả tạo thích thể hiện trước mặt, còn trong đầu tính toán chi ly . Nghĩa là hắn cũng chẳng vui vẻ gì khi phải trả tiền nhậu, hắn cũng đang tức tối và tiếc là đã không giả say sớm hơn.
Tao âu sầu nói tiếp:
"Thú thật với với bạn, tôi đang khó khăn quá, bạn thì thành công... có trời chứng giám, tôi mừng cho bạn, số phận khiến ta gặp lại nhau, để tôi có thêm động lực sống, tôi ngững mộ bạn... tôi thấy bạn có tiền... nên mới muối mặt xin bạn giúp đỡ. Bạn biết tính tôi, tôi nhất định sẽ hoàn trả khi tiện."
Hắn ngạc nhiên vì sự chày cối, mặt hắn đanh lại. Hắn mở vì, rút ra hai tờ năm trăm.
"Đây tôi có ngần này, bạn không ngại thì cầm lấy." - hắn dí tiền vào ngực tôi, rồi quay mặt chui vào xe taxi. Tao chưa kịp nắm lấy thì hắn đã buông tay, tờ tiền rơi xuống đất, chờ xe đi khuất, tôi mới cúi xuống nhặt.
-------------------------------------------------------
"Vừa ăn trực vừa có tiền... sướng quá còn gì "- tôi cười lớn
"Mày mừng vì mày vui... còn tao... tao chẳng cười nổi. Mấy hôm sau buổi tối đó, tao gặp lại người yêu cũ. Cô ta tình cờ ở gần nhà, vừ trông thấy bóng lưng đó, tao đã nhận ra ngay, nàng mập ra đôi chút, những vẫn phong thái như cũ. Cô ấy tỏ ra bất ngờ , nhìn cái ánh mắt vô hồn đó, tao biết nàng nói dối. Nàng cố tình đến đây để gặp tao, có lẽ đã trên một lần. Trong lòng tao vẫn rất yêu, ngọn lừa tình bao năm ngủ vùi trong bóng tối, giờ lại nhen nhóm hi vọng.
Bọn tao ghé vào một quán nước, gọi đồ uống, nói vài lời hỏi thăm thông thường. Nàng nhìn tao bằng đôi mắt dịu dàng , còn tao lảng tránh nó bằng cách luyên thuyên đủ thứ.
" Em xin lỗi " - Nàng cắt ngang đoạn độc thoại
"Em nói gì vậy, lỗi gì mà xin"
"Em nói cho em thôi, em làm nó cho em, em không muốn dằn vặt khi nhớ về anh... quan trọng hơn, em không muốn nghĩ bản thân em độc ác với anh."
"Anh quên rồi... đó là cách tuổi trẻ vận hành, ta muốn cái thứ ta muốn, yêu người ta yêu, ta không cân nhắc xem nó có phù hợp không, ta không nghĩ được những thứ mà cuộc đời này yêu cầu. Nếu ta nhất quyết đến với nhau, giờ này em sẽ đau khổ với hiện tại và cả quá khứ. Em sẽ hận anh chứ không xin lỗi anh, em sẽ thương thân trách phận của hiện tại thay vì bao dung với nó. Còn giờ đây, em hạnh phúc với hiện tại, nên em muốn thoát khỏi dằn vặt quá khứ, với cái vết bẩn nhỏ ti tý trên vạt áo. "
"Anh đúng, em hạnh phúc, nhưng trên thang điểm của người khác. Còn bên trong tâm hồn em, em không viên mãn lắm đâu. Cái vết trên vạt áo đó, nó không phải vết bẩn, nó là vết trắng sạch duy nhất, còn cả tấm áo em đang mặc nhuốm bùn đất. Nó là bằng chứng rõ ràng của tâm hồn em, nó tồn tại, là em đã từng biết mình muốn gì, em đã từng sống."
Nàng nói tiếp
"Em muốn vết trắng đó biến mất, em muốn thôi dằn vặt. Ông trời thỏa lòng cho toại nguyện, cho em gặp anh hôm nay."
Nàng rút trong túi sách ra một chiếc phong bì trắng, đẩy về phía tôi
"Với số tiền này, anh có thể bắt đầu lại ở phương Nam, như anh nói ( chồng nàng kể ). Hoặc anh có thể ăn chơi hết... tùy ở anh... nhưng em mong rằng phương án đầu sẽ được ưu tiên."
Tôi nắm lấy tay nàng, thốt lên
"Ôi em quả là người tốt nhất, phước cho ai lấy được em làm vợ. Em không biết em vừa làm điều gì đâu, em vừa cứu một mạng người đấy. Ta nói, cứu người còn hơn xây bảy tòa tháp phù đồ, nhưng em, em phải được xây 100 tòa tháp, vì không những cứu anh, em còn thấu hiểu anh, em còn đến vào lúc tự trọng của một thằng đàng ông đang đè chặt anh xuống đất. Nhưng anh không thể nhận được... nếu em cho anh bánh mì lúc đói, anh sẽ ăn ngay, vì bản năng sinh tồn trong anh sẽ điều khiển tâm trí. Nhưng em cho anh tiền, mà tiền không phải bánh, không ăn được... đúng vậy... em đưa anh cục tiền giữa sa mạc, mà anh đói khát, thì tiền có cái tác dụng gì cơ chứ. Anh có ở sa mạc đâu, anh ở giữa xã hội loài người, anh có thể xin ăn, có trộm cắp để sống... nên anh cần tự trọng... anh không cần bánh mà cần tự trọng em hiểu không, nó là cái thứ khiến người khác thấy anh là con người, khiến anh tự thấy mình còn suy nghĩ. Cầm tiền của em, một người đàn ông khỏe mạnh như anh sẽ sống thế nào đây, anh sẽ sống như con vật ư? Sao em muốn anh đau khổ, em ra đi với thằng khác, bỏ anh lại với đau đớn mà vẫn chưa thỏa mãn sao? Bây giờ em lại muốn anh nhớ đến em trong cả quãng đời còn lại ư?"
"Anh học đâu cái lối nói vòng vo tối nghĩa đó vậy? Nghe này, Anh và em, chúng ta là con người không hoàn hảo, ta mắc sai lầm và học hỏi để vươn lên. Còn tiền là tiền, nó chỉ là công cụ thôi. Anh có thể tự trọng hôm nay và vứt nó xuống sông, nhưng sẽ hối hận vào ngày mai khi nhớ về những nợ nần phải trả. Anh ơi, tiền không có lỗi gì cả, lỗi là ở con người. Nên anh hãy cầm đi, vì anh cần nó. Anh có thể trả lại cho em vào một ngày nào đó... dù... chúng ta đều biết đây sẽ là lần cuối gặp nhau. Nhưng nếu điều dối trá này giúp anh vớt vát lại chút danh dự với chính mình, em có thể hiểu được."
"Tiền không phải con người, em nói đúng, nó là công cụ trung gian để trao đổi giữa người với người. Em đưa anh tiền để đổi lấy thứ gì? Sự tha thứ của anh ư? Anh đã nói với em , đó là lựa chọn của tuổi trẻ, không hải lỗi của ai cả?"
Nàng bỗng chảy hai hàng nước mắt. Nàng nói đàn ông có thể dễ dàng quên, còn phụ nữ sẽ nhớ mãi, họ không nói ra mà chịu đựng, nhưng sẽ không quên. Nàng kể lể dài dòng về cuộc sống hiện tại với người chồng thành đạt nhưng trăng hoa. Cuộc sống của nàng là chuỗi ngày cô đơn trong căn nhà rộng trăm mắt, chịu đựng dày vò trỉ trích cuả bố mẹ chồng. Nhiều khi nàng muốn một người bạn để tậm sự, một chỗ dựa tinh thần để trút bỏ phiền muộn.
Nàng lấy túi khăn giấy trong túi sách, buồn rầu kể về người tình của chồng. Cô ta là kế toán trưởng ở chi nhánh của hắn. Chắc hẳn nàng đã cất công điều tra về cặp đôi này, nàng nắm rõ hành tung của họ... nàng kể, chiều đến chông nàng sẽ rời cơ quan lúc 4h30... và quay lại đón cô ta lúc 6h15. Cô người tình ở lại sở để bàn giao số tiền của chi nhánh cho ngân hàng, một chiếc xe sẽ đến lúc 4h30, công việc diễn ra khoảng 30 phút, những bọc tiền được niêm phong xếp vào thùng sắt, với một ông gia bảo vệ đeo súng ở bên hông nhưng không có đạn, một cậu lái xe trẻ nhút nhát, người chẳng bao giờ mó tay vào việc nặng...
Tao nghe chuyện nàng kể mà đầu rối như tơ vò. Cô gái trẻ năm sưa đã trở thành một mụ vợ lắm lời và đau khổ. Quả thật, trông nàng vẫn rất đẹp, nhưng không ngây thơ, lòng tao rung động thương cảm.
"Em có biết mình đang nói gì không? Em có nhận ra bản thân mình muốn gì không?"
Nàng im lặng một phút, tay vò khăn giấy
"Em... em chỉ muốn nói ra hết thôi. Em không xứng đáng được nhận tình thương của anh... nhưng xin anh hãy cho em được nói ra. Có hôm, em nằm mơ, thấy mình bị một con quỷ rượt đuổi... thật kinh khủng... da nó đỏ như lửa, có cánh dơi, mắt như hai hòn than , cặp sừng đen ngòm. Em cứ chạy vào khoảng không, bầu trời âm u, em gào lên nhưng chẳng có ai ở đấy. Con quỷ bắt kịp em, nó tóm lấy tóc, nhấc em lên như nhấc con chuột nhắt. Rồi nó nói , em không hiểu, em nhắm mắt và gào khóc, rồi nó im lặng, em hé mắt... rồi... nó dơ tay cào vào mặt em. Em bừng tỉnh giấc sau cơn ác mộng. Em chạy đên tấm gương, thấy dung nhan... em cứ thế khóc nức nở."
-------------------------------------------------------------------------------------
Tao cầm bọc tiền trong tay, với số tiền này, tao có thể đi vào Nam, vừa trốn được lão chủ ( đang ráo riết truy lùng), vừa có vốn để sống trong đó, ít ra có thời gian kiếm một công việc. Tao về nhà, chuẩn bị đồ đạc, định bụng sáng hôm sau sẽ đi luôn. Đến buổi chiều, tao nằm nghĩ lại mọi sự mà lòng thấy bồn chồn kỳ lạ. Một con điếm bán thân kiếm tiền nhưng có lẽ nó vẫn giữ lại được linh hồn, tao giữ được thân , nhưng lại bán trắng linh hồn mình. Mình còn kém một con điếm sao? Nhưng linh hồn là cái gì? Tao xòe bàn tay ra, đếm đi đếm lại 5 ngón, đây mới là sự thật. Thân xác này là thật, còn cái danh từ trừu tượng kia thì không thể chứng minh được, nếu tao quả quyết nó không tồn tại thì ai có thể chứng minh là tao sai nào? Suy nghĩ quẩn quanh làm tao khó thở, tao bước ra khỏi nhà, đi lang thang vô định.
Mấy hôm về nhà, tao tìm được một chỗ đánh tổ tôm, nên tao qua đó giải khuây. Tao lấy một ít tiền trong phong bì, và cất số còn lại vào túi áo trong. Tao không đếm là bao nhiêu, chỉ ước lượng theo độ dày, không hiểu sao tao có ác cảm với tập tiền, tao không muốn nhìn thấy chúng. Tao thấy chúng là những đồng dơ bẩn, tao muốn tiêu chúng thật nhanh, tao không cảm thấy chúng là tiền, mà là một món nợ, thứ không cần trả, mà cần vứt đi nhanh nhất.
Tao nhập hội với sới tổ tôm, mục đích là vứt hết đi số tiền đã rút ra. Thế mà, tao chơi cả tiếng mà lại ăn ra được một khoản. Thấy mấy thanh niên nhìn tao háu đói, tao vứt cho mấy thằng nó vài tờ để chơi. Chúng thua sạch, nhưng tao lại vui vẻ, đám người thấy tao lạ lùng nhưng hào phóng thì xúm lại. Chúng hỏi tao tên, gọi tao là huynh xưng đệ, tao bắt tay làm quen, bọn tao tự dưng trở nên thân mật, ôm eo bá cổ, reo hò mỗi khi thắng bạc.
Hôm đó trời nóng như thiêu, 3 giờ chiều nắng vẫn chiếu dữ dội, mồ hôi ướt đẫm chiếc áo sơ mi, miệng khát khô. Tao rời sới bạc với số tiền đã vơi đi một nữa , cùng đám huynh đệ mơi quen. Bọn tao ghé vào một quán karaoke bên đường. Một đứa gọi phục vụ mang bia và đồ nhắm, tao bo cho tên bồi một tờ màu xanh, hắn nhận tiền thuần phục như hiểu ý, dù tao không hiểu hắn nghĩ gì nhưng dáng vẻ ngoan ngoãn khiến lòng tao hài lòng lắm. Tao được dẫn vào một phòng rộng, ánh sáng mờ và nhấp nháy, một màn hình lớn áp tường, hàng ghế nệm hình chữ u ở giữa, không khí mát rượi làm cơ thể tao rùng mình, tao chộp lấy một chai bia và làm hết một hơi, thả mình xuống ghế, cái cảm giác tự chủ của kẻ có tiền ấy mà, nó mới sung sướng làm sao. 10 phút sau, tên bồi dẫn vào tầm 7-8 đứa , cô nào cũng cao ráo, trắng trẻo, váy ngắn hở hang, mặt bự phấn. Chọn đào xong, tao rút tiền bo ngay cho mỗi em, rượu mang lên và bọn tao bắt đầu cuộc chơi.
Bọn tao quần nhau hơn tiếng, nam nữ trần như nhộng, rơụ bia, thuốc lắc đủ cả. Tao rũ rượi nằm một góc hút thuốc, đồng hồ chỉ 4h 25 , ruột gan tao trở nên cồn cào, tao vào nhà vệ sinh và nôn khan. Tim tao đập loạn lên, bàn tay run run và lạnh buốt. Tao bồn chồn và sợ hãi, tao trở lại phòng và hít một đường ke dài nhất. Tao rút chiếc phong bì trong túi áo, đưa cho một thằng đệ xấp bạc còn lại và bảo nó muốn gì cứ gọi...
