Chút lý trí về tình yêu - "vợ?"
Chút suy nghĩ về tình yêu - gia đình... của kẻ chưa có gia đình
Lâu rồi trái tim tôi chả đập, vì cơ bản nó đã nguội phần nào - hay đơn giản là tôi đang mải miết để đời cuốn tôi.
Thi thoảng tôi có hẹn hò ngắn hay cố tìm hiểu một vài cuộc tình ngắn ngủi. Với tôi chúng thường sẽ kết thúc qua vài buổi trò chuyện nhỏ.
Liệu bạn có thể hiểu người bạn đời qua vài câu chuyện?
"Tiền nhiều để làm gì?"
Có lẽ cái câu cửa miệng này sẽ còn mãi vang lên trong cái xã hội vốn đã quá nghiêng về vật chất như hiện tại. Và tôi hay sẽ bắt đầu mang ra kể khi gặp một đối tượng cần tìm hiểu, một cách nghiêm túc - thường sẽ xoay quanh cuộc đời a Vũ - Trung Nguyên. Nó có lẽ là một câu chuyện điển hình hay một bài học khó thể bỏ qua cho những “kẻ lạc đời” như tôi.
Buổi tối hôm ấy tôi hẹn cô bạn cạnh phòng sau cả tháng chúng tôi biết nhau mà chỉ nhắn 1-2 câu xã giao. Sau vài cốc bia chúng tôi mở lòng hơn.
Cô nàng nói với tôi:
“E ko nhắn với tôi tiếp vì icon 🥰 tôi hay thả”
Vậy là chúng tôi mất tận 2 tháng để ngồi được với nhau chỉ vì vài cái Icon đơn giản đó.
Cô nàng đi làm việc cho một đối tác google ở Malay và đang gặp chút “khủng hoảng nhỏ” trong việc định hướng lại cuộc sống của mình. Guồng quay công việc, dốc hết sức lực để rồi đổ bệnh nơi đất khách quê người - một trải nghiệm chả dễ dàng gì với một cô gái nhỏ nhắn. Còn tôi thì đang loay hoay tìm lại bản ngã của của mình - những thứ mà tôi đang lạc nhịp, và trái tim dần mất định hướng của mình.
Chúng tôi lắng nghe nhau và bóc được vào lớp vỏ hành nhờ những trải nghiệm có phần đồng điệu. Rồi như bình thường tôi sẽ lại kể về câu chuyện về A Vũ Trung Nguyên để hỏi cô ấy về góc nhìn của câu chuyện hôn nhân lùm xùm của anh ấy.
Với cô ấy tôi tóm tắt dưới góc nhìn của tôi có lẽ là thế này: “Một người đàn ông bỏ người phụ nữ của họ cô đơn trong vài năm là không thể chấp nhận được” Còn với tôi câu chuyện sẽ xoay quanh một góc nhìn khác - mà có lẽ những kẻ “lạc đời” như tôi mới có thể cảm thông được: “Chúng tôi có nhiều nhu cầu hơn cái tầm thường bên ngoài - và đời sống tinh thần ấy đã biến chúng tôi thành những kẻ khác lạ”
Và cách nói quan điểm của a Vũ chỉ hàm ý một nghĩa “đau” hơn rất nhiều.
"Một người đàn ông làm việc lớn thì cố gắng chọn vợ phải chọn cho đúng. Không thì kẹt lắm. Giới hạn của người vợ là giới hạn của người đàn ông, giới hạn họ thấp kéo mình xuống là mệt lắm.”
Lúc đó mình nhìn cô nàng uống cạn cốc bia và suy nghĩ về những gì cô nàng đang suy ngẫm - chúng làm mình ngẫm nhiều hơn về "sự cô đơn" của cô ấy.
Nhưng cái khó cho những kẻ như mình, là sự hối thúc nội tâm bản thân thường lớn hơn - "tình cảm" và "cảm xúc" mà bạn đời thường sẽ cảm nhận. Nhu cầu đời thường sẽ giấu kín - chỉ có khát khao là mãi mãnh liệt - bởi chúng là nguồn sống đâu có thể thiếu được với những kẻ như tôi. Đôi khi tôi sẽ lầm lì với nó và "đấu vật" với những thứ kỳ lạ trong đầu mình - hơn là cái cuộc sống đời thường.
Và hãn hữu trong cái khoảng thời gian dài đằng đẵng ấy - sẽ chỉ là chút nhỏ nhặt quan tâm tới cái cảm xúc và khoảnh khắc nhỏ bé ấy.
Ông anh thân thiết của tôi có một câu trả lời khá hay về cái khoảnh khắc hạnh phúc của gia đình rằng:
Hạnh phúc gia đình chỉ là một khoảnh khắc ấy, nó ít và hãn hữu lắm
Liệu rằng ta có thể hòa hợp với những điều khác với bản thân, vẻ đẹp của người phụ nữ đâu phải chỉ ở hình thể tuyệt mỹ?
Nó có phải là sự chịu đựng?
Cũng đâu phải chỉ là trí tuệ?
Hay sự đồng điệu nào trong cảm xúc nhau?
...
Hàng tá câu hỏi của lý trí dẫn tôi tới một vài câu chuyện gần đây.
*Câu chuyện của bà Trần Lệ Xuân
Tôi không muốn nói sâu về việc này, nhưng thứ tôi cảm nhận nhiều là sự im lặng của một người đàn bà cá tính "một người phụ nữ - chưa từng sinh ra trên mảnh đất Việt" (như báo chí phương Tây mô tả về bà)
Sự im lặng sau biến cố lớn nhất đời bà - và cuối cùng sau từng ấy năm đến cả khi đến với cái chết - bà ấy chỉ im lặng, cái bà ấy nói những dòng tin cuối cùng của cuộc đời là những góc nhìn về nhân sinh và tuyệt nhiên chả bao giờ trách móc bất cứ thứ gì ở cuộc đời.
Tôi lúc đó chợt hỏi rằng liệu cái phút cuối ấy - bà ấy vốn đã từ lâu nhận ra "điểm chạm" về tinh thần của chồng bà và bà... sự im lặng đến kỳ lạ nửa cuối cùng đời có lẽ chính là sự thấu hiểu chồng bà đến tận cùng. Nhưng khát khao và mơ ước đã hòa quyện vào cuộc đời và sự thật đã chứng minh mà chả cần phải thanh minh hay lý giải bất cứ điều gì ở đây cả - chúng đã vốn quá chân thật.
*Câu chuyện vợ chồng trong Oppenheimer
Khoảnh khắc mà người vợ biết tin chồng mình ngoại tình qua các tin tình báo thu thập được - và người chồng đứng trước cuộc điều tra.
Và cách người chồng trả lời rằng:
"chúng tôi không còn là những đứa trẻ"
Sự tin tưởng ấy có đôi khi ngờ nghệch đến kỳ lạ - nó không phải chỉ là yêu, hay sự lựa chọn tưởng chừng lý trí. Mà có lẽ đơn giản - sự tin tưởng, thấu hiểu và một sự tự do kỳ lạ sau những trái tim đã hằn quá sâu những nổi đau tầm thường của cuộc đời.
Tôi đơn giản cũng vậy - thứ tôi tìm kiếm cũng chỉ đơn giản như cuộc đời. Thứ tôi muốn đối đầu không bao giờ là người mà tôi tin tưởng - nó cay đắng và nghiệt ngã con hơn cả nhưng con dao ngoài kia trực chờ cắm vào tôi - những thứ tôi đã vốn quá quen thuộc. Thứ làm tôi e sợ và cẩn trọng vốn nhiều hơn cả những thứ tôi khát khao.
Và cuối cùng:
Những ai không học được cách tự cường bằng lý trí trước đòn roi của số phận sẽ mãi mãi chất chứa phiền muộn và sợ hãi cho chính mình, và không phải tình thương mà chính sự yếu đuối đã gây ra chuyện này. - Plutarch
Thinking Out Loud
/thinking-out-loud
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất