#huongdanchupanh #thu5hangtuan
Một trong những thử thách khó nhằn nhất trong studio là chụp sản phẩm phản chiếu và bóng. Sản phẩm càng có thiết kế phức tạp và kết hợp nhiều chất liệu thì càng khó chụp, nhiều khi tui phải chụp nhiều tấm với cái lighting diagram khác nhau để ghép lại tấm final cuối cùng.
Bài viết này tui sẽ chia ra làm nhiều phần từ chụp sản phẩm phản chiếu mờ cho đến những thứ mệt mỏi nhất là kim loại bóng. Bởi vì nhiều kiến thức phức tạp nên cần phải có hình ảnh minh họa nhiều nha các bưởi.

1. Lưu ý và chuẩn bị

Đầu tiên là phần chuẩn bị. Chuẩn bị phụ kiện đầy đủ giúp buổi chụp của các bưởi “mượt” hơn, không có bị nửa chừng phải chạy đi tìm cái này cái kia thay thế, mất hứng lắm.
Găng tay và khăn lau
Nên dùng khăn tay ít sợi lông và găng tay vải. Sản phẩm kim loại cực kỳ khó chịu vì chỉ cần tay hơi có mồ hôi 1 chút là in dấu lên sản phẩm ngay. Nói chung ai đã từng phải ngồi retouch từng dấu hoa tay trên cái ly inox sẽ hiểu vì sao phải dùng găng tay và khăn lau cẩn thận. Nếu nóng tay quá thì có thể cắt mấy đầu ngón tay trùm vào thôi.
Với sản phẩm thủy tinh như ly, tách đồ sứ thì có thể dùng khăn giấy cầm vào miệng ly.
gang tay chup san pham


Nền sạch
Ở series này tui viết về nền trắng, nên các bưởi co thế mua 1 tấm foam trắng để làm nền và background. Cố gắng giữ cho nền sạch, không để bất kỳ một điểm màu khác biệt nào lên nền trắng (vết bẩn, băng keo, dụng cụ,…).
Bởi ở sản phẩm phản chiếu có dạng tròn hoặc dạng chai, nó sẽ phản chiếu gần như 360 độ xung quanh nó. Vì thế một vết bẩn nhỏ trên nền có thể tốn một giờ ngồi retouch lại.
nen trang chup san pham


Tản sáng và hắt sáng lớn
Có nhiều lighting diagram sử dụng đèn studio + chóa, tùy vào ý đồ của photo. Tuy nhiên combo mà tui khuyên dùng vẫn là tàn sáng lớn + đèn + solfbox lớn.
Ngoài việc tạo những dải sáng lớn trên sản phẩm thì khi kết hợp sb và tản sáng lớn sẽ cho ánh sáng gradient rất đẹp. Chẳng hạn tui dùng 2 tấm tản sáng chuyên dụng 60×90 cm và 2 sb 60×60 cm để chụp 1 cái nồi inox.
Phản sáng (hắt sáng) là dụng cụ quan trọng thứ 2. Nó dùng để hắt ánh sáng vào mặt phía trước của sản phẩm, nơi không thế đặt đèn vì vướng máy ảnh. Ngoài ra hầu như không một photo nào chụp ánh sáng trực tiếp (đèn + chóa hoặc đèn + sb) vào sản phẩm, vì nó sẽ để lại spotlight trên các sản phẩm có hình dạng cong (chai, bình) hoặc hình cầu.
tam chan sang


Máy ảnh và ống kính
Ống kính chuyên dụng vẫn là ống Tiltshift macro. Tuy nhiên ống này khá là hiếm và cũng ít người sử dụng. Nếu các bưởi dùng ống macro bình thường thì nên dùng ống trên 100mm. Nó giúp hình ảnh phản chiếu máy ảnh trên sản phẩm nhỏ hơn (dù sao thì nó cũng sẽ phản chiếu thôi).
Remote và chân đỡ sản phẩm
Remote không dây là tốt nhất, nếu có dây bấm thì dây càng dài càng tốt. Nó giúp các bưởi không in bóng hình phì nhiêu của mình lên sản phẩm. Cảm giác tự mình xóa cái đầu và bàn tay của mình trên sản phẩm là 1 cảm giác không mấy vui vẻ đâu.
Chân đỡ sản phẩm cũng khá quan trọng, nó giúp các bưởi có thể set-up những tấm tản gần sát sản phẩm hơn là bàn chụp. Tuy hnie6n cách dùng nó chỉ có hiệu quả với một số sản phẩm và góc độ nhất định. Các bưởi sẽ hiểu rõ hơn ở những bài chi tiết.

2. Góc chụp

Góc chụp liên quan tới phần phản chiếu. Có góc chụp giúp hạn chế phản chiếu bề mặt nhiều, và dĩ nhiên là giảm gánh nặng cho retouch. Có góc chụp giúp sản phẩm có gì xung quanh thì đều phản chiếu hết, và đương nhiên là set-up + retouch sẽ cực kỳ mệt mỏi.
Góc 45
Góc độ này la 1 góc dễ chụp nhất. No che đi hầu hết những bề mặt phản chiếu khó xử lý, tận dụng nền làm tấm hắt sáng luôn. Ngoài ra nó còn tạo cảm giác 3D cho sản phẩm nữa.
goc chup 45


Góc 30
Cũng tương tự với góc 45, nhưng ở góc chụp này các bưởi sẽ bắt đầu phải vật nhau với ánh sáng phản chiếu có độ chênh lệch khác nhau và hình các tấm tản in lên sản phẩm.
goc chup 30


Góc 0
Đây là cái góc mệt mỏi nhất và hầu như không thể chụp nếu không có Tiltshift lens. Nếu được, tui khuyên các bưởi nên tránh góc này, nhích máy lên dù chỉ 20 độ thôi cũng đỡ cho các bưởi rất rất nhiều.
goc chp 0


3. Các loại sản phẩm

Thường thì có ba dạng sản phẩm phản chiếu.
Sản phẩm mờ (chảo có vân, bình gốm men mờ, nhựa,…): Loại này chụp rất sướng vì ánh sáng có dạng gradient đẹp. Phần quan trọng khi chụp loại sản phẩm này là thể hiện đúng chất liệu làm nên sản phẩm và đúng màu.


Sản phẩm bóng hoặc trong suốt (ly thủy tinh, bình nhựa bóng,…): Chụp cái này khó hơn một chút, thường phải dùng backlight hoặc đánh sáng qua tấm hắt sáng. Chụp dạng này cần phải chú ý thể hiện độ trong suốt và biến dạng (của thủy tinh khác với nhựa), ánh sáng phản chiếu.


Sản phẩm kim loại bóng (đồ inox): Phản chiếu rất kinh, có cái gì phản sáng cái đó. Độ phản chiếu là 100%, chẳng hạn như hai tấm tản sáng có màu khác nhau thì nó sẽ phản thành 2 dải sáng khác nhau. Hoặc phần tiếp nối giữa highlight và shadow rất dễ bị viền xanh + tím + đỏ. Chụp cái này yêu cầu hiểu về góc nhìn + góc ánh sáng phản chiếu + tính năng của lens (tránh bị viền tím).
chup san pham phan chieu


Roài, vậy là bài này nên kết thúc ở đây để các bưởi có khái niệm sơ khởi về chụp sản phẩm phản chiếu. Ở bài sau chúng ta bắt đầu đi vào thực hành với những sản phẩm phản chiếu mờ trước nhoe.
Bài viết đã đăng ở www.banhmiphoto.com
Chụt chụt.