Trong cuốn "Vương quốc sáng tạo" của Ed Catmull có một ví dụ rất hay về việc Pixar đặt con người lên hàng đầu như thế nào. 
Đó là khi trong quá trình sản xuất bộ phim "Câu chuyện đồ chơi 2", bộ phim bị đáng giá là một sản phẩm "xoàng xĩnh về một mặt' trong khi ngày phát hành không còn xa. Pixar bắt tay dồn toàn lực để hoàn thiện bộ phim trong vòng chưa đầy một năm (trong khi một bộ phim thường được lên ý tưởng và sản xuất trong nhiều năm). Và các nhân viên ở Pixar cật lực làm việc để thực hiện mục tiêu trên, trong vòng nhiều tháng, họ làm việc cả tuần, nhiều khi thâu đêm, hiếm khi gặp gia đình. Sau một thời gian, họ kiệt sức và có nhiều cuộc tranh cãi, thậm chí có người vì quá mệt mỏi vì công việc mà quên con của mình trên ghế sau trong ô tô ở ngoài bãi đỗ xe nóng như thiêu đốt!. Sau khi bộ phim kết thúc thì 1/3 số nhân viên tham gia dự án "Câu chuyện đồ chơi 2" phải chịu những chấn thương căng thẳng lặp đi, lặp lại.
Từ đó, Pixar nhận ra rằng động lực tích cực có thể là cảm hứng thúc đẩy nhân viên làm những sản phẩm sau tốt hơn những sản phẩm trước, những cũng có thể là ảnh hưởng tiêu cực khiến nhân việc của họ tự vắt kiệt mình. Vì thế, Pixar nhận ra họ cần làm nhiều hơn để đảm bảo sức khỏe và hỗ trợ nhân viên của họ tốt hơn:
- Đưa ra các chiến lược để ngăn chặn những áp lực về dealine trong tương lại để không bao giờ tình trạng nhân viên làm việc quá sức xảy ra một lần nào nữa.
- Quan tâm nhiều hơn đến hoàn cảnh của nhân viên hơn. Ví dụ như không so sanh kết quả làm việc giữa nhóm người có gia đình và nhóm người độc thân, hay việc nghỉ thai sản sẽ không ảnh hưởng đến sự thăng tiến chức vụ,.... 
- Khuyến khích nhân viên biết cân bằng trong cuộc sống và có những sự hưởng thụ khác ngoài công việc. Pixar làm những điều thực tế để chứng tỏ họ đang khuyến khích nhân viên sống cân bằng hơn như lắp các trang thiết bị thể thao như sân bóng, bể bơi,..., tổ chức cuối tuần gia đình, tổ chức các lớp học Pixar để nhân viên của họ học các kỹ năng mới.
Kết quả, chúng ta đều biết Pixar là một nơi làm việc đáng mơ ước và chất lượng sản phẩm của Pixar là không phải bàn cãi.
Ví dụ sách vở để thấy rằng những khẩu hiệu hiệu như "tập trung vào con người", hay "con người là trên hết" là rất khó thực hiện nếu như không quan tâm thực sự đến con người.
Quay trở lại thực tế, mình xem những hình ảnh những bác sĩ tuyến đầu chống COVID xét nghiệm cho bệnh nhân trong cái nóng thiêu đốt 40 độ trong một thời gian dài, sau đó ngất sỉu vì nóng và mất nước.
Vẫn biết công việc của các y, bác sĩ trong hoàn cảnh đó là phải mặc đồ bảo hộ để đảm bảo an toàn và phải làm nhiều để nhanh chóng phát hiện các ca bệnh. Và với "ý chí quyết tâm, tinh thần yêu nước", các y, bác sĩ cũng sẵn lòng vượt qua mọi gian khó để chống COVID 19
Nhưng đó là điều mình cảm thấy không ổn. Mình cảm thấy những bác sĩ đang tự vắt kiệt sức mình bằng những động lực tích cực mà không có sự hỗ trợ thực tế.
Bác sĩ cũng là người, chẳng lẽ mạo hiểm cuộc sống của bác sĩ để cứu mọi người sao? Khác gì đổi mạng người lấy mạng người. 
Làm việc quá sức với "lòng yêu nước" và "ý chí quyết tâm" thì khác gì "sống bằng niềm tin"? Mà mình thì chưa thấy ai sống được chỉ bằng "niềm tin".
Vì thế mình nghĩ bên cạnh những "lời tung hô có cánh", những ủng hộ về vật tư y tế, những sự "quan tâm của lãnh đạo", chúng ta có thể làm gì thực chất hơn để hỗ trợ thật sự cho các y, bác sĩ trong và sau đợt dịch này?
1. Đầu tiên, làm thế nào để các y, bác sĩ làm việc thoải mái trong bộ đồ bảo hộ dưới thời tiết nóng bức ? 
Có một thử nghiệm khá hay được đại học Stanford nghiên cứu để điều hòa nhiệt trong bộ đồ bảo hộ.

Với khả năng công nghệ của Việt Nam hiện tại, hoàn toàn có khả năng thử nghiệm và đưa vào áp dụng công nghệ trên để hỗ trợ các y bác sĩ.
2. Chúng ta có thể làm gì để giúp các bác sĩ không còn phải làm việc quá sức mà vẫn có thể xét nghiệm người bệnh nhanh không để lây lan ra cộng đồng không?
Mình tự hỏi những người đưa ra những ý tưởng vĩ mô thông minh như phân luồng giao thông, sáp nhập đô thị, phân giờ làm việc,.... ở đâu hết rồi?
3. Chúng ta có thể làm gì để cải thiện hệ thống y tế đợt dịch này?
4. Câu chuyên muôn thuở, chế độ tiền lương, đãi ngộ, môi trường làm việc dành cho các y bác sĩ sẽ được thay đổi như thế nào?
https://hss.asia/vi/bai-viet/luong-bac-si-thuc-te-bao-nhieu--p400
Chúng ta có thật sự trân trọng, tri ân, có thật sự coi các y, bác sĩ tuyến đầu chống dịch nói riêng và các y, bác sĩ nói chung là những "con người quan trọng" hay không?
Hay chúng ta chỉ tung hô, ngợi khen các y, bác sĩ mỗi khi có dịch để đạt được thành tích "Việt Nam là nước hàng đầu trong ngăn chặn ....."?