Chương 1 : Nỗi buồn, sự trốn tránh và niềm vui giả tạo
Mục 8 (Mục cuối) : Bạn tự ái hay tự trọng?
Hồi trước, khi còn học tại lớp học thêm Tiếng Anh, tôi đã đừng làm quen với một cậu bạn tên H. Nói chung thì ấn tượng ban đầu của tôi về H là khá tốt. Cậu ta học giỏi mà chơi gì cũng giỏi, rồi điểm cao ngút trời, gia đình giàu có cao sang, hôm nào cậu ta cũng được bố mẹ mua cho đồ này đồ kia... Đến tôi nghe mà còn không khỏi ghen tị với cậu ta, nhưng thực chất đó chỉ là một khúc dạo chơi trong tâm trí của H mà thôi... À mà tôi quên, mất, tôi chưa nói với các bạn rằng H chỉ đang NÓI VỀ MÌNH thôi nhỉ? Còn thực ra thì lại thế này này : H là một cậu bạn lười nhác, lại còn hay ngủ gật và mất tập trung trong giờ, đã thế lại còn làm phiền mọi người và thường xuyên chủi tục, làm trò và blah blah nữa... Có lẽ chừng đó đã đủ làm bạn hiểu rồi chứ?
Thực ra mà nói, H chỉ là một trường hợp thu nhỏ của hàng chục triệu trường hợp của những người có tính "tự trọng cao" trong xã hội hiện nay. Chúng ta thường khó phân biệt được sự khác nhau giữa những người tự trọng cao và tự ái cao, ngay kể cả khi bạn đã thuộc đi thuộc lại hàng trăm lần định nghĩa về tự trọng và tự ái trong sách GDCD. Vậy hôm nay, tôi xin được tổng kết lại chương 1 bằng định nghĩa : Tự trọng hay tự ái?
Trước tiên tự trọng là gì mà tự ái là gì?
Tự trọng
- Biết tôn trọng, bảo vệ danh dự của cá nhân.
- Biết làm chủ các nhu cầu bản thân, kiềm chế được các nhu cầu, ham muốn không chính đáng, cố gắng tuân theo các quy tắc, chuẩn mực đạo đức tiến bộ của xã hội.
- Tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người khác.
Tự ái
- Quá nghĩ đến bản thân, đề cao cái tôi quá mức nên có thái độ bực tức, khó chịu, giận dỗi khi cho rằng mình bị đánh giá thấp hoặc coi thường.
- Người tự ái thường không muốn ai phê phán cũng như khuyên bảo mình, dễ có thái độ bực tức.
- Khi tự ái, dễ có những phản ứng thiếu sáng suốt, dễ rơi vào sai lầm.
Từ bảng phân biệt trên, có lẽ chúng ta đã phần nào hiểu được giữa tự trọng và tự ái, nhưng để áp dụng nó vào thực tế lại là một điều khó nhằn. BỞI KHI 1% BÊN NÀY LẠI GIỐNG 99% BÊN KIA THÌ RẤT CÓ THỂ NHIỀU NGƯỜI SẼ LẦM TƯỞNG 1% ĐÓ THUỘC VỀ 99% CỦA BÊN CÒN LẠI.
Tự ái và tự trọng là hai khái niệm mà người ta thường đánh tráo cho nhau. Nhưng theo tôi, chúng đối lập nhau.
Nói đơn giản hơn thì tự ái là khi có một người nói gì đó họ nghĩ hay nói ra sự thật, động chạm đến bạn thì bạn cảm thấy tổn thương, bực tức, mất sỹ diện, cho dù đó là sự thật.
Còn tự trọng là khi có ai xúc phạm bạn và bạn không chấp nhận sự xúc phạm đó.
Người tự ái cao thì thường tự trọng thấp. Bởi vì người tự ái là người không muốn, không dám nghe sự thật. Họ sợ bị tổn thương vì họ yếu đuối. Do đó, họ không nhìn nhận sự thật để khắc phục mà luôn trốn tránh. Vì thế, năng lực của họ rất thấp. Và vì năng lực thấp nên tự trọng không cao. Ví dụ khi đi làm, bị người chủ thuê họ làm việc chửi mắng thì rất tự ái nhưng lại không dám nghỉ do nếu nghỉ thì sợ mình không xin được việc.
Ngược lại, người tự trọng là người nhìn thẳng vào sự thật. Kể cả sự thật động chạm tới họ, hay nói ra yếu kém của họ. Từ đó họ khắc phục. Do đó, năng lực của họ cao và họ có thể sống tự trọng được. Ví dụ, nếu người chủ thuê họ có thái độ không tốt, họ sẽ nghỉ việc vì họ đủ khả năng và dám xin việc khác.
Tự ái và tự trọng rất dễ bị nhầm lẫn với nhau. Tóm lại vẫn là: Có dám nhìn thẳng vào sự thật hay không. Một người không dám nhìn thẳng vào sự thật (thường về sự yếu kém của bản thân) thì sẽ là người tự ái cao, tự trọng thấp.
Đến đây thì có lẽ bạn đã hiểu rất rõ về hai tính đối lập mà lại trùng hợp với nhau rồi chứ? Tôi đoán ít nhất một trong số các bạn cũng có thể tự đoán được tính cách của chính bản thân mình.
Vậy làm thế nào để trở thành một người có tự trọng cao thay vì tự ái cao? Tôi sẽ chỉ cho bạn 9 cách để tăng tự trọng và giảm tự ái :
THỨ 1 : HỌC CÁCH QUAN TÂM ĐẾN CHÍNH BẢN THÂN MÌNH TRƯỚC
Có nhiều người từng nói rằng KHÔNG THỂ CHĂM CHO MÌNH ĐƯỢC THÌ CŨNG ĐỪNG MONG CHĂM CHO NGƯỜI KHÁC, đúng như vậy, THAY VÌ CỐ GẮNG LẤY LÒNG NGƯỜI KHÁC, HÃY LẤY LÒNG CHÍNH BẠN, bởi nếu chúng ta chỉ luôn muốn khiến người khác thấy bạn hoàn hảo mà đến bạn còn không thể tự chăm sóc mình nổi thì có lẽ đó đã là một sai lầm lớn trong cuộc đời của chính bạn rồi.
:)
THỨ 2 : CHẤP NHẬN CON NGƯỜI CỦA CHÍNH MÌNH
Con người mỗi người một cảnh khác nhau, thay vì phải cố nói dối với mọi người rằng mình thật giàu có, xin đẹp và hoàn hảo thì hãy tập cách nói thẳng, nói thật và học cách chấp nhận con người của chính mình, vì CHỈ KHI BẠN TÔN TRỌNG CHÍNH MÌNH, THÌ NGƯỜI KHÁC MỚI TÔN TRỌNG BẠN
:))
THỨ 3 : HÃY XIN LỖI THAY VÌ ĐỔ LỖI
Không ai là không mắc sai lầm, như tôi đã nói ở Mục 2 của Chương 1, SỰ HOÀN HẢO ĐẸP NHẤT ĐẾN TỪ NHỮNG SAI LẦM. Thay vì cố gắng đổ lỗi cho người khác để khiến cho mình trong sạch, hãy tập cách xin lỗi để chúng ta vừa có được sự tôn trọng từ mọi người, lại vừa nâng cao giá trị của bản thân hơn.
:)))
THỨ 4 : HÃY TẬP SUY NGHĨ TÍCH CỰC THAY VÌ SUY NGHĨ TIÊU CỰC
Khi gặp chuyện buồn chúng ta thường có những suy nghĩ tiêu cực, KHÔNG PHẢI CHÚNG TA BUỒN VÌ CHUYỆN ĐÃ XẢY RA, MÀ LÀ VÌ CHÚNG TA THẤT VỌNG VỀ CHÍNH BẢN THÂN MÌNH. Thay vì đem hết những trạng thái tiêu cực về sự việc ra, hãy thử nghĩ về những việc tốt mình đã làm trong hôm nay và tự hào về điều đó. Hoặc đơn giản khi chúng ta suy nghĩ tiêu cực, hãy lặp đi lặp lại câu nói "cút mẹ mày đi!", có lẽ khi đó bạn sẽ cảm thấy khá hơn đấy.
:))))
THỨ 5 : NGỪNG THÓI QUEN SO SÁNH BẢN THÂN MÌNH VỚI NGƯỜI KHÁC
Khi chúng ta so sánh mình với một người hơn mình, bạn thường hay dễ tự ái và tự ti về bản thân mình đúng không? Vậy thay vì so sánh chính bản thân với người khác, hãy học cách hài lòng với cuộc sống này, vì VIỆC BẠN ĐƯỢC SỐNG Ở TRÊN TRÁI ĐẤT NÀY ĐÃ LÀ MỘT ĐIỀU ĐÁNG TỰ HÀO RỒI.
:))))
THỨ 6 : NHÌN LẠI NHỮNG GÌ MÌNH ĐÃ LÀM ĐƯỢC.
Đôi khi chúng ta thường hay nghĩ bản thân thật vô dụng, không thể làm được việc gì ra hồn,... Khi đó, thay vì oán trách bản thân, bạn hãy thử nhớ lại những thành tựu mà bạn đã đạt được trong những năm qua, có lẽ bạn sẽ cảm thấy lạc quan hơn đó. HÃY LẠC QUAN VỚI NHỮNG GÌ MÌNH ĐÃ LÀM THAY VÌ BI QUAN VỀ NHỮNG VIỆC MÌNH SẼ LÀM.
:)))))
THỨ 7 : KHÔNG NGỪNG CỐ GẮNG HOÀN THIỆN BẢN THÂN
Tất cả chúng ta đều có một vài điểm muốn thay đổi để bản thân được hoàn thiện hơn. Có thể bạn muốn giảm cân hay nâng cao kỹ năng trong một số lĩnh vực nào đó, hoặc muốn thoải mái hơn trong các mối quan hệ xã hội, trở nên hạnh phúc hơn, làm việc hiệu quả hơn. Dù cho mục tiêu cuối cùng là gì đi chăng nữa, để đạt được chúng bạn cần xác định các mục tiêu cụ thể, tiến hành thay đổi bản thân và đối mặt với các trở ngại gặp phải.
:)))))))
THỨ 8 : BỎ NGOÀI TAI MIỆNG LƯỠI NGƯỜI ĐỜI
Trong cuộc đời, không ít lần chúng ta đã bị nói xấu sau lưng đúng không? Vậy làm sao để trả đũa những người chơi bẩn đó, thay vì tìm cách nói xấu lại hoặc ra cãi tay đôi với họ, bạn chỉ cần bỏ ngoài tai là được thôi. Bởi chúng ta nên nhớ rằng : "KHI CÓ AI NÓI XẤU BẠN, THÌ CHỈ CÓ 2 LÝ DO : 1 LÀ HỌ GATO BẠN, HAI LÀ HỌ ADUA THEO ĐỨA GATO BẠN". Vậy nên hãy luôn tự tin vào bản thân và sống hết mình là được rồi, bởi MỖI HỒN MỖI THỂ XÁC, SAO BẠN CỨ PHẢI CỐ NHẬP VÀO XÁC CỦA HỒN KHÁC LÀM GÌ!
:))))))))
THỨ 9 : CUỐI CÙNG, SỐNG VỚI CHÍNH MÌNH VẪN LÀ QUAN TRỌNG NHẤT
Sống một cuộc đời trong một chiếc mặt nạ nhựa gò bó sẽ khiến bạn cảm thấy gò bó, khó chịu, mệt mỏi, hơn thế nữa, bạn sẽ không thể che giấu bản thân mình lâu hơn: Tự biến mình thành một người khác khiến bạn không thể khám phá con người thật của mình, nó là cả một quá trình và đừng làm chậm nó bằng cách sống giả dối với bản thân.
MONG RẰNG QUA 9 ĐIỀU TRÊN, BẠN SẼ HIỂU ĐƯỢC RẰNG LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO GIÁ TRỊ CỦA BẢN THÂN MÌNH HƠN VÀ SỐNG MỘT CÁCH VỚI CUỘC ĐỜI MỘT CÁCH VUI VẺ. TÔI THÀNH THẬT MONG NHỮNG NGƯỜI ĐỌC BÀI VIẾT NÀY RẰNG NGÀY MAI SẼ LÀ MỘT NGÀY MỚI VUI TƯƠI VÀ TRÀN ĐẦY NĂNG LƯỢNG SỐNG:)))))))))