Chuyện du học ở Hàn Quốc - Nguyễn Nhung - University of Seoul
Bài phỏng vấn về cuộc sống và quá trình chuẩn bị du học của Nguyễn Nhung, học tại Đại học Ngoại Thương, trao đổi 1 năm tại University...
Bài phỏng vấn về cuộc sống và quá trình chuẩn bị du học của Nguyễn Nhung, học tại Đại học Ngoại Thương, trao đổi 1 năm tại University of Seoul, Hàn Quốc.
Về việc du học thì mình xác định trước tầm 1 năm. Tớ nghĩ nên xác định rõ mục tiêu vì nếu chỉ trao đổi 1 năm thì phải xác định rõ là đi trải nghiệm, tại vì trao đổi thì sẽ không được chuyển điểm. Tớ đi học tiếng Hàn nên sang đấy tớ xác định sẽ học ngôn ngữ. Sang đấy mình sẽ tìm việc làm thêm để củng cố ngoại ngữ của mình chẳng hạn. Có nhiều bạn đi xong nhưng mình vẫn thấy không tốt cho tương lai lắm. Vì nếu mà muốn thay đổi thì thà dành một năm để học thạc sĩ vì khi đó nó sẽ thay đổi bằng cấp của mình, còn việc exchange thì không ai ghi nhận những gì mình học cả.
Trước khi đi Hàn mình đã học tiếng Hàn ba năm rồi, ở dạng là nghe được, đọc được, viết được nhưng không thể nói. Thế nên mình xác định sang bên đấy học sẽ tập nói. Ngay trước khi đi mình đã dồn hết một năm học tiếng Hàn để có đủ số vốn nhất định thì sang bên đấy sẽ có thể nói chuyện với người Hàn.
Mình tìm hiểu thì bên Hàn có học bổng chính phủ, dành cho ba thứ. Một là dành cho bậc đại học nhưng mỗi nước chỉ dành có 2 suất, thông thường là con cháu cho bậc sứ quán. Một cái thì dành cho học sinh trao đổi. Còn một cái thì dành cho thạc sĩ. Chính vì thế mình phải xem xét kĩ xem mình muốn học vì cái gì, vì nếu học thạc sĩ thì mỗi nước có tận 15 suất.
Nếu đi học Hàn thì quan trọng nhất là điểm số và các giấy chứng nhận về ngôn ngữ. Hàn là một đất nước rất coi trọng bằng cấp, hơn cả Việt Nam. Nếu một người chỉ có IELTS khoảng 6.5 nhưng GPA khoảng 3.8/4 thì có thể vẫn được học bổng. Ở bên Hàn thì vẫn chỉ có tư duy TOEIC, mọi người vẫn chưa hình dung được về IELTS. Những người nào 800 900 TOEIC thì đã giỏi tiếng anh rồi. Hoặc cậu học IELTS thì cậu phải có bằng tiếng hàn gọi là TOPIK.
Về trường mình tìm hiểu các trường có đặc điểm gì rồi ranking của họ. Trường nào có các học bổng nào. Mình thấy có học bổng chính phủ. Thì mình lên trên mạng thì thấy cách người ta tính điểm trao học bổng. Ví dụ GPA từng nấc là bao nhiêu, hay là nếu có bằng tiếng Hàn thì sẽ được được bao nhiêu điểm, rồi bài luận được bao nhiêu điểm và giấy giới thiệu. Cũng nên tìm hiểu các trường ở khu vực nào và có học bổng nào. Mình tìm xem họ yêu cầu cái gì và cần những bước nào để đạt học bổng này.
Mình biết được ngôn ngữ khá quan trọng nên quyết định thi tiếng hàn, ngoài tiếng anh ra. Hồi đấy mình thì cả 2 ngôn ngữ, TOPIK và TOEIC. Ở Hàn Quốc tổ chức cuộc thi xác định năng lực tiếng Hàn, tổ chức hàng năm vào tháng 3,4, tháng 10, 11. Cái này quan trọng vì mình phải thi trước lúc đấy nếu mình muốn đi vào lúc nào. Nó không phải giống kì thi khác vì phải đăng kí trước 2 tháng xong đợi hơn 2 tháng mới có bằng chứng nhận.
Hồi đấy mình gửi email cho họ, bảo là trường tôi đã gửi tôi cho quý trường. Tôi đọc được là trường có học bổng này thì đối tượng nào sẽ được dùng học bổng chính phủ. Trước đây chưa có ai được học bổng trường tớ cả, có lẽ vì hồi xưa không có ai từng mail cho trường.
Sau khi thi cấp 3 xong mình cũng muốn đi du học. Mình thì khá thích văn hoá Hàn. Có một hôm mình nghịch điện thoại của bố. Lúc đầu mình nghĩ tiếng Hàn giống tiếng trung quốc vì nó là chữ tượng hình. Nhưng hoá ra không phải vậy mà tiếng Hàn khá giống tiếng việt, giống như alphabet như mình, đọc thế nào thì nói vậy. Hồi đấy hè rảnh thì mình cứ ngồi học, cũng thấy nó hay. Rồi mình biết được quy luật hình thành từ của tiếng Hàn. Nhìn chung phải học một năm thì sẽ bắt đầu biết được quy luật. Nói chung là học ngôn ngữ thì cũng phải thích. Mình thấy trường mình cũng có chương trình trao đổi với Hàn Quốc nữa. Nhưng mình khá phân vân vì nếu học ở Hàn một năm thì mình sẽ mất 1 năm học, thế nên đã không định đi rồi. Nhưng rồi thấy giờ càng ngày doanh nghiệp Hàn càng vào Việt Nam nhiều nên nó sẽ mở rộng cho mình cơ hội mới. Bây giờ nói về tiếng Anh thì có khá nhiều người giỏi tiếng Anh rồi. Với tớ học khối A nữa nên nếu cạnh tranh với những người học tiếng Anh thì sẽ khá vất vả.
Mình thấy có nhiều người không xác định được mục tiêu nên học một lúc rồi lại bỏ. Mình thì xác định không phải học cho vui, vì sau này chắc chắn sẽ dùng. Thế nên phải có quyết tâm cơ. Ban đầu học sẽ thấy tiếng Hàn khá hay và thú vị, nhưng nếu đến một ngưỡng thì nếu không có môi trường để nói chuyện với ai sẽ thấy nản. Thì lúc đấy mình mới quyết định đi exchange vì không có cơ hội nào tốt hơn để học tiếng Hàn bằng cách đến nước đấy để học.
Mình biết phải học thế nào vì mình tự học 100%. Nhưng mình lại tìm được cách để mình học được. Đối với mình là thích thần tượng. Bạn hiểu là người ta thích đi học thêm vì có bạn có bè. Xong nếu học tốt thì sẽ được công nhận. Nhưng nếu tự học thì sẽ chỉ một mình thôi.
Lúc đầu mình thích một nhóm nhạc, có một lần page đấy đăng một tin không đúng lắm. Thế nên mình mới inbox bào họ rằng chắc là tin tiếng anh bị nhầm rằng thần tượng tớ thích tự kiêu. Xong page đấy mới đồng ý và nhờ dịch tiếng Hàn cho họ. Thế nên có mỗi lần có tin tiếng Hàn thì mình dịch, xong mình cũng chăm chỉ nữa. Nói chung là đọc nhiều thì sẽ bắt đầu có cảm giác ngôn ngữ về nó. Cái chính là nếu mình bắt đầu thích cái gì đấy thì các cơ hội sẽ mở ra. Ví dụ lúc mà mình quyết tâm học tiếng Hàn thì có một chị lại giới thiệu cho mình việc đi đến chỗ đọc sách tiếng Hàn rồi tóm tắt lại. Đấy là xem nội dung có bị vi phạm không để họ dịch. Thế nên cả hè mình ngồi đọc báo thôi nên có cảm giác về việc đọc.
Làm cái đấy xong thì có tích luỹ rồi. Rồi khi tớ học Lotte cần làm các chứng nhận thuế rồi mình phải dịch hoá đơn. Rồi mình cũng nhận công việc này. Với cả lương nếu cho bọn chuyên học tiêng Hàn thì họ sẽ không chấp nhận số lương đấy. Nhưng với một người học vô thưởng vô phạt thì cơ hội này rất là tốt. Rồi tớ nhận luôn và cũng dịch và dịch.
Nhưng nếu đọc sách không thôi thì sẽ không áp dụng được nhiều. Thế nên mình đã tìm những cơ hội để kết bạn với người Hàn. Mình tìm một cái app. Hồi mới quen thì mình quen một em cũng thích idol. Thế nên có tiếng nói chung rồi em cũng hay nói chuyện với mình nên cũng tự tin hơn. Nhưng lúc sang đấy thì mình vẫn chưa thể nào nói được.
Khi sang Hàn tớ thấy Hàn cũng khá giống trong phim. Ở trong phim thường chồng hay sợ vợ. Nhưng người Việt Nam khi sang đấy thì luôn nói là chồng hay đánh đập vợ Việt Nam. Nhưng những người đánh đập vợ Việt Nam là những người không thể nào kiếm được vợ Hàn nên mới phải lấy người Việt Nam. Đấy là một trình độ văn hoá khá thấp. Chỉ những văn hoá đấy họ sẽ đánh đập vợ của mình.
Khi sang đây tớ gặp được rất nhiều người tốt. Mình thì khá lạc quan. Dù người nào có không tốt lắm với tớ thì sẽ vẫn có một người đối tốt với mình. Ví dụ có một lần tớ mua vé đi Busan mà thẻ ATM của mình không thể nào thanh toán được để mua vé. Thì có một anh người Hàn hỏi anh có giúp gì được không. Rồi anh mới mở thẻ ATM ra, và bảo mình chuyển khoản vào tài khoản anh ấy để anh ý thanh toán hộ. Nhờ anh mà mình đi chơi được luôn. Xong có chú mình quen thỉnh thoảng chú lại rủ đi chơi xong có lần lại rủ ăn thịt chó (cười).
Ở bên Hàn mình cũng dạy tiếng Việt cho người Hàn. Ở đây có khá nhiều người muốn học tiếng Việt, vì nếu tiếng Việt giỏi sẽ được cử sang Việt Nam sống, và lương rất là cao. Đối với con mắt người Hàn thì Việt Nam có môi trường tốt hơn so với Malaysia. Malaysia vừa nóng xong lại là đạo hồi. Họ thì coi ở Việt Nam không phải là một sự khổ cực, xong lương rất cao, ở chung cư cao cấp. Lương của họ trung bình 5000$.
Mà từ khi dạy tiếng Hàn cho người Việt thì tiếng Hàn của mình tiến bộ lên hẳn vì phải nói nhiều. Lúc đầu tiếng Hàn của mình cũng không tiến bộ mấy vì không có cơ hội thực hành. Xong khi dạy thì mình luôn luôn phải nói tiếng Hàn. Mình phải giải thích cho người ta phát âm như thế này, ngữ nghĩa như thế này. Chính cơ hội đấy giúp mình tạo ra phản xạ. Một gợi ý là đừng nên làm những công việc như rửa bát vì mình sẽ không có cơ hội nói tiếng Hàn. Ví dụ xin cơ hội tình nguyện chẳng hạn thì mình sẽ được nói chuyện nhiều hơn.
Về mức sống thì về thức ăn đồ của nó không quá đắt, chỉ chênh lệch 2,3 lần. Nhưng về giá dịch vụ thì so với Việt Nam chênh lệch rất nhiều. Ví dụ như khám chữa bệnh rồi tiền học. Ví dụ học kì ở bên Hàn 1 kì sẽ rơi vào khoảng từ 50 triệu đến 100 triệu, trong khi đấy ở Việt Nam thì 5 -10 triệu. Dịch vụ của Hàn thì đắt như vậy nhưng lại rất tốt. Người Hàn thì vốn dĩ không nhiệt tình, nhưng nếu trong công việc thì họ rất nhiệt tình, chỉ cho cậu từ A-Z, nhỏ nhẹ các kiểu. Nhưng ngoài đời thì họ không như vậy.
Mà ở Hàn thì lúc nào cũng có CCTV, máy camera quan sát ấy. Ở đâu cũng có CCTV thế nên cậu có làm gì thì cũng bị kiểm soát bởi CCTV rồi. Thế nên tại sao các nước phát triển không có trộm cắp mà bởi vì người ta không thể trộm cắp. Ví dụ ở kí túc xá có tủ lạnh đựng đồ ăn nhưng không bao giờ bị mất vì 5 cái CCTV chĩa vào đấy. Thế nên dù cậu có muốn cậu cũng không dám làm gì. Chỉ cần mất thì cậu sẽ nói bảo vệ thì họ sẽ xem CCTV để bắt người đấy. Người ta vì thế phải tạo cho mình thói quen không ăn trộm. Vì pháp luật nghiêm nên con người cũng phải chỉn chu vậy.
Các bạn ở Hàn mình thấy những môn tính toán họ hơi chậm. Hồi đấy mình học môn kinh doanh quốc tế, liên quan đến đầu tư. Ví dụ vay vốn đầu tư sẽ có bài tập tính toán. Trước hôm thi cuối kì mình vẫn còn đang đi xếp hàng ở sân vận động. Muốn xem thì phải xếp hàng qua đêm, nên mình vừa xếp hàng vừa học. Mà ở đấy giáo sư là trên hết, không được phản đối giáo sư. Xong họ sẽ chọn cách cho điểm. Họ tính theo top. Ví dụ nếu thuộc 10% người điểm cao nhất thì sẽ được điểm A. Hôm đấy giáo sư bảo 8h tối thứ 6 thi, thì tớ đến thi có 30 phút xong mình đi về đi xem show nhạc.
Người Hàn khi làm luận thì họ nghiên cứu khá nghiêm túc. Ví dụ ở Việt Nam bài luận họ làm cho có thôi nhưng Hàn Quốc thì họ sẽ tìm hiểu rất sâu. Những trường rất giỏi ví dụ như Yonsei hoặc Seoul thì còn rất giỏi tiếng Anh. Ở đây họ đòi hỏi bằng cấp tiếng anh còn nếu ứng dụng được hay không thì vấn đề khác.
Ở bên Hàn mình thấy ngành Mass Media của họ rất phát triển. Thế nên mình nghĩ là nếu ai muốn học về phương tiện truyền thông thì không nước nào tốt hơn Hàn đâu. Ví dụ Running Man, mỗi tập họ đều lồng ghép những di sản cổ của họ vào trong từng tập và họ quay rất đẹp. Nhưng nếu trực tiếp đi chứng kiến thì nó còn xấu hơn mấy chợ cóc ở Việt Nam. Xong họ quay rất nhanh, rồi nhạc nhẽo các kiểu. Nó làm cho mình cảm thấy chỗ đấy rất tuyệt vời. Họ lồng ghép. Họ làm cái video có 20 bậc thang lịch sử chứng nhân cho việc chia cắt Hàn Quốc. Thì khi mà nhìn thấy ở ngoài thì 20 bậc thang đấy xấu hơn cả bậc thang ở tàu điện ngầm. Họ hiểu tâm lí của người Châu Á, thế nên họ quảng bá rất tốt.
Bên Hàn có 3 văn hoá điển hình. 1 là văn hoá nhanh nhanh nhanh, tức là làm cái gì cũng nhanh. Thứ hai là văn hoá đồ ăn nhanh. Ví dụ mình sẽ ở nhà và mình gọi đồ ăn đến, nó sẽ chuyển đến nhà mình nên nó siêu tiện. Kể cả giữa đêm thì chỉ cần đợi 10, 15 phút. Công việc thanh toán của họ siêu tiện lợi và vận chuyển cũng vậy. Ở Hàn toàn mua đồ online thôi. Thứ ba là coi trọng bề trên. Ví dụ khi mà đi làm, sếp chưa về thì mình cũng không được về. Kể cả ngồi đến 10h mà mình không được tính thêm tiền công. Mà người Hàn thường hay làm ca thêm nhưng không được tiền. Họ cứ làm thêm giờ mà giám đốc cứ ngồi đấy thì ai dám về.
Đi ra đường con gái không ai không trang điểm. Ví dụ bạn cùng phòng của tớ kể cả đi ăn cơm thôi mà cũng phải trang điểm. Họ thấy không bôi son thì nhìn như xác chết, nếu tóc tai không chải chuốt một tí thì sẽ bị coi là luộm thuộm. Thế nên ngoại hình cũng khá quan trọng.
Ở Hàn Quốc có nhiều kiểu căng thẳng, như học hành, làm việc này. Xong mình thấy khi đi làm họ cũng hay nhìn nhau. Nếu ai mà giỏi thì họ cũng bình luận này nọ. Nhìn chung họ cũng không thích cuộc sống của họ vì khá là căng thẳng. Như học thì lúc nào cũng phải thật giỏi. Mà họ hay thường nghỉ học giữa chừng vì áp lực tiền học phí lớn, sẽ nghỉ một năm để đi học thêm. Thường thì người ta không chỉ học 4 năm mà có khi 6,7 năm vì họ cứ học xong rồi lại nghỉ. Họ có tiền làm thêm xong dùng tiền đi du lịch cho đỡ căng thẳng.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất