Chuyện quả Sim…. Sự trưởng thành của những đứa trẻ
Xóm tôi ở giữa vùng quê nghèo làm nông lâu đời thuộc một trong 9 xã biển ngang tỉnh Hà Tĩnh. Năm chừng lớp 7, tuổi còn ham chơi mấy...
Xóm tôi ở giữa vùng quê nghèo làm nông lâu đời thuộc một trong 9 xã biển ngang tỉnh Hà Tĩnh. Năm chừng lớp 7, tuổi còn ham chơi mấy cái trò bắn bi, chơi đồ hàng, nhảy dây, … cốt là để đụng chạm, cầm tay mấy chị gái đang tuổi dậy thì, hồi này bắt đầu thèm mùi gái, khoái mùi đời rồi. Lên lớp 8, (tôi học lớp 8D, toàn anh hùng bất hảo) tôi thích ngắm cô giáo, cô đẹp như cô tiên và thanh xuân phơi phới, trong ký ức của tôi cô là người có vòng một to tròn, hoàn hảo nhất trên đời, tôi thích cô bằng tình cảm hồn nhiên nhất cho đến mãi sau khi dậy thì, lúc tôi biết trẻ con được đẻ ra như thế nào (cuối cấp 2 tôi dậy thì).

Hồi ấy, tôi học khá tốt các môn tự nhiên, còn cô là cô giáo dạy môn Sinh Học, mà Sinh Học lớp 8 thì các bạn 9x học sách cải cách ai chả biết trong cuốn học kỳ 2 có cái gì hay ho rồi đó. Tuổi dậy thì khá tò mò nên tôi cũng nghiên cứu kỹ và nghiêm túc vấn đề sinh lý. Còn tâm lý thì chắc tôi có vấn đề mà hồi đó tôi không biết. Tôi ngồi bàn đầu, trong giờ Sinh Học, một lần tôi hỏi cô chỉ cho một bài tập trong SGK. Cô bước xuống đối diện tôi, thơm lừng luôn các bạn ạ, rồi cô hiền từ cúi xuống nhìn cuốn tập của tôi trên bàn. Đó là lần đầu tiên tôi nhìn thấy lấp ló có che gần nhất cái vòng một thần thánh mà tôi thầm ngưỡng mộ từ lâu. Tôi đã nghĩ rằng đó là thứ đẹp nhất trên đời nên sau này tuy thấy nhiều, đầy đủ, sống động hơn nhưng không thấy đẹp bằng.
Nhắc đến vếu đồ là tôi lại hay lú lẫn, lạc đề. Quay lại chủ đề của bài viết ngắn này “Sự trưởng thành của những đứa trẻ”, thời gian hè năm lớp 7. Chúng tôi thuộc thế hệ được nghỉ hè full of 3 tháng, bắt đầu từ đợt bế giảng cuối tháng 5 và quay lại đi học sau ngày khai giảng 5/9 hàng năm; một thế hệ với thời gian học chuẩn mực, nói không với việc học thêm, trừ việc tôi được học bổ sung kiến thức miễn phí vì tôi học giỏi (tôi không biết, nhưng mọi người hay nói thế). Và đương nhiên tôi ưu tú nên suy nghĩ của tôi vượt qua lũy tre làng, nằm ngoài tầm hiểu biết của người lớn lúc đó và vươn tới tầm các hệ thiên hà cách xóm tôi hàng tỷ năm ánh sáng. Tôi cho rằng mình văn minh và các bạn chơi với tôi cũng thế. Đạo đức và lòng thương người có sẵn trong máu tôi nên lúc nào tôi cũng ứng xử thật khiêm tốn. Mặc dù trưởng thành là vậy, nhưng tôi cũng có những niềm vui hoan hỉ y chang đám trẻ cùng trăng lứa thuở đó.