Thế là thoat nợ, tao nghĩ , tao vò nát cái phong bì trống, vút xuống rãnh nước. Tao như thấy cuộc đời lại tươi đẹp và mình lại ngẩng cao đầu mà hít thở. Trời vẫn sáng và đường phố đông đúc, dòng người lướt đi , trông tất cả đều vui vẻ, tao thấy rõ từng khuôn mặt, họ nhìn và cười với tao. Tao vẫy tay đáp lại, nhưng vì sao họ cười thì không hiểu, tao nhìn lại bản thân, thấy bình thường, thế nhưng những kẻ lạ mặt lướt qua đó cứ ngoác miệng ra cười, rồi nháy mắt đầy ẩn ý. Tao cứ thế thả bộ trên con đường, tới ngã tư tao rẽ trái... tao cũng không biết mình đi đâu... nhưng tao rẽ rất tự tin, con đường này tao đã đi qua nhiều lần nhưng chẳng có tí ấn tượng nào. Tao cứ đi thế tầm một lúc, rồi giật mình khi nghe tiếng còi xe, một chiếc đầu kéo vượt qua, gã tài xế gọi tao và hắn chỉ ngoác cái miệng ra mà cười, khóe miệng kéo đến tận mang tai, trông như ma quỷ. Chiếc xe quái dị làm tao đứng lại ở góc phố, tao nhìn theo nó, đến khi nó khuất mắt, tao vuốt mặt và hít thở sâu, trời bắt đầu tối dần.
Tao ngồi xuống bậc tam cấp bên đường, cứ ngồi thế mà quan sát, phía đối diện, qua cửa kính, tao thấy bóng dáng người phụ nữ đang tất bật làm việc, cô ta hí hoáy với những gói hàng và giấy tờ. Vài phút sau, chiếc xe bán tải táp vào, một già một trẻ ôm thùng sắt vào bên trong phòng, nơi người phụ nữ làm việc. Giây phút đó trôi qua rất chậm, tim tao lại đập cực nhanh, đồng tử giãn ra, tao đã có thể đếm được từng bước chân, nghe từng tiếng động, mọi vật đều chậm như cảnh slow motion trong phim. Một thằng bé nào đó, tao chẳng nhớ mặt và cũng không rõ nó đứng đó từ bao giờ. Nó chìa kẹo ra mời tao mua, tao im lặng, nhưng nó cứ đứng đó nài, tao thấy nó nhìn tao độc ác và cười, vẫn cái miệng rộng đến mang tai, tao nổi khùng đuổi nó đi, thằng bé hoảng hốt và mắt nó rưng rưng... tự dưng tao lại sợ hãi, sợ làm nó khóc... tao vội cầm lấy gói kẹo, cho tay vào túi áo lấy tiền. Nhưng làm gì có đồng nào, tao rút ra cái phong bì rỗng... đúng cái phong bì tao đã vò nát và vứt bỏ lúc nãy. Cái phong bì làm mặt tao tái mét, cả người gai lên, đôi tay tao lạnh buốt... Đứa bé vẫn cứ chờ... nó nói lý nhí vài từ:
"Em xin lỗi... em xin lỗi"
Tao đứng phắt dậy và chạy thục mạng, tao cứ chạy mãi nhưng không gian cứ dài mãi ra, và chân tao bị dính lại với nhau. Thằng bé bám theo sau, tay nó chìa phong kẹo, miệng nó cười. Tao vớ lấy viên gạch bên đường ném về phía nó, nhưng nó càng bám sát, chân nó không hề bước, nhưng vẫn di chuyển về phía tao. Tao vớ tiếp một viên gạch khác, lần này tao chờ nó đến gần sát rồi tương một phát thật mạnh vào mặt nó...
Thằng bé nằm vật ra đất, không động đậy gì nữa... lúc đó tao mới bình tĩnh lại xuy xét ngoại cảnh. Chiếc phong bì vẫn nằm trong lòng bàn tay trái bốc cháy, nó tạo thành đốm lửa nhỏ, rồi to dần thành một hòn than lớn, nó đốt chay da và các ngón tay, tao cố ném đi mà không được, cục lửa đó cứ bám chặt như dính keo. Tao vẩy loạn xạ cố vứt nó đi, tách khối nóng bỏng đó khỏi thân thể mình... vì nó làm tao đau đớn vô cùng, nó thiêu cháy ngón tay, rồi bàn tay, không sớm thì muộn sẽ lan tới cánh tay và cả cơ thể.
Khoảnh khắc đó , đám đông bu lại quanh , họ cứ im lặng đứng đó nhìn tao giãy dụa... và... kinh dị hơn... họ cười. Tao nhìn họ cầu cứu, ai đó hãy giúp tao dập lửa, nhưng lũ đó cứ trơ ra... chắc chúng nó nghĩ tao đang giả vờ... ai lại giả vờ với chính nỗi đau thể xác của mình cơ chứ. Tao đưua bàn tay ra phía trước, và hét lớn
"Cứu tôi với... nó đang đốt tôi, ai đó gỡ nó ra... mang nước đến đây dập tắt nó đi"
Một cô gái trong đám đông đó phá lên cười... ý tao là... tất cả chúng nó đều cười, nhưng là nụ cười im lặng. Còn cô ta thì cười thành tiếng lớn, ha hả , tiếng cười đó làm tao hoảng loạn.
Tao hét lớn hơn
"Cô cười cái gì... nóng lắm, nóng thật mà..."
Tao chạy lại , dí sát ngọn lửa đang cháy bùng trong tay về phía cô
Cô ta ôm bụng cười ngặt nghẽo
Tao dí sát hơn nữa
Bỗng cả đám người cười vang trời
Tao ấn ngọn lửa vào mặt cô gái, ấn chặt hơn... ấn hết sức. Tiếng cười giảm dần, đám đông cũng thôi phát ra âm thanh, họ trở lại với khuôn mặt ma quái đó. Cô gái cũng vật ra đất.
Bấy giờ tao mới để ý thấy có một thùng phi bên cạnh... tao ra sức đập tay vào nắp thùng... hi vọng bên trong có nước để dập lửa. Nhưng chết tiệt rằng đập mãi mà không mở được. Tao kiệt sức ngồi xuống đất, dựa lưng vào tường mà thở."
Sau một đoạn kể dài và lộn xộn, toàn chi tiết hoang tưởng của một tên phê thuốc. Phải kiên nhẫn lắm tôi mới không để mình làm gián đoạn cái dòng thông tin ồ ạt mà người bạn tù của mình vừa nói. Tôi rút ngắn câu chuyện bằng cách hỏi anh:
"Thế lúc mày hết ngáo thì như thế nào?"
Thằng bạn tôi cười hì hì
"Tao đứng trên quầy ... không hiểu vì sao mình ở đó... phía dưới , cách tao tầm 4m là một gã công an trung niên. Ông ta cứ hét lên, bảo tao bỏ hung khí xuống, ông ta còn bảo tao không thể lấy được tiền đâu.
Tao thì cố giải thích rằng, tao không có hung khí gì cả, tay tao bị bỏng nặng... cần được làm mát và băng bó. Tao nhìn ông cảnh sát nói
"Tôi không cần tiền, vì sao ông nghĩ tôi lại muốn lấy tiền của ông? Tôi là nạn nhân, của một trò quỷ ám, ai đó đã nguyền rủa tôi bằng ngọn lửa này..."- tao đưa bàn tay cháy đen lên : " Vì sao ông nghi ngờ tôi? Ông nghĩ tiền có thể mua được mọi thứ ư? Đúng là tiền mua được... nhưng không phải với tôi... không phải tự trọng của thằng đàn ông... không phải hôm nay. Tôi không cần tiền của mấy người, tôi trong sạch và cao thượng. Tôi cần sự giúp đỡ của ông, như một con người đáng thương cần lòng thương của đồng loại..."
"Rồi rồi, bỏ qua máy đoạn đó đi, kết cục sao?"
"Kết cục là tao mệt quá lăn ra ngủ"
"Không kết cục của phi vụ đó cơ, kết luận của công an ấy"
"À, tao ngáo đá, loạn thần kinh , lao vào phòng giao dịch, đánh ngất thằng lái xe bằng viên gạch, rồi tao làm loạn trong đó lên, người phụ nữ do quá hoảng loạn mà hét lớn, tao dùng con dao gọt hoa quả lấy được chỗ quán karaoke rạch 2 vết lên má phải làm cô cũng ngất xỉu. Họ nói tao cố đập hòm sắt để lấy tiền... nhưng không thành. Chứng 20 phút thì công an bao vây. Tao đứng hò hét chừng 30 phút nữa thì lăn ra sàn."
Khoảnh khắc ngón tay chỉ lên trần nhà là lúc người đàn ông này trở thành vua của đời mình
Khoảnh khắc ngón tay chỉ lên trần nhà là lúc người đàn ông này trở thành vua của đời mình
--------------------------------------------------------------------
Trong những năm ngồi tù, chỉ một lần duy nhất ông được họ hàng thăm nom. Họ mang cho ông một ít thức ăn và ngồi nói chuyện hơn một giờ đồng hồ. Qua đó, ông biết được mẹ ông đã mất vì tuổi già, anh em của ông giờ mỗi người một ngả, chỉ còn bà chị hai là sống trong căn nhà cũ ngày xưa với ông chồng què và gia đình người con trai. Ông hỏi về cô bạn gái cũ, họ kể qua loa cho ông vài chi tiết, tên chồng của cô ngoại tình với đồng nghiệp nữ, nhưng sau một biến cố, mà những người kể cũng không tường tỏ lắm, chỉ biết ả người tình bị hủy hoại dung nhan, dẫn đến nghỉ việc, cuộc tình của cặp đôi cũng tan biến. Gã chồng trở lại với vợ, họ có một đứa con gái chung... nhưng giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời, một thời gian sau cô vợ lại khám phá ra sự trăng hoa của chồng, lần này hắn cặp với một ả khác... thế rồi cô vợ quyết ly dị, sau một vài tấn kịch khóc lóc, hứa hẹn... họ chia tay , cô vợ cùng đứa con ra hải ngoại sinh sống, gã chồng nắm hết tài sản ở lại quê hương vài năm, rồi cũng vào miền Nam công tác, thấy bảo hắn mới lấy một cô kém 15 tuổi.
Là vậy đấy, con người ta khi trẻ cứ luôn cố gắng để thay đổi thế giới, ta muốn thay đổi người khác. Ta dùng thủ đoạn để hoàn thành mọi sự, thế mà kết quả nhận được chỉ là cái gì đó phỉnh phờ và giả tạo. Cô gái vứt bỏ đi tình yêu để đến với tiền bạc, rồi trong cái trĩnh gạo đó cô ta lại khao khát tình cảm, mặc dù cô biết cuộc tình đó là giả dối, nhưng cô vẫn cố gắng chứng minh nó là sự thật bằng cách trả vờ hạnh phúc viên mãn. Kết cục là, khi đối diện với hiện thực, đàn ông họ thường sáng suốt hơn vì họ biết điều họ muốn, còn phụ nữ thì không.
Ông tháo lại, lấy từng bông cúc trắng, cắm vào lọ, ông thầm rơi những giọt nước mắt thương tiếc trước bia mộ cô. Trong khoảng thời gian ngắn ngủi sau khi mãn hạn, ông mới biết , cô chết vì bạo bệnh và tro cốt được gửi về quê hương, giờ đây nó nằm bình yên dưới năm tấc đất trong khu nghĩ địa khang trang . Người đàn ông đứng một mình, cơn mưa mùa xuân âm ỷ rơi , không khí lạnh xuyên qua tay áo rồi luồn lên ngực, người ông run lên, đôi bàn tay đen đúa và chai sần khẽ chạm vào dòng khắc nổi tên người chết. Quê hương ông vẫn đây, mảnh đất đã nuôi dưỡng và nhào nặn lên con người ông vẫn tồn tại, dù yêu hay hận thì nó vẫn là một sống mãi. Người cũ vẫn ở đây, nhưng không còn trong hình hài thiếu nữ tràn đầy sức sống, mà chỉ còn là khối đá xanh lạnh lẽo. Kỷ niệm tuổi thơ ùa về, quấn lấy ông như cơn mưa bụi lạnh lẽo, nhẹ nhàng và sâu sắc.
Ông nhớ lại cái con bé mới chuyển đến, cái đứa luôn mặc áo hoa màu tím và quần lửng ống loe kệch cỡm , nó chỉ cho ông vườn khoai phía sau ngôi nhà. No cùng ông nhóm lửa và nưỡng khoai rồi đem dấu vào đống rơm, nó hỏi làm thế để làm gì, ông cười và bảo đây là bí mật quốc gia. Rồi khi thấy ông ngồi khóc thút thít cũng tại đống rơm ấy, thì cô bé đã an ủi
"Mày đói à?"
Ông im lặng
"Khoai đâu?"
"Mất rồi"
"Ai lấy?"
"Tao không biết"
"Nhưng tao biết, là chị mày"
"Thế sao còn hỏi"
" Thì hỏi thế thôi"
Rồi cô bé đưa cho ông một củ khoai to
"Sao mày có?"
"Thì tao lấy ở chỗ đó"
"Hóa ra mày cũng ăn trộm"
Cô bé nhìn ông và ngoạc miệng cười, nó có nụ cười kỳ cục, tưởng chứng như tới tận mang tai.
Mối liên kết của ông và cô đã bắt đầu như thế, và phát triển nhiều năm sau đó. Có một sự thấu hiểu và thông đồng kỳ lạ, cô biết dù ông luôn tỏ ra khôn lanh và huênh hoang nhưng bên trong lại là thằng nhút nhát ngây thơ. Ông biết, dù cô có vẻ ngoài dịu dàng và yếu ớt, nhưng ẩn sâu dưới vỏ bọc đó là sinh vật nham hiểm và độc ác. Ông tồn tại trong cuộc sống của cô mà không cần hiện diện, ví dụ như có một lần, cô bị phạt cấm túc trong nhà một tuần vì lỗi lầm gì đó, thì bỗng nhiên cái chuồng gà bốc cháy, cả nhà cô cuống quít dập lửa, mẹ cô cả ngày ca thán về thiệt hại, còn bố tức tối đi tìm thủ phạm, nên họ quên hẳn lỗi lầm của con gái , cô bé thoát khỏi kìm kẹp và lại tận hưởng cái tự do trước đó. Cô tồn tại trong tâm trí ông mà không cần hiện diện, từ một người bạn, cô trở thành một lối thoát cho mọi buồn phiền trong cuộc sống. Ông tâm sự với cô mọi sự trên đời và chờ mong mọi nhận xét thông minh và sáng tạo đến từ cô gái. Có lần cô nói với ông:
"Mày luôn thích tỏ ra là ranh mãnh, nhưng thực chất mày rất ngốc. Nếu mày thực sự tỏ ra ngu ngốc, thì chúng nó sẽ kinh nể"
"Này nhà bác học, mày đang nói cái gì thế?"
"Ý tao là, cái vụ mày và ông anh hai ăn trộm ấy. Mày hãy đến nhận hết tội về mình."
"Hả, mày điên à. Họ sẽ xé xác tao ra mất"
"Cũng có thể, nhưng mày phả nhận cả những vụ khác nữa, cả vụ đốt chuồng gà nhà tao." Cô ngọc miệng cười- " Nhận hết, có cái gì cũng nhận là do mày chủ mưu"
"Thế là họ chôn sống chứ kinh nể cái nỗi gì"- ông nói vẻ khinh bỉ
"Vấn đề là nhà mày chẳng có gì để mà đền... và mày là thằng ngốc. Họ thừa biết, mày không có khả năng bày trò và cũng chẳng có gan làm. Mày chỉ là thằng đứng ra gánh tội thay thôi. Họ sẽ nghi ngờ người khác... mà ở đây là ông anh khôn ngoan của mày. Ngoài ra, mày càng thú nhận nhiều tội... ông anh sẽ càng sợ thằng em lỡ lời mà bày tỏ hết " tội trạng " của nó từ trước tới nay. "
"Anh mày ấy mà, hắn chỉ là một kẻ ích kỷ và yêu hình tượng. Nó luôn nghĩ rằng mình giỏi giang và thông minh, nhưng khi gặp phải một thằng đần độn... ý tao là một thằng đủ đần đến độ hành động phi lý trí. Thì anh ta sẽ sợ hãi, vì người khác sẽ không cho rằng anh mày khôn ngoan nữa mà đê tiện, là hèn nhát , dùng em như bia đỡ đạn. Còn chị mày, sau khi mày cải tạo vài tuần về, nó sẽ nhìn mày bằng đôi mắt khác, tin tao đi, nó là con bọ ve bám vào vật chủ, con nào mạnh là nó phục tùng thôi."
Mắt ông long lên nhìn cô bé , nó là một đứa thông minh nhưng ác độc. Ông không hiểu được cội nguồn của sự hắc ám đó, nhưng ông cảm thấy rõ ràng cơn giận giữ, ngọn lửa dữ dội đang gặm nhấm và lây lan. Cái cục than hồng đó sẽ hủy hoại mọi thứ, mọi người và chính bản thân chủ nhân. Thực ra, ông không thực sự thích thú khi bè bạn cùng cô, nhưng luôn bị hấp dẫn bởi cách cô suy nghĩ và dẫn dắt câu truyện. Đặc biệt là những lúc yếu thế hoặc bị bắt nạt ngầm trong gia đình, ông lại muốn đến gặp cô bé, nghe cô an ủi và khuyên bảo những ý tưởng táo bạo, ông sẽ lấy ngay lại được tinh thần, cô truyền cho ông cái cảm giác tàn bạo của con đực mạnh, thứ mà ông thiếu hụt, cô nhồi vào đầu ông những mưu mô độc địa làm ông thấy mình thôi ngốc nghếch... và rằng , ông có một chỗ dựa về tinh thần, và ông không cô độc. Ông và cô vô tư bộc lộ suy nghĩ của mình với nhau, chúng nói một cách hồn nhiên và thẳng thắn, không cần che đậy hay dối trá... chính sự bộc lộ đó là chất keo kết dính hai tâm hồn, tạo nên một mối liên kết kỳ lạ, mà sau này khi đã trưởng thành, họ không thể có với bất cứ người nào khác.
---------------------------------------------------
Ông gọi một ly trà, châm điếu thuốc, ngả lưng vào ghế, thảnh thơi ngắm phố xá nhộn nhịp. Từ ngày vô đây, ông có thói quen lượn lờ khắp tất cả các con phố, ông tập nói giọng Nam, ông làm quen với dân địa phương, đa phần là tầng lớp lao động hoặc con buôn ở chợ. Ông quan sát và để ý mọi sự như đang tìm kiếm, có ai hỏi ông muốn gì, ông chỉ trả lời rằng ông cũng không rõ mình kiếm gì, hôm nay có thể là một cô đào quá lứa nào đó chịu giảm giá, ngày mai là một xới bạc cò con, tuần sau là một ngân hàng hớ hênh ... ông cũng không rõ mình tìm gì, nhưng cuộc đời là hành trình đi mãi không nghỉ.
Thế rồi, một năm trở lại đây, ông đã thôi tìm, ông trở nên ít linh hoạt hơn hẳn, vẫn ưa nói chuyện xã giao, nhưng khoảng trầm ngâm xuất hiện nhiều và dài hơn. Ông cứ ngồi đó và quan sát thôi, Trước mặt ông là con đường với hai chiều xe chạy, xe đạp, xe máy, ô tô to bé đủ cả , nhưng chúng không cản tầm nhìn của ông, thực ra , ông thậm chí còn không nhìn thấy chúng... tầm mắt của ông tập trung vào điểm xa , con ngươi ông thu nhỏ, lông mày nhíu lại.
Một căn nhà 5 tầng , tầng một bán cafe giải khát, các tầng trên là phòng karaoke. Khách khứa ra vào luôn hồi, không phải là đông khách, nhưng cũng tạm gọi có đồng ra đồng vô. Người phụ nữ phấn son lòe loẹt, tầm 40 tuổi, phía sau quầy bar đang ra lệnh cho nhân viên dọn dẹp... cô ta có giọng nói to và chua chát, không chủ ngữ, cô sấc xược ra lệnh cho kẻ khác, cô thể hiện rõ địa vị của mình trong ngôi nhà. Khi khách vào quán, cô sẽ đổi ngay sang cười giảo hoạt, khóe miệng nhếch lên, đôi mắt vẫn vô hồn, nếu đó là nhóm khách sộp, cô sẽ đon đả tiếp đón, còn nếu chỉ là đám sinh viên kiết xác, cô sẽ thu lại nụ cười và quay trở về với tập tiền đang đếm dở. Rõ ràng là một con đàn bà đanh đá chua ngoa,tầm thường và thuần vô học, khốn kiếp cho thằng nào rước con quái vật này về làm vợ.
Một thằng bé tầm 10 tuổi, ngồi vắt vẻo , nó gác chân lên ghế đối diện, trên bàn là đĩa xúc xích lớn. Miệng nhồm nhoàm thức ăn, còn mặt thì cắm nhiền vào điện thoại, đôi khi, nó lấy tay khua tìm chiếc dĩa để đâm lấy cái xúc xích trên đĩa, nhưng mò chẳng được, nó cầm luôn bằng tay và lại tống hết vào mồm. Ăn xong nó đứng dậy và bước lên lầu, để lại chiến trường với đống thức ăn rơi vãi và tương cà chua dính khắp nơi. Bà mẹ sau quầy ba thấy nó đi khuất thì sai người ra dọn, bà tỏ vẻ hoảng hốt khi thấy nó ăn hết đống đồ ăn ( chính bà sai làm) , bà càu nhàu rằng ăn thế thì béo phì mất và phải kiềm thằng bé lại, rồi cô giúp việc hiểu ý mà phân trần:" Nó đang tuổi ăn , tuổi lớn, cô cứ kệ nó, chứ như cháu nhà em thì..." , bà chủ vừa lòng lắm nhưng vẫn nói lần sau chỉ làm một nửa chỗ đó thôi nhé, rồi bà hỏi xem trong tủ lạnh có còn sữa không, nếu hết phải đi mua ngay.
Chiếc xe camry màu đen đỗ trước cổng, và gã đàn ông bước xuống. Tóc vuốt keo ngược ra sau, hắn đeo kính, mặc đồ công sở, dù ngoài 50 nhưng da dẻ vẫn trắng trẻo, ở hắn toát ra cái vẻ thư sinh nhưng nhỏ mọn. Hắn bước đi giống một con chuột đã bị vỗ béo quá đà... ý là... cái dáng vẻ dò dẫm và nhỏ nhặt của loài gậm nhấm , nhưng lại ù lỳ và khệ nệ của loài linh trưởng... quả là khó diễn tả. Trong phim thì chắc chắn hắn sẽ cầm vai phản diện, một kẻ biến chất, tên gián điệp hai mang hoặc một vai gì đó rất tầm thường nhưng lại gây sự khinh bỉ cho khán giả.
Người đàn ông của tôi cứ ngồi đó, hướng mắt về phía ngôi nhà và suy tư. Cả năm qua ông đã để ý họ, chỉ là nhìn thôi. Các cụ vẫn dạy, reo nhân nào gặt quả đó. Ông đang chờ xem , quả mà gia đình kia đang gặt hái nó tốt hay xấu. Tự nhận là một kẻ vô thần nửa mùa, nghĩa là không chối bỏ sự tồn tại của đấng linh thiêng, chính xác hơn, ông luôn hoài nghi về ngài. Có không sự phán xét cuối cùng? Khi con người bị lột trần trước Chúa, quá khứ bị mổ xẻ đến từng chi tiết, nội tâm chúng ta bị vạch trần, và Ngài thấu suốt tất thảy, chẳng thể giải thích, con người chỉ run rẩy và chấp nhận. Hay là ngài đã phán xong xuôi, và chúng ta đang sống trong sự xét sử đó, nghĩa là cuộc sống diễn ra đồng thời nhiều hướng, chúng ta chịu những nghiệp chướng của tổ tiên đồng thời gây ra nghiệp chướng cho chính mình, ta đang sống và chịu đựng sự trừng phạt mà không biết, ta đau khổ vì Chúa muốn thế, ta không biết mình đau khổ nên ta cứ duy trì lối sống đó để kéo dài niềm đau, hay ta thấy sung sướng hạnh phúc, và nghĩ rằng sự viên mãn là đương nhiên.
Suy nghĩ cứ quẩn quanh trong ông, có khi ông sáng tỏ , rồi hôm say chính ông lại phản biện lại nó. Con vợ thì thích nạt nộ kẻ yếu, thằng chồng huênh hoang, ưa vật chất , đứa con đần độn vì nuông chiều . Thế nhưng bọn chúng lại sống vui vẻ...có lẽ vì chúng thỏa mãn được dục vọng , con vợ thỏa mãn vì có quyền uy, thằng chồng thỏa mãn vì có tiền, thằng con thỏa mãn vì ăn. Bọn chúng không cần Chúa, không nhân quả, hoàn toàn vô minh, nhưng hạnh phúc. À, vẫn có pháp luật, chúng phải chấp hành cái siêu chủ quan tối thượng đó, nhưng pháp luật yêu cầu bằng chứng và lý luận, thứ mà bọn chúng có thể dùng tiền để tẩy xóa và thuê mướn. Vậy là pháp luật đứng về phe chúng, Chúa ban cho chúng sự ngu dốt để chúng hạnh phúc, kể cả ngày phán xử có đến, nhưng ông chắc gì đã ở đó, những nạn nhân chắc gì đã được chứng kiến... có khi chỉ là một sự kiểm điểm kín đáo và nhẹ nhàng, có khi Ngài cũng bị mua chuộc mất rồi.
----------------------------------------------------
Dạo gần đây người ta thấy ông ít nói hẳn đi, vẫn cử chỉ đó, bóng dáng đó nhưng bỗng trở nên xa cách và lạnh lẽo. Không còn một lão già khó bảo, một tên vênh váo thay vào đó là vẻ mặt u uất, cử chỉ ám muội. Ông như đang có trong mình một khối u, nó phá hủy cơ thể mỏng manh và thối rữa, bốc ra mùi tử khí, mùi của cái chết. Những con mụ lao công không còn kiếm chuyện , chúng biết rằng sẽ chẳng có gì tốt đẹp khi đến gần ông, chúng chỉ vo ve quanh con thây ma này và chờ đợi một điều giật gân, các vị khách ghe qua cũng cảm thấy ngượng ngùng và kỳ cục khi giao tiếp với ông, họ hỏi ông xã giao và nhanh chóng rời đi tránh tiếp xúc.
Một bữa, ông mang về một con chó đen, ông đóng cho nó một cái chuồng bằng những tấm ván gỗ mà ông lượm lặt ở đâu đó. Ông kỳ cạch đo từng tấm gỗ, cưa xẻ, đóng đinh... kỳ cạch nhiều ngày... chiếc chuồng thành hình ... trông giống một cũi sắt để giam hãm hơn là một ngôi nhà, nơi ông giam hãm con vật xấu xí đó chứ không phải nơi để bảo vệ. Người ta thấy ông già cưng chiều con chó đó lắm, ông đặt cho nó một cái tên, tắm rửa hàng ngày vằ bắt chấy rận, đến giờ cơm, ông sẻ một nửa hộp vào đĩa cho con vật, ông nói những lời âu yếm và gần gũi. Cũng có lần, vì có hơi men, hay vì gặp một chuyện bực mình, ông lấy gậy đánh con chó không thương tiếc, ông vụt từng roi để trút giận, con vật bị xích vào cột không thể chạy trốn, nó kếu oăng oẳng và cam chịu, đôi mắt nó sợ hãi và long lanh. Đến đêm, khi tỉnh trí, ông mang đến cho con vật một miếng thịt, ông vuốt lông và nói chuyện một mình, ai đó kể rằng, ông cứ luôn mồm xin tha thứ , thậm chí họ còn quả quyết rằng ông già đã khóc rống lên.
Mấy bà lao công vẫn chờ đợi câu chuyện giật gân, và nó đã đến vào một ngày, khi con thú bị kích động tấn công một cô gái. Chuyện là cô giá trẻ ngây thơ, cho rằng con vật hoàn toàn vô hại, cô đến gần muốn vuốt ve và chụp ảnh, chẳng hiểu sao, có lẽ nó bị kích thích bởi mùi nước hoa nồng nặc... cô bé thấy nó đáng yêu và tiến gần sát... thế là bị đợp một miếng vào bắp chân. Pha tấn công không làm cô gái bị thương nặng mà chỉ khiến chiếc quần ka ky rách chút ít. Nhưng tấm ảnh quần rách lại là bằng chứng rõ ràng, mà mấy bà lao công chụp lại, và mang đi tố cáo lão già. Bọn chúng thêm thắt câu chuyện, rằng cô gái ngã sõng soài, gào thét , rằng vết răng cắm vào bắp chân sâu đến cả phân, và rằng, con cho hoang đó mang vi rut dại, nó gầm gừ mấy hôm nay rồi, nếu cô nàng xấu xố kia lên cơn, gia đình cô ta đi kiện thì cơ quan sẽ phải chịu trách nhiệm đền bù thiệt hại, nếu cô ta có mệnh hệ gì thì vị lãnh đạo sẽ không tránh khỏi liên đới.
Lão sếp hoảng sợ vì đống thông tin giời đánh, lão gọi ông lên mắng xa xả sẽ đuổi cổ ông khỏi đây. Ông lão chỉ ngồi lặng im, ông không biểu hiện dù một chút cảm xúc. Lão sếp xả hết cơn điên lên ông, rồi hắn chỉ tay ra cửa , " cút khỏi đây", ông lão cúi mặt, quay lưng bước ra.
Ông về với con chó và lại lí nhí những lời xin lỗi vô ích. Sáng hôm sau, cả cơ quan bàng hoàng nhìn thấy con vật bị quay chín trên bếp củi, nội tạng con vật bị vứt vào thùng rác, một cành củi lớn xuyên qua thân con vật, da nó được nướng đen thui , mùi thơm phức. Không còn ai gặp lại ông già nữa, chỉ thấy trong phòng trực có một mâm nhôm, bày đủ riềng xả, lá mơ, mắm tôm, một cút rượu đã cạn và chiếc đùi nham nhở vết răng.
---------------------------------------------------------------
Tên chồng khệ nệ lấy bánh trà mới mua , loại trà loại phổ nhĩ từ một nhà buôn nổi tiếng trên mạng. Hắn sắm bộ ấm chén kiểu cách, đun nước đúng độ rồi bỏ bánh trà vào ngâm, được vài phút, hắn đong ra ấm , rót tý tách. Đưa lên mũi hưởng thụ cái mùi phưng phức, màu nước xanh trong veo như pha lê , hắn nhấp một ngụm nhỏ, chẹp chẹp miệng cảm nhận cái đắng nơi đầu lưỡi... Chà, sung sướng của cuộc đời chỉ gói gọn trong phút giây này chứ đâu! Hắn thấy bản thân sao mà cao siêu và vượt trội, hắn thấy mình như vua chúa. Nhưng vẫn thiếu sự công nhận, thiếu cái chứng kiến của lũ dân đen. Hắn thở dài tiếc nuối... cuộc đời là thế, chẳng có gì là trọn vẹn, ngay cả trong đủ đầy ta vẫn không thể thỏa nguyện tất cả... hắn châm thuốc và hít lấy một hơi thật sâu... thảnh thơi ngắm nhìn cuộc sống ngang ngược trước mắt.
Một lão già đen đúa bước vào quán, ngồi bàn cạnh tên chồng, ông gọi chai bia lạnh, khi đồ uống được mang ra, ông tu một hơi hết sạch. Tên chồng liếc nhìn , hắn lắc đầu thất vọng. Một tên kiết xác, rõ ràng là vậy, hôi hám và bẩn thỉu, chắc chắn là hắn đang bốc mùi... một kẻ như vậy thì làm được cái gì cho xã hội? Trên thang quyền lực, tên này chắc chỉ trên được người khuyết tật hoặc lũ thiểu năng, hắn thầm tủm tỉm cười. Cái loại người này, mở mồm ra là sẽ nói điều lớn lao... kiểu " tao là bố đời"... nhưng vô cùng hèn nhát, hắn bảo vệ sĩ diện hão của bản thân bằng cách tỏ ra thừa thãi và đủ đầy, nhưng sâu thẳm thì tự ti và khép kín... chớ có bóc mẽ loại này, chẳng được ích lợi gì... mà hãy vuốt ve cái tôi giả tạo đó, hắn sẽ biết ơn và làm theo lời ta, sẽ khâm phục và ngưỡng mộ ta.
"Tôi thấy bác quen, bác hay qua quán phải không?"
Ông già nhìn tên chồng
"Đúng...đúng... vẫn qua thường xuyên"
"Tôi không hay ở đây..., công việc ở quán là do vợ tôi quản lý, vậy bác là khách quen... bác uống trà không? Tôi có loại này hay lắm, mời bác thưởng thức!!"
"Trà hả..được...được...thì thử"
Ông làm một tợp và khà tiếng to, tên chồng phá lên cười
"Bác uống như Lý Quỳ uông rượu ấy nhỉ... có hơi lãng phí... nhưng sáng khoái...vậy cũng hay."
"Phí ư? sao lại phí?"
"À, bác không biết là phải, loại trà bác vừa uống là loại phổ nhĩ quý hiếm. Có tiền cũng phải đặt mới có mà dùng... nên ta phải thưởng từ từ, cảm nhận hết cái hay của trà."
" Ôi vậy à, vậy tôi xin một chén nữa để thẩm lại"
Gã chồng rót, ông cầm chén trà đưa lên môi, ông uống một ngụm, rồi sóc ngum nước trong miệng , đảo từ trái qua phải, phát thành tiếng ọc ọc trong họng, ông nuốt cái ực và kết thúc bằng tiếng khà trong ánh nhìn kinh ngạc của kẻ đối diện.
"Quả là trà ngon, có thể sánh được với nước vối tươi của mẹ tôi đun ngày xưa"
Gã chồng nghiêm mặt, hắn quan sát kỹ hơn, quả thực tên chủng sinh này có điệu bộ rất quen.
"Bác đang làm ở lĩnh vực gì?" - hắn hỏi
"Tôi làm bảo vệ, nhưng mới nghỉ... giờ thì rảnh rỗi"
" Chà... chà... rảnh rỗi cũng hay... ở cái tuổi của anh em mình thì cũng đến lúc nghỉ ngơi rồi..."
Trong lúc cặp đôi đang phiếm chuyện heo vượn, thì một biến cố xảy ra, cô vợ đi đâu đó trở về, nhìn thấy lão già... cô vứt bỏ túi sách, cao giọng xỉ vả:
"Lại cái thằng già này... cả tuần nay , không biết từ đâu chui lên mà cứ đến đây ám, uống thì nợ không trả ... lại còn gặp ai cũng xin tiền. Mày còn dám vác mặt đến đây nữa à ..."
Ông già đỏ dựng mặt, gắt lại " Nợ có mấy chai bia mà làm quá, mai mốt tôi trả..."
Cô vợ càng chu chéo
"Cái loại cha căn chú kiết, ăn bám xã hội như mày mà cũng dám hứa hẹn, có mấy chai bia còn không có tiền mà uống... thì làm được cái thá gì... người có tự trọng ... có thì mua không có thì nhịn, chứ ai lại nợ. Cái loại già mà không biết dơ...Mày cớ cút ngay không, coi như tao bố thì cho mày."
Gã chồng ngồi nghe thấy cũng khoái tai lắm, giờ hắn phải đóng vai gì cho hợp nhỉ? À, vai cao thượng, hào sảng, cho hàng xóm họ còn có chuyện mà bàn chứ
"Thôi cô cứ đi vào , để tôi giải quyết "- hắn chỉ tay vào nhà
" Tôi nghe chuyện của bác, nên cũng hiểu ra đôi điều. Bác thấy đấy, cùng mưu sinh kiếm cơm như nhau, tôi biết sông còn có khi trong khi đục, người có lúc lên voi xuống chó. Đàn bà ấy mà, chúng thì chỉ tiền thôi, đâu có hiểu đạo lý đó được, nên bác đừng chấp... mà tốt nhất cũng đừng dây vào. Chuyện hôm nay bác bỏ qua, mấy chai bia tôi sẽ trả giúp, nhưng từ nay bác cũng đừng đến quán tôi nữa, kẻo cái con vợ đanh đá của tôi nó lại phát tiết mà chửi bới."
Hắn đút tay vào túi, đếm tập tiền màu xanh giày cộp, rồi rút ra một tờ màu xanh.
"Tôi cũng chả giàu có gì, nhưng vẫn gọi là có công việc, tôi biếu bác ít tiền, gọi là đùm bọc nhau, lá lành đùm lá rách."
Ông già liếc thấy tập tiền, nhưng trả vờ như không thấy.
"Bác có lòng thì tôi cũng có dạ, tôi giờ đói ăn, nên chẳng tự trọng làm gì cho mất thời gian." - Ông cầm lấy tờ tiền và đút ngay vào túi áo
Tên chồng đang chờ đợi một màn biết ơn mùi mẫn , thì hụt hẫng và thất vọng. hắn nhếch mép, thu dọn dụng cụ. "Vậy thế nhé, giờ tôi có chút việc"
Biết bị đuổi khéo, ông già nói với theo.
" Này bác, làm gì mà vội thế. Thú thật với bác là tôi định về quê, nhưng vì còn chút nợ nần nên chưa đi được. Nay thấy bác là người tốt bụng mà gia tay giúp đỡ... tôi biết ơn vô cùng. "
Ông đổi cái giọng miền nam ngòng ngọng về giọng địa phương, ông kể về quê hương ông ở đâu, nó đẹp như thế nào, gia đình ông còn những ai.
Gã chồng sửng sốt, hắn nhận ra kẻ trước mặt. Làm sao bây giờ hắn mới nhận ra cơ chứ, tên bạn cũ đã già đi nhiều, lưng còng làm chiều cao giảm xuống, da nhăn nheo đen đúa như một lão 70 tuổi, ánh mắt mờ đục và đờ đẫn. Hắn nghe nói tên này đã chết ở vùng biên giới cách đây 20 năm, mà giờ đây lại xuất hiện trước mặt như một con quỷ. Hắn cố tình đến đây tìm mình, hay chỉ là sự trùng hợp ngãu nhiên của số phận? - gã chồng phân vân
"... nên bác có cứu thì cứu cho chót, bác cho tôi xin một ít vốn làm lại cuộc đời."- ông lão kết thúc
" Ấy... ấy... tôi làm gì có tiền mà bác xin "
Ông già cười khì khì
"Thôi, bác diễn với tôi làm gì, tôi thây bác có xe đẹp, nhà to, lai có tập tiền dày trong ví tiêu vặt... mà bác lại bảo không có tiền , tôi là thằng kiết xác thật, nhưng không phải thằng mù"
"Này, bác đừng nói giọng đấy với tôi, tôi có tiền , là tiền tôi làm ra, vì sao tôi phải cho bác nào? Tôi bố thí, thì bố thí bao nhiêu là quyền của tôi chứ. Bác say rồi, hay bác bị mất trí khôn, thôi, bác đi về đi, khi tôi vẫn còn tử tế thì bác hãy về đi."
" Bác cần lý do ư, được để tôi nghĩ cho bác một lý do để đưa tôi tiền nhé. Năm đó, bác mới ngoài 30, làm trưởng chi nhánh ngân hàng và cặp kè với cô trưởng phòng kế toán, hai người không những công khai làm trò chim chuột với nhau mà còn cùng nhau khống sổ sách, biển thủ tiền gửi của khách. Đến khi sự việc sắp bại lộ, thì bác thú nhận hết với vợ, hai vợ chồng bác bàn bạc tìm cách giải quyết. Con đàn bà đó độc ác , xảo quyệt và táo bạo, mụ dàn dựng vụ cướp ngân hàng, mượn tay để trả thù cô tình nhân , đồng thời tạo ra vụ lùm xùm đủ lớn để hủy bỏ sổ sách hoặc ít nhất làm lu mờ đi những sai phạm của chồng. Mọi sự diễn ra suôn sẻ đến mức, bác chỉ chịu chút kiểm điểm và bị chuyển công tác. Vài năm sau bác cho con đi du học và bảo vợ đi theo chăm sóc, thực ra là để tiếp tục cuộc sống đĩ điếm mà không bị dòm ngó . Vợ con bác bên nước ngoài cứ hi vọng đoàn tụ, nhưng rồi cũng nhận ra sự thật , nên họ quyết định ở lại đó luôn, cô vợ mấy năm tiếp theo thì bệnh và chết. Còn con gái bác vất vưởng đâu đó nơi xứ người.
Tôi, kẻ đã nhận tiền của vợ bác, thì ngồi tù 12 năm, tôi trực tiếp nhúng tay... để giúp bác có ngày hôm nay, và với tiền án cướp của , tôi chẳng thể làm được công việc gì ra hồn, sống vất vưởng như con chó. Đấy bác xem, lý do như vậy có đủ không?"
Như bao nhiêu kẻ gian trá khác, khi đứng trước sự bóc mẽ công khai và đột ngột, gã chồng tỏ ra ngạc nhiên và đổ cho ông già bị hoang tưởng. Hắn chẳng biết ông là ai, và câu chuyện thì hoàn toàn phi lý. Hắn bỏ vào nhà
Điều kinh ngạc là đến sáng thứ 2 , khi sau nguyên cả ngày hôm trước tự khép mình trong ngôi nhà , buổi sáng bước ra ngoài, hắn đã nhìn thấy dáng ông già vẫn ngồi đó. Ông ta không nhìn hắn, cũng không nói gì, chỉ ngồi hút truốc. Hắn xua cô vợ ra đuổi, thì lão đứng lên, đi sang phía đối diện bên kia đường và ở đó cả ngày. Thứ 3 cũng vậy, rồi thứ 4, thứ 5. Đến buổi chiều ngày thứ 6 , lúc 4h20 , tên chồng về nhà và thấy ông ta lại ngồi trước cửa. Hắn ta lao đến túm lấy cổ ông, hắn chửi bới và đe dọa, rồi hắn rút một tập tiền ra vứt vào mặt ông, cô vợ chạy ra nhặt lại đống tiền đó, cô không hiểu vì sao chồng lại phung phí như vậy.
4h30 , có một toán thanh niên bặm trợn , mình mẩy xăm trổ bước vào quán. Một tên bước qua ông già và bị vấp chân, chẳng ai biết hắn vô tình hay cố ý, chỉ biết rằng cả đám lao vào là đánh ông một trận ra trò. Đánh xong bọn chúng vứt thân xác ông ra đường, rồi bước vào quán. Chúng được bà chủ niềm nở đưa lên tầng 4 hát hò, có người giúp việc thấy kỳ lạ, tại sao khách vào hát mà bà chủ còn phải đưa tiền cho họ.
5h chiều, ông mới lết được dậy, mặt mũi sưng húp, mồm đẫm máu, xương sườn rạn nứt, ông vuốt tay từ mũi lên trán, hai dòng nước mắt rơi xuống. Ông sờ thấy tờ tiền màu xanh trong túi áo. Căn nhà 5 tầng phát ra tiếng nhạc xập xình
"Ngày xưa em còn bé thơ tình rất hay dỗi hay hờn, tôi hay trêu đùa em khóc nhé..."
---------------------------------------------------------------------
Ông già dừng xe đạp điện trước của đồn công an. Ông vừa hát vừa nhún nhảy bước vào bên trong.
Cậu thanh niên trực ban nhìn bộ dạng thương tích và rách rưới của ông thì hoảng hốt, cậu thấy ông vẫn cứ hát vô tư, ông vỗ tay theo nhịp hai bốn, ông nhìn cậu cười như muốn cậu hòa chung tiếng hát với mình. " Bác có việc gì ?" - Cậu hỏi
Ông đưa ngón trở lên miệng, ám chỉ cậu im lặng. Ông hát vang hơn
"Tình yêu ta thật sáng tươi, sáng mãi như ánh trăng rằm, trong đêm thu trời sao lung linh..."
6h chiều, công an nhận được tin có một vụ phóng hỏa tòa nhà 5 tầng.
"Nhớ mãi trong tim mình, quê hương đó, là nơi ta đã một thời thơ ấu"
Tai nạn kinh hoàng làm 11 người chết, duy nhất một đứa bé sống sót dù bị bỏng 90% và trong cơn nguy kịch
"Biết mấy yêu thương và luôn nhung nhớ về nơi ta đã..."
Thủ phạm là một gã đàn ông ngoài 50, theo khai nhận, ông ta đi mua rượu uống, còn thú 150k thì mua một can xăng, rồi hất vào căn nhà và châm lử đốt. hắn hoàn toàn không có mâu thuẫn gì với gia chủ hay khách khứa, thậm chí không biết họ là ai
"Một thời ấu thơ"
Hắn nói lý do vì không nhớ được tên bài hát mà quán đó mở, nên khó chịu quá nên đốt quách đi cho rồi.