Corticosteroid bôi ngoài da là một trong những điều trị thiết yếu cho các tình trạng viêm da như vẩy nến và viêm da cơ địa. Thuốc được phân loại theo hiệu lực và nguy cơ ADR như mỏng da, rạn da, vảy phấn hồng, giãn mao mạch, ban xuất huyết và các ADR khác. Nguy cơ ADR tăng khi sử dụng kéo dài, diện tích bôi lớn, hiệu lực cao, thuốc được bịt kín và bôi vào vùng da mỏng như da mặt và sinh dục.
Khi kê đơn corticosteroid bôi ngoài da cho trẻ em, nên sử dụng hiệu lực thấp và thời gian ngắn nhất có thể. Thuốc an toàn và hiệu quả ở người bệnh đang mang thai hoặc cho con bú.
Lượng corticosteroid được kê đơn tùy thuộc vào thời gian điều trị, tần suất bôi, vị trí da và tổng diện tích bề mặt được điều trị. Bôi đúng cách rất quan trọng để điều trị hiệu quả. Người bệnh có thể được hướng dẫn bôi bằng phương pháp đơn vị đầu ngón tay. Một đơn vị đầu ngón tay là lượng thuốc được trải dài từ đầu ngón tay đến nếp gấp giữa đốt thứ nhất và thứ hai của ngón trỏ, với độ bao phủ khoảng 2% diện tích bề mặt cơ thể của người lớn.
Corticosteroid được bôi 1-2 lần/ngày trong tối đa 3 tuần đối với corticosteroid có hiệu lực siêu cao hoặc tối đa 12 tuần đối với corticosteroid có hiệu lực trung bình đến cao. Không có giới hạn thời gian cụ thể đối với corticosteroid hiệu lực thấp.
Bài review đăng trên AFP tóm tắt các vấn đề chính trong dùng corticosteroid bôi ngoài da: phân loại theo hiệu lực, các ADR cần chú ý, các lưu ý khi kê đơn và khoảng thời gian sử dụng.
Tài liệu tham khảo