Ngoài sở thích ngắm vếu, sờ mông các chị gái nói trên thì chúng tôi cũng rất mê các trò mà các quý bậc phụ huynh thời đó xem như là một loại tội phạm và hư đốn; hiển nhiên là bị cấm làm mấy việc đó. Cấm thế nào được, các đấng phụ huynh thực sự đã rất ngây thơ. Kế thừa ý chí gan lỳ của cha anh, chúng tôi thường xuyên lao vào các trò chơi bị cấm đoán, chúng tôi gọi đó là các phi vụ và chúng tôi là những anh hùng ngoài vòng pháp luật (pháp luật do phụ huynh áp đặt). Vào vườn nhà bà con, làng xóm nào đó hái trái cây giúp và rồi mang về ăn giúp luôn là một trong những phi vụ khiến chúng tôi cảm thấy phiêu lưu, mạo hiểm nhất. Còn các phi vụ chờ lũ về đi tắm kênh, tắm đê suýt chết đuối thì xếp vào loại xoàng thôi. Anh em bạn bè tôi rất đông và hăng hái.
Nhắc đến vếu đồ là tôi lại hay lú lẫn, lạc đề. Quay lại chủ đề của bài viết ngắn này “Sự trưởng thành của những đứa trẻ”, thời gian hè năm lớp 7. Chúng tôi thuộc thế hệ được nghỉ hè full of 3 tháng, bắt đầu từ đợt bế giảng cuối tháng 5 và quay lại đi học sau ngày khai giảng 5/9 hàng năm; một thế hệ với thời gian học chuẩn mực, nói không với việc học thêm, trừ việc tôi được học bổ sung kiến thức miễn phí vì tôi học giỏi (tôi không biết, nhưng mọi người hay nói thế). Và đương nhiên tôi ưu tú nên suy nghĩ của tôi vượt qua lũy tre làng, nằm ngoài tầm hiểu biết của người lớn lúc đó và vươn tới tầm các hệ thiên hà cách xóm tôi hàng tỷ năm ánh sáng. Tôi cho rằng mình văn minh và các bạn chơi với tôi cũng thế. Đạo đức và lòng thương người có sẵn trong máu tôi nên lúc nào tôi cũng ứng xử thật khiêm tốn. Mặc dù trưởng thành là vậy, nhưng tôi cũng có những niềm vui hoan hỉ y chang đám trẻ cùng trăng lứa thuở đó.
Ngoài sở thích ngắm vếu, sờ mông các chị gái nói trên thì chúng tôi cũng rất mê các trò mà các quý bậc phụ huynh thời đó xem như là một loại tội phạm và hư đốn; hiển nhiên là bị cấm làm mấy việc đó. Cấm thế nào được, các đấng phụ huynh thực sự đã rất ngây thơ. Kế thừa ý chí gan lỳ của cha anh, chúng tôi thường xuyên lao vào các trò chơi bị cấm đoán, chúng tôi gọi đó là các phi vụ và chúng tôi là những anh hùng ngoài vòng pháp luật (pháp luật do phụ huynh áp đặt). Vào vườn nhà bà con, làng xóm nào đó hái trái cây giúp và rồi mang về ăn giúp luôn là một trong những phi vụ khiến chúng tôi cảm thấy phiêu lưu, mạo hiểm nhất. Còn các phi vụ chờ lũ về đi tắm kênh, tắm đê suýt chết đuối thì xếp vào loại xoàng thôi. Anh em bạn bè tôi rất đông và hăng hái.

Mùa hè sim chín trên những đồi cát trắng, trắng như tuyết các bạn ạ. Mùa hè ở quê tôi nắng nẻ đầu thêm combo gió Lào khô rát, chỉ cần bạn ra ngoài trời tầm 5 phút buổi trưa là có thể nghe tiếng xèo xèo, vì mỡ đang bị nóng chảy ra và tầm 30 phút thì bạn sẽ queo quắt như con khô mực một nắng. Chúng tôi, những siêu nhân kiên cường đã chọn thời điểm đó để hành động “Phi vụ hái sim”; đỡ thấp thỏm hơn phi vụ hái trái cây giúp vì sim mọc trên đồi hoang, không phải của riêng bố con nhà nào. Chúng tôi bấm tay xem thấy là giờ trưa là giờ hoàng đạo vì các bậc phụ huynh sẽ ngủ trưa và nghỉ ngơi vì trời quá nóng, nóng như cái lò. Đồi sim cách nhà chúng tôi khoảng 2km về hướng biển, 12h trưa, cát trắng, lún và nóng như sa mạc. Những quả sim màu tím, to, tròn, căng mọng treo trên những bụi cây, rải rác giữa các dải cát nóng bỏng, khô cằn; nơi mà trong vòng một trăm dặm không có một bóng người, chỉ có vài ngôi mộ trong cát lúc ẩn lúc hiện vì gió và cát. Đến tận bây giờ bạn vào vùng hoang mạc đó cũng không có sóng điện thoại hay kết nối internet. Nhưng ngọn lửa đam mê bên trong bọn nhóc chúng tôi quá mãnh liệt, đốt cháy, thiêu rụi tất cả mọi trở ngại. Chúng tôi đã từng bất khả chiến bại.
Mật khẩu “SYM” đã được thống nhất sau một thời gian gặp khó khăn trong quá trình thoát khỏi vòng vây an ninh của phụ huynh. Nhờ nó mà chúng tôi giảm thiểu được rất nhiều rủi ro bị phát hiện, tận bây giờ tôi vẫn thấy nó thực sự hiệu quả. Chúng tôi sẽ đọc là lần lượt từng chữ một “S”,”Y”,”M” to, rõ ràng theo phiên âm tiếng anh, một mật khẩu hoàn hảo khi nó vừa là nhãn hiệu một hãng xe honda phổ biến thời đó, vừa đồng âm với từ “Sim” (trong quả Sim) khi đọc liền cả từ. Nhóm chúng tôi thông thường tụ tập khoảng sáu, bảy thành viên; các anh em, bằng hữu từ lớp 5 đến lớp 8, đôi khi có lớp 9 (bọn lớp 9 già rồi). Tầm 12h trưa, sau khi ăn cơm xong thì mọi người đi nghỉ trưa, tôi và các anh em sẽ giả vờ ngủ 10 phút sau đó âm thầm, lặng lẽ trốn ra ngoài để đến địa điểm đã định trước. Ngày ấy, các anh em tâm ý tương thông, không cần thiết bị công nghệ hiện đại nào để liên lạc mà kết nối và giao tiếp với nhau thông qua tâm linh. Có riêng ông cậu họ tôi bị quản lý chặt hơn, hệ thống an ninh của ngôi nhà ổng phải ngang ngửa nhà tù Guantanamo. Ổng ít hơn tôi 4 tuổi nhưng rất thông minh và nhạy bén; ổng nhanh chóng phát hiện trên gác mái tầng 2 có một cửa khóa trong, có thể thoát ra để thoát xuống theo lối đó. Ổng sẽ hành động sau khi chúng tôi phát ám hiệu bằng cách cả đám đứng ở hàng rào nhà ổng và đồng thanh “S”…”Y”….”M” vài lần. Và chúng tôi cảm thấy an toàn hơn bao giờ hết vì chắc rằng các bậc phụ huynh sẽ không thể nào mà phát hiện được điều gì từ mật mã thông minh, bảo mật như vậy. Chúng tôi hành động gọn gàng, mau lẹ, tầm 5 phút thì ông cậu sẽ leo qua hàng rào và lên xe đạp chúng tôi chờ sẵn để lên đường thực hiện phi vụ. Chúng tôi mang nhiệt huyết rần rần chảy trong huyết quản và niềm đam mê mãnh liệt, chúng tôi không thấy nóng, chỉ thấy vui quá vui.
Các phi vụ của chúng tôi thành công tới hơn 80%, những chiến thắng vẻ vang, chiến lợi phẩm ngọt ngào luôn cuốn hút chúng tôi xả thân vào các phi vụ. Dù bên cạnh đó là những thất bại, tổn thất nặng nề về tinh thần và thể chất. Thật ám ảnh! Mỗi lần phi vụ bại lộ và bị bắt chúng tôi đã cảm thấy thật là tội đồ, xấu xa, nhục nhã. Chưa hết, chắc chắn bên cạnh những sự tra tấn về tinh thần là những đòn roi man rợ, hãi hùng. Tôi nhớ mỗi lần ông cậu bị đánh, bằng roi tre, roi mây hay bất kể thức gì tầm ngón trỏ phang thẳng vào bắp chân đến thâm tím, bầm dập. -“Mi trừa chưa, trừa chưa…ưa..?”- chữ “ưa’ dài vô tận.
-“hu hu hu, Con trừa rồi”
- “Từ ni có phá nựa khoong?”
-“Hu hu…hu. hu.., dạ khoong”- nước mắt đầm đìa, nước mũi, nước mồm kèm bong bóng chảy ra
-“Thôi đừng đập con nựa”-mẹ nói
-“Thôi đừng đánh hấn nựa, hấn trừa rồi rô nờ”-Vài ông bà hàng xóm họ hàng xúm vào góp lời.
Tất cả như đang tiếp thêm động lực cho ông bố và ổng phang mạnh hơn, phang gãy cây roi; rớm máu.
Thật kinh hoàng. Tôi đứng xem mà tim run lên bần bật, như muốn rớt ra khỏi lồng ngực. Thời La Mã cổ đại thì tra tấn chắc cũng đến cỡ này là cùng.
Chúng tôi biết, còn phụ huynh không biết. Những đòn roi càng man rợ bao nhiêu thì khao khát mạo hiểm của chúng tôi càng mạnh mẽ bấy nhiêu. Vì thế lâu lâu lại không hẹn mà lên-“mi trừa chưa..ưa..?”-bộp bộp, “Tau nói mấy lần rồi?”(ai mà nhớ)-bẹt bẹt. Tiếng chửi rủa đanh thép, chát chúa, đinh tai nhức óc. Tiếng bộp bộp, bẹt bẹt của đòn roi. Tiếng khóc lóc, van xin thê lương, sầu não. Thêm tiếng ve kêu dồn dập làm cho không gian thêm đau thương, khô khốc dưới cái nắng hè gay gắt. Các đồng chí của tôi, được phụ huynh yêu cưng chiều thì đỡ một chút (những phụ huynh nhà người ta). Còn tôi, bị đánh; không một ai can ngăn, không một ai bảo mẹ tôi roi hạ lưu nhân. Vẫn điệp khúc quen thuộc:
-“Mi trừa chưa..ưa?- chữ ưa dài lê thê và lanh lảnh hơn. Bét bét bét, mẹ xài roi nhỏ hơn.
-“Bựa ni cù rứa nựa khoong?- Bét bét. Rồi hu..hu.hu, tôi chỉ khóc
Bét bét:-“Mi cù im khoong!”- bét bét bét, mẹ tôi ra lệnh
Bét bét bét-“Mi lỳ phải khoong?” bét bét. Liên khúc roi tre và những câu la mắng tôi, bắt tôi ngừng khóc trên nền giai điệu hu.. hu…hu của tôi. Mẹ tôi vung roi càng cao thì giai điệu cũng lên cao theo. Tôi không nói gì cả, tôi sai nhưng mẹ tôi cũng sai, mẹ sai, mẹ không biết, mà bắt tôi nhận sai. Mẹ tôi vừa đánh đau vừa bắt tôi không được khóc, làm sao mà nín được khi roi quật xuống liên tục và không có dấu hiệu dừng lại hay sự mỏi tay của mẹ tôi, tôi đâu phải như con bò nhà ông bà tôi, đau phải khóc chứ. Cũng nhờ vậy mà sau một thời gian mẹ tôi thấy đòn roi không hiệu quả với tôi nên cũng thưa dần. Lâu lâu ở chỗ tôi, bạn có thể nghe tiếng khóc ré lên, kèm theo tiếng chửi rủa từ một nhà nào đó gần nhà bạn. Hoặc tiếng hu..hu…hu… ngày một rõ và gần hơn vì có một thằng nhóc vừa chạy vừa lấy tay quệt nước mắt nước mũi; lật đà lật đật là một bà mẹ, ông bố nào đó cầm thượng phương bảo kiếm rượt theo sau – “Mi đứng lại, đứng lại đó cho tau…au..” –(đứng lại để bị đánh hay gì, lừa trẻ con), đó là các đồng chí khác của tôi, ngàn lần chua chát nhưng lực bất tòng tâm, “chạy nhanh lên, chạy đi, sáng suốt, kiên cường lên bạn ơi!”
Suốt khoảng thời gian tuổi thơ đó, tôi với ông cậu là những người tiến bộ nhất, có thể là tôi cảm thấy đồng cảm, nể phục trước sự dũng cảm và gan lỳ của ổng dưới ngọn roi hung tàn. À trừ cái việc ổng còn liếm con giun đất, màu đen bóng, ướt nhẹp bị dẫm bẹp trong lũ, và bú vếu con bò cỏ coi có sữa không (bò chưa đẻ làm sao có sữa, bố ông nhõi ngáo thế không biết). Chúng tôi nằm buôn chuyện, thảo luận về cuộc sống, chính trị, xã hội, rồi chuyện ổi nhà bà Định đã chín chưa, lạc Thạch Văn nướng ăn có ngon không, rồi mía nhà ai đó… gió heo về rồi chắc ngọt lắm. Chúng tôi có khá nhiều mối bận tâm trong khi bề ngoài vẫn là hai đứa nhóc. Trước nhà tôi, đi qua một cái sân bóng là dãy phi lao nhà bác Lê nằm trên bờ nhỏ giữa cánh đồng, những thân to ngả mình ra giữa dòng kênh nhỏ, đầy rêu, trưa hè rất mát. Mỗi khi nghỉ dưỡng sức, chưa thực hiện thêm phi vụ nào mới, vì vết thương chưa lành, máu bầm chưa tan. Ông cậu và tôi ngồi nhai mì tôm sống, ngẫm sự đời; mì Hảo Hảo ngon ơi là ngon, giòn tan, liếm mòn da tay, đến hạt muối cuối cùng. Sau những trận đòn thừa sống thiếu chết, chúng tôi ngồi lại để phê phán, nhận định (không phải nói xấu). Chúng tôi không nói rằng bố mẹ không thương chúng tôi mà chúng tôi chỉ lên án chế độ đòn roi hà khắc và cách dạy con sai lầm của các vị phụ mẫu. –“Thời nào rồi”-ông cậu ấm ức nói trong nức nở.”thời nào rồi mà”- tôi tiếp lời.
“Thời nào rồi mà còn dạy con bằng cách đánh đập”-ông cậu uất ức.“Thời đại giừ văn minh rồi mà còn dạy con bằng cách chưởi rủa, bạo lực”“Sau ni có con tau sẽ dạy nó bằng tình yêu thương, nhẹ nhàng khuyên bảo”“Đúng rồi, thời đại bây giừ mà rứa; phải có tình thương, mến thương chứ”Mật khẩu “SYM” đã được thống nhất sau một thời gian gặp khó khăn trong quá trình thoát khỏi vòng vây an ninh của phụ huynh. Nhờ nó mà chúng tôi giảm thiểu được rất nhiều rủi ro bị phát hiện, tận bây giờ tôi vẫn thấy nó thực sự hiệu quả. Chúng tôi sẽ đọc là lần lượt từng chữ một “S”,”Y”,”M” to, rõ ràng theo phiên âm tiếng anh, một mật khẩu hoàn hảo khi nó vừa là nhãn hiệu một hãng xe honda phổ biến thời đó, vừa đồng âm với từ “Sim” (trong quả Sim) khi đọc liền cả từ. Nhóm chúng tôi thông thường tụ tập khoảng sáu, bảy thành viên; các anh em, bằng hữu từ lớp 5 đến lớp 8, đôi khi có lớp 9 (bọn lớp 9 già rồi). Tầm 12h trưa, sau khi ăn cơm xong thì mọi người đi nghỉ trưa, tôi và các anh em sẽ giả vờ ngủ 10 phút sau đó âm thầm, lặng lẽ trốn ra ngoài để đến địa điểm đã định trước. Ngày ấy, các anh em tâm ý tương thông, không cần thiết bị công nghệ hiện đại nào để liên lạc mà kết nối và giao tiếp với nhau thông qua tâm linh. Có riêng ông cậu họ tôi bị quản lý chặt hơn, hệ thống an ninh của ngôi nhà ổng phải ngang ngửa nhà tù Guantanamo. Ổng ít hơn tôi 4 tuổi nhưng rất thông minh và nhạy bén; ổng nhanh chóng phát hiện trên gác mái tầng 2 có một cửa khóa trong, có thể thoát ra để thoát xuống theo lối đó. Ổng sẽ hành động sau khi chúng tôi phát ám hiệu bằng cách cả đám đứng ở hàng rào nhà ổng và đồng thanh “S”…”Y”….”M” vài lần. Và chúng tôi cảm thấy an toàn hơn bao giờ hết vì chắc rằng các bậc phụ huynh sẽ không thể nào mà phát hiện được điều gì từ mật mã thông minh, bảo mật như vậy. Chúng tôi hành động gọn gàng, mau lẹ, tầm 5 phút thì ông cậu sẽ leo qua hàng rào và lên xe đạp chúng tôi chờ sẵn để lên đường thực hiện phi vụ. Chúng tôi mang nhiệt huyết rần rần chảy trong huyết quản và niềm đam mê mãnh liệt, chúng tôi không thấy nóng, chỉ thấy vui quá vui.
Các phi vụ của chúng tôi thành công tới hơn 80%, những chiến thắng vẻ vang, chiến lợi phẩm ngọt ngào luôn cuốn hút chúng tôi xả thân vào các phi vụ. Dù bên cạnh đó là những thất bại, tổn thất nặng nề về tinh thần và thể chất. Thật ám ảnh! Mỗi lần phi vụ bại lộ và bị bắt chúng tôi đã cảm thấy thật là tội đồ, xấu xa, nhục nhã. Chưa hết, chắc chắn bên cạnh những sự tra tấn về tinh thần là những đòn roi man rợ, hãi hùng. Tôi nhớ mỗi lần ông cậu bị đánh, bằng roi tre, roi mây hay bất kể thức gì tầm ngón trỏ phang thẳng vào bắp chân đến thâm tím, bầm dập. -“Mi trừa chưa, trừa chưa…ưa..?”- chữ “ưa’ dài vô tận.
-“hu hu hu, Con trừa rồi”
- “Từ ni có phá nựa khoong?”
-“Hu hu…hu. hu.., dạ khoong”- nước mắt đầm đìa, nước mũi, nước mồm kèm bong bóng chảy ra
-“Thôi đừng đập con nựa”-mẹ nói
-“Thôi đừng đánh hấn nựa, hấn trừa rồi rô nờ”-Vài ông bà hàng xóm họ hàng xúm vào góp lời.
Tất cả như đang tiếp thêm động lực cho ông bố và ổng phang mạnh hơn, phang gãy cây roi; rớm máu.
Thật kinh hoàng. Tôi đứng xem mà tim run lên bần bật, như muốn rớt ra khỏi lồng ngực. Thời La Mã cổ đại thì tra tấn chắc cũng đến cỡ này là cùng.
Chúng tôi biết, còn phụ huynh không biết. Những đòn roi càng man rợ bao nhiêu thì khao khát mạo hiểm của chúng tôi càng mạnh mẽ bấy nhiêu. Vì thế lâu lâu lại không hẹn mà lên-“mi trừa chưa..ưa..?”-bộp bộp, “Tau nói mấy lần rồi?”(ai mà nhớ)-bẹt bẹt. Tiếng chửi rủa đanh thép, chát chúa, đinh tai nhức óc. Tiếng bộp bộp, bẹt bẹt của đòn roi. Tiếng khóc lóc, van xin thê lương, sầu não. Thêm tiếng ve kêu dồn dập làm cho không gian thêm đau thương, khô khốc dưới cái nắng hè gay gắt. Các đồng chí của tôi, được phụ huynh yêu cưng chiều thì đỡ một chút (những phụ huynh nhà người ta). Còn tôi, bị đánh; không một ai can ngăn, không một ai bảo mẹ tôi roi hạ lưu nhân. Vẫn điệp khúc quen thuộc:
-“Mi trừa chưa..ưa?- chữ ưa dài lê thê và lanh lảnh hơn. Bét bét bét, mẹ xài roi nhỏ hơn.
-“Bựa ni cù rứa nựa khoong?- Bét bét. Rồi hu..hu.hu, tôi chỉ khóc
Bét bét:-“Mi cù im khoong!”- bét bét bét, mẹ tôi ra lệnh
Bét bét bét-“Mi lỳ phải khoong?” bét bét. Liên khúc roi tre và những câu la mắng tôi, bắt tôi ngừng khóc trên nền giai điệu hu.. hu…hu của tôi. Mẹ tôi vung roi càng cao thì giai điệu cũng lên cao theo. Tôi không nói gì cả, tôi sai nhưng mẹ tôi cũng sai, mẹ sai, mẹ không biết, mà bắt tôi nhận sai. Mẹ tôi vừa đánh đau vừa bắt tôi không được khóc, làm sao mà nín được khi roi quật xuống liên tục và không có dấu hiệu dừng lại hay sự mỏi tay của mẹ tôi, tôi đâu phải như con bò nhà ông bà tôi, đau phải khóc chứ. Cũng nhờ vậy mà sau một thời gian mẹ tôi thấy đòn roi không hiệu quả với tôi nên cũng thưa dần. Lâu lâu ở chỗ tôi, bạn có thể nghe tiếng khóc ré lên, kèm theo tiếng chửi rủa từ một nhà nào đó gần nhà bạn. Hoặc tiếng hu..hu…hu… ngày một rõ và gần hơn vì có một thằng nhóc vừa chạy vừa lấy tay quệt nước mắt nước mũi; lật đà lật đật là một bà mẹ, ông bố nào đó cầm thượng phương bảo kiếm rượt theo sau – “Mi đứng lại, đứng lại đó cho tau…au..” –(đứng lại để bị đánh hay gì, lừa trẻ con), đó là các đồng chí khác của tôi, ngàn lần chua chát nhưng lực bất tòng tâm, “chạy nhanh lên, chạy đi, sáng suốt, kiên cường lên bạn ơi!”
Suốt khoảng thời gian tuổi thơ đó, tôi với ông cậu là những người tiến bộ nhất, có thể là tôi cảm thấy đồng cảm, nể phục trước sự dũng cảm và gan lỳ của ổng dưới ngọn roi hung tàn. À trừ cái việc ổng còn liếm con giun đất, màu đen bóng, ướt nhẹp bị dẫm bẹp trong lũ, và bú vếu con bò cỏ coi có sữa không (bò chưa đẻ làm sao có sữa, bố ông nhõi ngáo thế không biết). Chúng tôi nằm buôn chuyện, thảo luận về cuộc sống, chính trị, xã hội, rồi chuyện ổi nhà bà Định đã chín chưa, lạc Thạch Văn nướng ăn có ngon không, rồi mía nhà ai đó… gió heo về rồi chắc ngọt lắm. Chúng tôi có khá nhiều mối bận tâm trong khi bề ngoài vẫn là hai đứa nhóc. Trước nhà tôi, đi qua một cái sân bóng là dãy phi lao nhà bác Lê nằm trên bờ nhỏ giữa cánh đồng, những thân to ngả mình ra giữa dòng kênh nhỏ, đầy rêu, trưa hè rất mát. Mỗi khi nghỉ dưỡng sức, chưa thực hiện thêm phi vụ nào mới, vì vết thương chưa lành, máu bầm chưa tan. Ông cậu và tôi ngồi nhai mì tôm sống, ngẫm sự đời; mì Hảo Hảo ngon ơi là ngon, giòn tan, liếm mòn da tay, đến hạt muối cuối cùng. Sau những trận đòn thừa sống thiếu chết, chúng tôi ngồi lại để phê phán, nhận định (không phải nói xấu). Chúng tôi không nói rằng bố mẹ không thương chúng tôi mà chúng tôi chỉ lên án chế độ đòn roi hà khắc và cách dạy con sai lầm của các vị phụ mẫu. –“Thời nào rồi”-ông cậu ấm ức nói trong nức nở.”thời nào rồi mà”- tôi tiếp lời.
Chưa bao giờ chúng tôi đồng lòng về quan điểm như vậy, ôi đồng chí của tôi. Chúng tôi cũng phân tích nhiều về vật chất (chủ yếu là trái cây, đòn roi); đánh giá, nhận định ý thức hệ (phụ huynh sai quá sai) và phản biện bằng những lý luận vô cùng sắt đá.
Chúng tôi muốn lớn nhanh để làm người lớn, để độc lập, tự do và đưa vào thực tiễn những hành động mạng lại hạnh phúc đó. Dưới rặng phi lao, bên dòng kênh lộng gió giữa trưa hè, cuộc gặp gỡ nói chuyện giữa tôi và ổng có thể ví như Các Mác gặp Ăngghen hồi cuối thế kỷ 19 (thấm đẫm lịch sử và mang màu sắc chính trị, triết học).
Chúng tôi muốn lớn nhanh để làm người lớn, để độc lập, tự do và đưa vào thực tiễn những hành động mạng lại hạnh phúc đó. Dưới rặng phi lao, bên dòng kênh lộng gió giữa trưa hè, cuộc gặp gỡ nói chuyện giữa tôi và ổng có thể ví như Các Mác gặp Ăngghen hồi cuối thế kỷ 19 (thấm đẫm lịch sử và mang màu sắc chính trị, triết học).

Mãi về sau, khi vô Sài Gòn để bắt đầu con đường thâu tóm kiến những kiến thức đại học và tiếp cận với ánh sáng văn minh của xứ sở hòn ngọc Viễn Đông, tôi mới biết sữa bò trong hộp là thứ cao lương mỹ vị đã qua chế biến, xử lý xong các nhà máy chứ không phải vắt từ bất kể con bò cái nào ra rồi cho vào chai, đem bán. Còn lại thì, những cái khác tôi cho rằng vẫn ngầu như trái bầu, nhưng dù tỏ ra thông thái và sáng suốt cỡ nào thì thời đại học tôi vẫn bị móc mất ví, hơn 100k với 2 cái thẻ ngân hàng trống rỗng. Tiếp theo việc bị móc mất giấy tờ là liên khúc nghèo, học lại, ra trường trễ, đã thế mẫu thân còn ra quyết định cắt viện trợ khi tôi và một số đồng chí còn trong giai đoạn vật lộn cùng Tô Íc 450,… À mà thôi, lan man rồi. Dưới đây là bài thơ tôi viết lúc còn ở Ký túc xá 135, đọc chơi chớ đừng chê, cục lên tôi lại đấm cho mấy nhát.

Ps: (Tự truyện có màu sắc người lớn, cân nhắc trước khi đọc. Tôi không chịu trách nhiệm về tính chân thực của câu chuyện. Thân ái!)

Chuyện trò - Tâm sự
/chuyen-tro-tam-su
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất