vũ trụ của một năm
13.8 tỉ năm - tuổi của vũ trụ mà chúng ta biết hiện tại, quá rộng lớn để có thể đem ra đối chiếu mà nhìn rõ được! Vậy thì hãy thử nhờ...
13.8 tỉ năm - tuổi của vũ trụ mà chúng ta biết hiện tại, quá rộng lớn để có thể đem ra đối chiếu mà nhìn rõ được!
Vậy thì hãy thử nhờ cậy Einstein tí nào!
Vậy thì hãy thử nhờ cậy Einstein tí nào!
Một góc tham chiếu khác, hình dung một tháng vào khoảng 1 tỉ năm hay mỗi ngày bằng với 40 triệu năm chúng ta có ngay.....
CUỐN LỊCH CỦA VŨ TRỤ
Trở lại xa một tí ở đầu cuốn lịch, mùng 1 tháng 1 - sự kiện BIGBANG!
Nực cười thay! cả cái vũ trụ này hình thành bởi một điểm nhỏ tí, nói về kích thước còn nhỏ hơn cả một thằng nhóc nguyên tử, hay cả quarks, leptons. Không gian tự nổ, khởi phát vũ trụ, khai sinh ra tất cả năng lượng, vật chất mà chúng ta - một mảnh nhỏ trong không thời gian, không thể nào nhận diện hết được cho tới thời điểm hiện tại (cụ thể là vật chất và năng lượng tối).
Bigbang nghe có vẻ vô lý nhưng bất ngờ thay, phát hiện ra được sự còn sót của khí Helium và những dải sóng mà chúng chỉ được hình thành bởi các vụ nổ đã ủng hộ cho giả thuyết này.
Bigbang nghe có vẻ vô lý nhưng bất ngờ thay, phát hiện ra được sự còn sót của khí Helium và những dải sóng mà chúng chỉ được hình thành bởi các vụ nổ đã ủng hộ cho giả thuyết này.
Ngay sau đó? Chúng bắt đầu nguội dần và chìm vào bóng tối 200 triệu năm cho tới khi có tác nhân mới - lực hấp dẫn.
Vào ngày 10 tháng 1, cái đống hỗn tạp khí ga bầy hầy được đẩy lại với nhau bởi lực hấp dẫn, phát sinh nhiệt cho đến khi một ngôi sao được hình thành.
3 ngày sau đó, 13 tháng 1, hàng triệu tỉ ngôi sao được tạo ra, đứa này chất lên đứa khác sinh ra một thứ bao trùm đẹp đẽ - ngân hà! như này này.
Bạn nhìn thấy mấy cái ánh sáng chói lóa với bốn góc cạnh, cảm giác như mình là người nổi tiếng và chúng đang sử dụng đèn flash chụp lấy chụp để mình chứ? Đó là những ngôi sao mang giai đoạn cuối cùng của đời mình, sinh ra rồi để phát nổ bởi phản ứng để đời , phản ứng hạt nhân.
Giây phút huy hoàng - supernova
Tìm hiểu ngọn ngành hơn một chút, hãy nhìn qua tấm ảnh này!
Một ngôi sao được tác dụng bởi 2 lực rõ rệt nhất!
- Trọng lực (nén nó đều xung quanh tạo ra thứ vật thể hình cầu) >< Áp nhiệt hay bức xạ (lực sinh ra từ phản ứng trong nó).
Rõ ràng rằng khi đến một lúc nào đó nhiên liệu cạn kiệt, trọng lực áp đảo -> ép dầu ép mỡ, lõi của nó bắt đầu có những chuyển biến, hợp nhất tạo ra những chất càng ngày càng nặng hơn.
carbon -> neon -> oxy -> silicon và sắt là tro hạt nhân cuối cùng, không thể hấp thụ năng lượng hay không thể tiếp tục hợp nhất! -> hết áp nhiệt, trọng lực là kẻ chiến thắng cuối cùng!
Bạn cứ tưởng tượng cái trái bóng to gấp 15 lần mặt trời, mà bị ép trong vòng 15 giây, thì sức nổ của nó sẽ lớn đến nhường nào, chúng ta đứng từ xa,không còn tính theo cái đơn vị đo khoảng cách thông thường theo năm, mà vẫn có thể thấy cái ánh sáng lắt léo đó kéo dài cho đến tận cả tháng. Sau khoảnh khắc thiêng liêng, chúng có thể bỏ sót lại những đám khí phình rộng nebula (tinh vân), tạo ra tác phẩm nghệ thuật đi vào lòng người.
Nhưng cũng có thể tạo ra các trường hợp khác:
- Nếu ngôi sao già này đủ nặng và to hơn gấp khoảng 3 - 10 lần mặt trời trở lên của chúng ta, nó có thể bỏ lại cái thứ dày đặc nhất vũ trụ - hố đen.
