Chuyện bàn nhậu: Được hay mất?
“Trong 3 năm qua, tôi làm “tư vấn không công” cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam, lớn và nhỏ, công và tư. Trong khi phân tích các bản...
“Trong 3 năm qua, tôi làm “tư vấn không công” cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam, lớn và nhỏ, công và tư. Trong khi phân tích các bản báo cáo tài chánh, tôi nhận thấy một mẫu số chung là các tiêu xài nhiều khoảng 4 lần về mục tiếp khách giải trí (từ 3% đến 10% doanh thu, tùy phân loại ngành nghề). Trong khi đó, đề mục nghiên cứu và đào tạo lại ít bằng 1/10 các công ty nước ngoài có mô hình kinh doanh tương tự.
Trong một thế giới mới nơi kiến thức trở thành sức mạnh (knowledge is power), chúng ta đang truyền đạt thông điệp gì cho các thế hệ quản lý kế tiếp?”
-TS. Alan Phan-
+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
Một đại gia mời tôi và hai người bạn Mỹ cuối tuần vừa qua lên Long Thành để chơi golf. Sau đó, anh đưa chúng tôi về một quán ăn rất đẹp cạnh bờ sông Sài Gòn, chiêu đãi một bữa ăn tối với những đặc sản khó quên. Tôi rất ấn tượng với phong cách tiêu xài, hơn 42 triệu đồng cho một buổi chiều. Hai người bạn Mỹ có hai quỹ đầu tư lớn nhưng họ đã minh xác ngay từ đầu là họ không có ý định đầu tư hay làm ăn gì tại Việt Nam. Tóm lại, đây hoàn toàn là một buổi giao tiếp xã hội mà đại gia Việt muốn khoe khoang sự giàu có sang trọng của mình với hai người xa lạ.
Ngày hôm sau, tôi mời anh bạn đại gia ăn trưa để trả lễ. Sẵn đang tổ chức buổi Siêu Hội Thảo về Đầu Tư và Kinh Doanh, tôi gởi anh một vé mời và hỏi anh có muốn giúp ban tổ chức bằng cách mua 10 vé với giá chiết khấu cho các nhân viên ban quản lý (chỉ có 7 triệu). Tôi bảo đảm với anh là những kiến thức thực tế thu nhặt được từ 20 chuyên gia và doanh nhân nổi danh sẽ có giá trị thực tiễn hơn 10 khóa học của chương trình MBA. Anh từ chối và nói công ty anh (trên 2 ngàn nhân viên) không tiêu xài vào các đề mục này. Tôi tôn trọng lập trường của anh; và nói sẽ gởi thêm 10 vé mời cho nhân viên anh để xem kiến thức mới có đáng 7 triệu đồng như tôi tin tưởng.
Mỗi công ty có một văn hóa riêng và cuối cùng, chỉ có kết quả của doanh thu và lợi nhuận cùng sự phát triển bền vững của thương hiệu mới chứng minh được hiệu năng của ban quản lý. Có nhiều con đường đến La Mã và không có một công thức nào ứng dụng cho mọi tình thế.
Tuy nhiên, trong 3 năm qua, tôi làm “tư vấn không công” cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam, lớn và nhỏ, công và tư. Trong khi phân tích các bản báo cáo tài chánh, tôi nhận thấy một mẫu số chung là các tiêu xài nhiều khoảng 4 lần về mục tiếp khách giải trí (từ 3% đến 10% doanh thu, tùy phân loại ngành nghề). Trong khi đó, đề mục nghiên cứu và đào tạo lại ít bằng 1/10 các công ty nước ngoài có mô hình kinh doanh tương tự.
Trong một thế giới mới nơi kiến thức trở thành sức mạnh (knowledge is power), chúng ta đang truyền đạt thông điệp gì cho các thế hệ quản lý kế tiếp? Quan chức thì dĩ nhiên thích ăn nhậu vì họ không phải trả tiền, nhưng cái giá phải trả cho các doanh nghiệp tư thường khá đắt: ngoài tiền ăn uống, chúng ta phải tính thêm thì giờ lãng phí, bệnh tật tăng thêm những ngày nghỉ không chính thức và sự mê muội khi say mèm hay đi kèm với những quyết định sai lầm.
Tuy vậy anh bạn đại gia không đồng ý với tôi. Anh nói là sự “thành công” của anh trên thương trường là do các mối quan hệ tạo nên từ những ăn nhậu thâu đêm suốt sáng. Anh cho là trong việc làm ăn, không phải “điều” anh biết mà là “người” anh biết (it’s not what you know but who you know). Anh nghĩ đây là lý do chính tôi sẽ không kiếm tiền được ở Việt Nam này.
Cho đến giờ này thì anh hoàn toàn chính xác trong nhận định của anh. Tôi cũng không ngây thơ để mà nghĩ là Siêu Hội Thảo về Đầu Tư và Kinh Doanh 2012 sẽ thành công về mọi mặt như ước muốn.
Nhưng tôi tin rằng phương thức quản trị của các doanh nghiệp Việt sẽ phải thay đổi nhanh chóng để hy vọng bắt kịp tiến bộ của nền kinh tế toàn cầu, một nền kinh tế dựa vào “kiến thức”, không phải vài quan hệ với các quan chức.
- Alan Phan -
- Trích từ cuốn sách “Góc nhìn Alan dành tặng Doanh nhân Việt trong thế trận toàn cầu” -
Chợt nhớ tới chú Alan, rất ngưỡng mộ chú, chú không phải là người giàu nhất, nhưng chú là người mà mình phục nhất khi dung hòa được chuyện gia đình và công việc. Một người đáng kính, quan điểm này của chú tôi nghĩ còn nhiều tranh cãi. Không biết ý các anh chị em thế nào? Và có cách nào để cải thiện không?
/quan-diem-tranh-luan
- Hot nhất
- Mới nhất