[Chuyện đạo lú 1] - Vì sao cần đeo bỉm trước khi mặc quần?
Ai chả phải đeo bỉm trước khi mặc quần.
Chuyện đạo lú là một series hoàn toàn mới, nhằm giải thích những sự việc tưởng đơn giản dễ hiểu nhưng thực ra lại khó hiểu, tưởng vô lý nhưng ngẫm ra lại có lý.
Series ban đầu sẽ viết về những gì quan sát trong công việc, cuộc sống, giọng văn có thể nửa nghiêm túc nửa giễu cợt, câu chuyện có thể vừa thực tế vừa hư cấu. Nhưng thông điệp và bài học hy vọng sẽ giúp các bạn (và cả tôi) có cảm giác cùng được gỡ lú, thay vì nói đạo lý.
Như tôi đã viết ở cuối bài Vì sao phải có con, gần đây mỗi buổi sáng bé nhà tôi đang tập mặc quần, và cháu rất muốn tự mặc, không cần bố mẹ giúp đỡ. Cháu nằm lăn ra khóc nức nở nếu bố mẹ dám "mặc hộ" cháu.
Thời gian buổi sáng gấp gáp, bố đưa bé đi học xong phải đi làm. Luôn luôn là ẩn số để "estimate" tốc độ mặc quần của con mình là bao lâu. Không giống người lớn, xỏ chân vào quần và kéo lên, con tôi cháu sẽ cầm quần lên, ngắm nghía, rồi đưa tay vuốt vuốt, gập gập. Sau khi xoa quần khoảng 10-15 cái, nếu bố mẹ nhảy vào can thiệp, cháu sẽ lăn ra khóc rồi lặp lại chu trình ngắm và gập quần.
Không can thiệp được, tôi và vợ "giục" cháu. "Mặc quần đi!", thì cháu nhìn tôi cười hì hì vào bảo là "5 phút nhé!", rồi kiên nhẫn vuốt vuốt, gập gập, trước khi xỏ vào. Nếu các bạn có con, bạn sẽ hiểu cảm giác này.
Xỏ quần không phải đơn giản với trẻ con. Chúng sẽ phải biết xỏ vào ống nào, và nhiều khi xỏ sai ống, hai chân một ống. Con tôi cũng vậy, cháu xỏ hai chân một ống, và cười hí hửng vì đã xong việc. Nhưng khi bố mẹ đòi chỉnh lại, cháu cảm thấy khó chịu và khóc lóc vì cái cháu cần là một lời khen ngợi mình đã xỏ ống giỏi như thế nào.
Hôm nọ, con tôi tự mặc được cả bỉm và quần, nhưng cháu mặc quần trước, bỉm sau. Nhìn khuôn mặt hí hửng tự hào của cháu, 2 vợ chồng tôi không hiểu làm sao để có thể khuyên cháu undo việc phải cởi ra mặc lại.
Với cháu, thì bỉm và quần là như nhau, đã xỏ ống là được rồi, còn muốn gì nữa?
Ngẫm về việc mặc bỉm và quần trong công việc
Một trong những cách đơn giản mà tôi biết nhiều người có thể làm, đấy là cho con ăn tát. Thời gian thì gấp gáp, mọi thứ cần hiệu quả tối đa, không có rảnh để đi thuyết phục và giải thích cho trẻ trâu không hiểu chuyện. Sự quát mắng sẽ hiệu quả, đứa bé tự buông việc mặc quần cho bố mẹ chúng, và đến lớp đúng giờ. Chúng không được "chơi với quần", để học cách mặc nó.

Chúng không được "chơi với quần", để học cách mặc nó.
Còn mặc bỉm thì sao? Bỉm với quần thì có khác gì nhau? Đều là ống, đều xỏ chân vào. Tại sao bố mẹ không mặc bỉm còn con cái thì phải mặc bỉm? Nếu nhìn bố mẹ và bắt chước, thì con đã làm đúng rồi còn gì nữa?
Nếu bạn nhìn vào những gì bạn quan sát được của một người thành công và bắt chước họ, chắc bạn sẽ không nghĩ rằng hồi bé người này cũng trải qua các bước ị đùn, mặc bỉm và mặc quần như bất kỳ ai khác?
Liệu hồi bé, anh ta được bố mẹ cho “ra quần” rồi dọn, hay bắt mặc bỉm như trẻ hiện đại?
Anh ta đã phải ị ra quần bao nhiêu lần, để có thể trở nên đạo mạo và thành công như ngày hôm nay?
Bạn nhìn thấy một người khởi nghiệp thành công và muốn làm theo họ? Liệu bạn có nhìn thấy họ khi họ đang mặc bỉm, và chứng kiến họ học cách bỏ cái bỉm đó thế nào không?
Cái bỉm cũng giống như khi làm 9-5, ai cũng phải đeo nó vào, vì nó bảo vệ chúng ta khỏi những vấn đề phát sinh khi chúng ta chưa học cách "nhịn" và "xả" sao cho đúng.
Sẽ có những người kiệt xuất, chả cần mặc bỉm, nhưng chắc chắn họ có ekip bố mẹ và những người quen theo dọn đằng sau mỗi ngày.
Với các bạn trẻ (gen Z for example), khi đi làm, có thể các bạn sẽ khó chịu khi bị đưa bỉm và bắt mặc, trong khi những người kinh nghiệm khác thì không? Bạn nghĩ bạn đã biết mặc bỉm đúng cách, nhưng người khác vẫn đánh giá bạn khi bỉm bạn vẫn đang mặc ra ngoài quần. Có người họ nhắc để bạn biết, nhưng liệu các bạn có "hiểu" cho điều đó, hay lại khó chịu với người ta?
Hoặc, khi bạn nhìn thấy một người đang mặc "bỉm" ra ngoài quần, thì ta cần nhắc họ thế nào?
Đặc biệt là khi họ không chấp nhận điều đó, liệu ta có được tụt quần họ xuống và đánh họ không?
Nhất là khi ta không thể kệ được, vì hậu quả của việc đó ta sẽ phải gánh.
Câu trả lời chắc chắn là không.
Vì ai chả phải mặc bỉm trước khi mặc quần.
Vĩ thanh
Tôi cũng chẳng biết viết gì để kết luận cho mấy suy nghĩ vừa rồi 😂. Tôi tin rằng các bạn đều đã thoát khỏi việc mặc bỉm từ rất lâu (trước khi về già phải mặc lại nó).
Trong cuộc sống, nếu bạn thấy những tình huống ai đó mặc bỉm ngoài quần, maybe đỡ phán xét họ hơn, hãy giúp đỡ họ.
Vì họ cũng đang cần được giúp.
Chứ tôi còn gặp nhiều người đeo bỉm đầy shit, nhưng lại không chịu công nhận. Trừ phi tôi là bố họ, còn không thì chắc chắn tôi sẽ mặc kệ họ.
Bạn nghĩ gì về serie này? Cho mình xin ít bình luận vào cuối bài nếu bạn thấy hay nhé.
Theo dõi blog của mình ở đây để không bỏ lỡ các bài viết tương tự

Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất

happy_666_words

Rất tốt khi bạn quan sát những hành động nhỏ của trẻ và suy nghĩ được nhiều khía cạnh. Tôi hi vọng bạn sẽ là ông bố tốt, ít nhất bạn cho đứa trẻ có cơ hội hình thành khả năng lập luận và bào chữa trong các tình huống sau này.
Đến một giai đoạn nào đó (nếu bạn có đủ khả năng), một đứa trẻ sẽ cho bạn thấy nhiều hơn một người lớn. Ví dụ liên quan đến những câu hỏi "đánh giá" mà bạn nhắc đến cuối bài:
Khi bạn kiên nhẫn dạy chúng những điều như mặc bỉm (con bạn), hoặc nhìn thấy một đứa trẻ của gia đình nào đó (không phải con bạn) đang vật lộn với bỉm, bạn có bao giờ đạt đến mức độ tự nhận thức rằng: "Tại sao mình lại không cáu gắt với chúng như với đồng nghiệp, như với những người ngang hàng trong xã hội?", "Tại sao mình không hình thành suy nghĩ rằng, bọn ngu dốt, có cái bỉm mặc cũng không xong? Mà lại rất kiên nhẫn, thậm chí cảm thấy đó là một điều hài hước?". Sau đó bạn nhận ra rằng, trong những phần vô thức của tâm trí bạn, bạn biết bạn áp đảo hoàn toàn một đứa trẻ về mặt thể lực và tinh thần, chúng chỉ là con sâu cái kiến trong tâm thức của bạn. Vì vậy bạn có thể dễ dàng nở một nụ cười trước những điều bạn cho là ngớ ngẩn. Sau đó, nó lớn lên một chút, hoặc bạn gặp những đứa trẻ lớn hơn, chúng bắt đầu phản biện, hoặc nói những câu mà bạn "bí", bạn bắt đầu thấy khó chịu và bực mình. Tại sao bạn vượt trội chúng về thể lực và tâm trí, nhưng lúc này bạn lại dao động? Đó là vì chúng đang gây nguy hiểm đến bạn, hoặc làm bạn rơi vào trạng thái không giải thích được sự việc mà chúng đặt ra, khiến bộ não của bạn bắt đầu báo động vì nó đang bị stuck. Đến lúc này bạn hiểu ra, bạn vẫn tồn tại một số điểm yếu mà nếu trúng vào chỗ đó, lập tức bạn mất lợi thế áp đảo.
Nếu bạn đem lý thuyết này áp dụng vào mọi thứ, bạn sẽ bắt đầu giải thích được: bạn bình thản trước một con kiến, nhưng con gián thì không (nếu bạn là người sợ gián) mặc dù bạn vượt trội về mặt thể lực. Bởi vì con gián đe dọa được điểm yếu trong tinh thần bạn trong khi con kiến thì không. Rồi bạn sẽ giải thích được tiếp, bạn dễ dàng bình tĩnh khi vào vai trò một người thầy, chỉ dẫn cho học viên một kỹ năng nào đó, dễ dàng bình tĩnh khi học viên mắc lỗi, nhưng sẽ cực kỳ khó chịu nếu người mắc lỗi là đồng nghiệp, thành viên trong team, hoặc nhìn thấy thành công của đối thủ của bạn. Vì lúc này, bạn có thể vượt trội họ bằng kiến thức, nhưng họ đe dọa đến bạn, đến nồi cơm của bạn nếu toàn bộ dự án mắc lỗi và bạn thì đang stuck không biết làm cách nào truyền đạt cho họ hiểu để sửa sai.
Vì vậy bất cứ khi nào bạn cảm thấy bình thản trước 1 người, bình thản trước sự ngớ ngẩn của họ, hầu hết, nó gần giống như trạng thái của bạn đối với đứa trẻ của bạn hiện nay: bạn vượt trội và không bị đe dọa về mọi mặt. Điều đó giải thích vì sao người ta nói: "Hầu hết những người chỉ trích bạn theo kiểu thị phi đều là những người cùng tầm hoặc thấp tầm hơn bạn". Trạng thái không giải thích được nguyên nhân, không có phương hướng để đi đến kết quả sẽ sinh ra sự "đe dọa" trong tâm trí khiến người ta khó chịu và không thể giao tiếp bình tĩnh.
Một ví dụ thứ hai về việc quan sát đứa trẻ: Đôi khi đứa trẻ của bạn đột nhiên đang vui chơi bình thường sẽ rơi vào trạng thái khóc, hoặc buồn bực bất chợt, nhưng chúng sẽ kết thúc và bình thường trở lại sau 1 phút như chưa từng có gì xảy ra. Tại sao lại như vậy?
Có lẽ để có thể tự khám phá ra điều này là hơi quá sức với một người, vì những tầng tầng lớp lớp của kinh nghiệm, định kiến, tự cao đã đóng một lớp dày trong đầu óc của người lớn. Nên chỉ có 2 dạng người có thể giải thích được: nhà khoa học với các phương pháp luận khoa học để kiểm tra sự việc, hoặc bạn có ít chấp niệm và cực kỳ quan tâm đến tâm lý trẻ em:
Trạng thái đó có nghĩa là, chúng trải qua một cảm xúc, mà chúng không thể giải thích được đó là cái gì, vì chúng không có ngôn ngữ, chúng không có bất cứ một kinh nghiệm gì trước đó để bám vào. Chúng không thể nghĩ rằng, đó là "yêu" vì tôi đã từng yêu cô này cô kia rồi, tôi đã đọc sách xem phim, và biết cái cảm giác đó rồi, hay đó là "nhớ nhà" vì tôi đã trải qua rồi tôi biết. Trẻ con hoàn toàn không có ngôn ngữ, lẫn kinh nghiệm để giải thích thứ mà bộ não của chúng vừa tạo ra! Điều đó giải thích vì sao nhà sư phạm trẻ em Janusz Korczak từng nói: "Trẻ con gặp khó khăn vì chúng không có kinh nghiệm (để thử áp dụng kinh nghiệm đó nó vào một thứ chưa từng gặp)." Điều này sẽ giúp bạn trong một số trường hợp, vì không hiểu người đối diện, nên bạn vô thức nghĩ rằng vì bạn biết làm điều đó, nên mặc định cái người trước mặt bạn họ cũng phải biết.
Đứa bé gái trong video này là một minh họa: https://www.youtube.com/watch?v=PCtyygSfw-M
Có lẽ 2 ví dụ này có thể cung cấp những phương hướng thật là "outside the box" để giải quyết những câu hỏi cuối bài bạn đặt ra.
Và còn rất nhiều những tình huống bất ngờ khi bạn quan sát đứa trẻ của mình, đặc biệt khi quan sát nó chỉ trong 5 năm, bằng những câu nói vớ vẩn ngờ nghệch của mình, nó có thể sử dụng được khá thành thạo một trong những thứ tiếng được Viện đối ngoại Hoa Kỳ xếp vào Category III, khó học trên thế giới (so với người nói tiếng Anh). https://www.state.gov/foreign-language-training/
Hi vọng với những chia sẻ của một người cũng có gia đình và quan sát trẻ, bạn sẽ có nhiều bài viết thú vị hơn nữa trong tương lai và là một hình ảnh đẹp trong mắt con bạn. Thân.
- Báo cáo

The1ight
@happy_666_words quá tuyệt vời!!! Cám ơn bạn đã comment và nó chất lượng như một bài viết độc lập vậy
- Báo cáo

_vvtn_
Dị nhưng là vấn đề đáng suy ngẫm 🤣
- Báo cáo
VietnamsesDream
Xàm :))
- Báo cáo
VietnamsesDream
So sánh khá khập khễnh :)). Đâu phải cái gì cũng đơn giản như quần với áo.
- Báo cáo
VietnamsesDream
Nhiều thằng nghĩ mình mặc quần nhưng hóa ra là cái bĩm rách 20 năm =))
- Báo cáo

The1ight
@VietnamsesDream bạn nói được câu này vậy là bài viết vẫn có giá trị với bạn đó
- Báo cáo
VietnamsesDream
Đừng đề cao quá giá trị của bạn. Nó cũng là một trong rất nhiều thôi. Có nhiều cái bĩm có rất nhiều kiểu quần. Không phải cái quần nào cũng 2 ống đâu =))
- Báo cáo

The1ight
@VietnamsesDream ý bạn là bài viết này không có một giá trị gì với bạn?
Chỉ cần một câu nói về giá trị cũng là quá đề cao?
Cũng không sao, mình viết những suy nghĩ cá nhân này cho mình, và publish để những ai họ đọc biết đâu có thể liên hệ được một điều gì đó.
Cám ơn bạn đã comment
- Báo cáo
VietnamsesDream
Không. Đọc thấy mắc cười thôi nên commen thôi
- Báo cáo
VietnamsesDream
Không. Đọc thấy mắc cười thôi nên commen thôi
- Báo cáo