- Còn nếu nó có kích thước nhỏ hay như mặt trời của chúng ta? sao lùn trắng, lùn đỏ là thứ mà nó hình thành.
- Và kích thước trung bình thì sẽ là sao neutron.
Nặng nhưng thon thả - neutron star
Nó là ngôi sao mà sức nặng có thể so với hàng triệu trái đất cộng lại, nhưng chỉ nhỏ vọn vẻn với đường kính 25km.
Để dễ hình dung hơn, tưởng tượng bạn sống ở thành phố Newyork, nhưng bạn có sức nặng luôn bằng một quả trái đất.
Nhìn thì có vẻ lạnh lẽo nhưng bề mặt của nó vào khoảng triệu độ C so sánh với nghìn độ C với mặt trời và lực hút thì khỏi bàn.
Điều tuyệt vời nhất bởi nó là vì tạo ra từ sự nén, nó có được vật liệu mạnh mẽ nhất cả vũ trụ , không thể nào phá hủy - nuclear pasta (hạt nhân mì ống????)
Sỡ dĩ có từ pasta ở đây vì các hạt được dính liền với nhau liên tưởng tới món này ngay, 69 tư thế điểm cho ông đặt tên.
Còn bên trong nhân của nó nữa thì... chịu, vì khoa học hiện tại của chúng ta chưa thể giải thích được những điều kì diệu khác.
Bạn để ý những vòng xung quanh sao neutron chứ? bản chất nó còn có từ trường (sinh ra bởi nhiệt + nguyên tố sắt ngoài vỏ ) và khi được sinh ra, sao neutron quay rất nhanh, nên hình dáng từ trường của nó cũng thay đổi theo chuyển động bale như trên, chúng tự hào là nơi sinh ra từ trường mạnh nhất, nên ko gọi magnetic field mà kêu magnetars cho sang chảnh.
Một hiện tượng lạ nữa, khi hai sao neutron tự kết liễu đời mình lần 2, tức chúng tự đâm thẳng vào nhau tạo ra sự kiện killnova , thì cũng có thể tạo ra hố đen
lỗ đuýt đen - black hole
"Star's End is a Black Hole's Beginning - kết thúc để bắt đầu hành trình mới"
Cái thứ vật chất mà chúng ta hiện tại vẫn chưa hiểu rõ về nó, khó chịu cứ như chia mọi số cho 0 vậy - errorrrrrrrr.
Nhưng hiện tại thì có thể tầm nào thông suốt được nó là thứ mang trọng lượng cực kì nặng có thể bẻ cong không thời gian, bởi thế nếu giả dụ bạn vào gần được nó, thời gian có thể chậm lại một cách đáng sợ. Tuy nhiên phải hiểu rằng, chúng không hút các vật chất như cái máy hút bụi, nếu thay thế mặt trời bằng cái hố đen, thì cái hệ thống mặt trời đó vẫn như cũ, chỉ khác trái đất của chúng ta là hành tinh chết vì quá lạnh.
Nặng tới nỗi, chỉ cần vào cái event horizon (sự kiện chân trời) không một hạt cơ bản hay thậm chí loại bức xạ điện từ nào có thể thoát khỏi trọng lực của nó, bạn sẽ biến mất từ từ dần trong quên lãng .....
Đau đầu rặng hỏi rằng? liệu sẽ có gì trong cái hổ lốn đó? có thể là chiều không gian khác, rọi ngược lại chúng ta, hay chỉ là 1 cái hang không lối thoát?
Nó ghê là vậy, thế khi nào ta biết được chính xác một thiên thể sẽ trở thành hố đen?
Áp dụng ngay bán kính Schwarzschild :
Bán kính Schwarzschild của Mặt Trời là xấp xỉ 3 km và của Trái Đất là khoảng 9 mm, nghĩa là nếu nén (thu nhỏ) toàn bộ Trái Đất lại thành một viên bi bán kính 9mm thì nó sẽ biến thành một hố đen.
Trở lại với cuốn lịch nào, chưa nói đến những thông tin bùm leng khác thì ....
Tất cả những điều kể trên, chỉ xuất hiện trong 13 ngày
Chúng cứ tiếp tục tuần hoàn xuất hiện những nhân tố khác, hàng triệu tỉ ngân hà, neutron,.... được sinh ra, phủ kín không gian những màu sắc.
15 tháng 3, milky way xuất hiện, ngân hà chứa đựng hệ mặt trời của ta.
Tua đến ngày 31 tháng 8, ngày mà thứ cung cấp vitamin D hay ung thư bùng cháy, Mặt trời của em. Thứ mà trước đây loài người ngây thơ rằng nó quay xung quanh mình, nhưng thực chất em ấy mới là nhân vật chính!
Và hệ mặt trời của chúng ta từ đó bắt đầu nảy mầm như nhiều hệ khác nhưng đặc biệt hơn tất cả, Trái đất có trong nó, một hành tinh phải nói cực kì may mắn với xác xuất cực nhỏ, chúng ta lại có thể tồn tại trên chính nó!
Cũng như sự hình thành các ngôi sao, trái đất bị ăn hành bởi cát bụi, khí ga, chuẩn form từ từ ra hình hài của quả địa cầu, tình cờ thay, trong quá trình này, các thiên thể va chạm ngoài vùng làm xuất hiện ra vệ tinh tự nhiên gắn bó luôn từ đó - Mặt Trăng.
Tuy nhiên, sự hình thành này lại có thể xảy ra những điều trắc ẩn, như tuyệt chủng của đàn khủng long chẳng hạn, rồi sẽ đến lúc tới chúng ta hay tự thân mình là loài vật đẳng cấp ở tầm khác nên có thể tránh khỏi?
9 tháng 11, tồn tại, hít thở, ăn uống, di chuyển, bắt đầu có phản ứng lại với môi trường nơi chứa đựng nó, cảm ơn tới những con vi khuẩn trong việc tiên phong định hình hình hài con người chúng ta.
17 tháng 12, với thể tích đại dương chiếm phần lớn, các cá thể có thể tồn tại dưới nước bắt đầu hiện hình, nhưng đặc biệt hơn cả là loài có bước chân đầu tiên lên cạn. Như lần đầu tiên đặt lên hành tinh khác, khai mở những thứ tài nguyên giá trị hơn - tiktaalik.
Những chỗi tuần cuối cùng của tháng 12 là sự tiến hóa của khủng long, chim , bọ.... và bông hoa đầu tiên... bung nở vào 28 tháng 12.
11 giờ 49 phút và 46 giây - Tất cả sự hiện diện lịch sử con người chỉ xuất hiện trong vỏn vẹn 14 giây còn lại. Những cuốn sách, chiến tranh, sự tiến hóa, các phát minh , .... chỉ là 1 cọng lông trên bãi cỏ sân đánh golf.
Cùng đếm ngược vào thời điểm năm mới gắn liền với các sự kiện nào!
Bảy - Moses
Sáu - Phật giáo
Năm - Chúa jesus
Bốn - Đặt chân lên Úc
Ba - Muhammad
Hai - Chuyến phiêu lưu vòng quanh trái đất
Và một : Sự leo thang kinh ngạc của khoa học!
3,5 triệu năm trước, chúng ta những động vật bám vào nền đất, tầm nhìn hạn hẹp, nhưng khi tổ tiên của chúng ta bắt đầu có thể đứng bằng 2 chân, mắt của chúng ta lúc này có thể nhìn lên trời , cảm giác như một con ếch bị lừa suốt hàng triệu năm qua khi thấy một thứ vẻ đẹp đó!
Chúng ta sử dụng khoa học để vạch trần những bí mật đáy kín của mẹ trái đất. Nó mạnh tới mức chỉ trong 4 thế kỉ, nó đưa ta từ cái nhìn đầu tiên của Galileo qua kính viễn vọng để thấy những thứ tròn lấp lánh cho tới vết chân đầu tiên của loài sapiens đặt lên Mặt Trăng. Chính nó đặt nền tảng để chúng ta nhận thức được - chúng ta đang ở đâu và vào thời gian nào trong cái hổ lốn rộng thênh thang này.
Từ các nguyên tử vốn rất chi cấu trúc giản đơn như Hidro hay Heli, chúng lại được kết hợp nảy ra các hợp chất các nguyên tố mới mà nếu so sánh với cơ thể của chúng ta hiện tại, quả thực quá đa dạng và hãy tưởng tượng, sẽ thế nào nếu chúng ta có thể điều khiển, tạo ra nguyên tố như ý muốn, sẽ thế nào chúng ta không những khai thác được năng lượng của đất mẹ mà cả ngân hà. Lúc đó, chúng ta có khả năng tự tạo cho mình một thiên hà hay không?
Chúc mọi người 1 ngày mới trọn vẹn!
Những thứ liên quan mình tìm hiểu:
Home | NASA Space Place – NASA Science for Kids
NASA’s award-winning Space Place website engages upper-elementary-aged children in space and Earth science through interactive games, hands-on activities, fun articles and short videos. With material in both English and Spanish and numerous resources for kids, parents and teachers, Space Place has something for everyone.spaceplace.nasa.gov
NASA’s award-winning Space Place website engages upper-elementary-aged children in space and Earth science through interactive games, hands-on activities, fun articles and short videos. With material in both English and Spanish and numerous resources for kids, parents and teachers, Space Place has something for everyone.spaceplace.nasa.gov
Khoa học - Công nghệ
/khoa-hoc-cong-nghe
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất