Chúng tôi phản đối việc chấm điểm công dân Trung Quốc vì ảnh hưởng đến quyền cơ bản của con người.
Hệ thống chấm điểm công dân (P1) : Tại sao giới trẻ Trung Quốc vẫn thờ ơ? Bài viết gửi bởi Sweetie Cherish trong mục Quan điểm -...
Trong lúc tìm kiếm tư liệu về chấm điểm công dân thì nhận ra trên Spiderum cũng đã từng có bài viết bàn về vấn đề này rồi, nhưng mà là bên ủng hộ nhà nước Trung Quốc. Nên hôm nay mình sẽ viết bài này để phản bác lại quan điểm trên. :)))
Trước hết mình muốn định nghĩa: Chấm điểm công dân là gì? Là chấm điểm mức độ tín nhiệm của công dân trưởng thành để xếp vào 8 mức hạnh kiểm, từ AAA( rất đáng tin cậy) đến D( Không đáng tin cậy). Tức là ban đầu mỗi người đều có 1.000 điểm trong tài khoản. Hệ thống chấm điểm dựa theo cách tính thưởng - phạt. Nghĩa là những hành động tốt như tham gia các công việc tình nguyện, hiến máu, hiến tạng hoặc lao động gương mẫu sẽ được cộng điểm. Ngược lại, hệ thống sẽ trừ điểm nếu một người không có khả năng trả nợ, chậm thanh toán hóa đơn điện nước, vi phạm luật giao thông, hoặc bị kết án. Hệ thống sẽ công bố điểm theo tháng.
Quyền cơ bản của con người gồm dân chủ, bình đẳng và tự do. Và nó không bị tước bỏ bởi bất kì nguyên nhân nào mà nó chỉ bị hạn chế. Và việc xác định quyền con người bị tước đoạt như thế nào, thì đối với tôi, nó là
Dân chủ, độc lập, tự do, hạnh phúc, thấy vậy Quốc hội giữ lại câu: Độc lập, tự do, hạnh phúc thế là mất đứt, mất vĩnh viễn từ Dân chủ. Cũng từ đó tôi chú trọng những chữ nghĩa trong Quốc hiệu, bởi vì nó trực tiếp quyết định đến vận mệnh đất nước và đời sống của mỗi công dân.Trong số các từ ngữ đó tôi thấy cụm từ Tự do nó liên quan, gần gũi với quyền con người nhất nên bài viết này tôi đi sâu vào cụm từ Tự do.Hiện nay đa số nhân dân hiểu và chấp nhận khái niệm Tự do trong khuôn khổ. Trên thế giới nước nào cũng vậy dùng luật pháp để quản lý xã hội. Luật pháp đề ra những điều cấm, hoặc là giới hạn những hành động được làm cũng có nghĩa giới hạn Tự do hay gọi là Tự do trong khuôn khổ. Cho nên người ta nói cho gọn: Con người được làm tất cả những gì mà mình muốn, trừ những điều pháp luật cấm. Như vậy xu hướng của công dân là càng cấm ít càng tốt, xu hướng của những nhà lãnh đạo độc tài càng cấm nhiều càng tốt. Thế là sinh ra mâu thuẫn, cái khoảng cách mâu thuẫn này chính là quyền con người bị tước đoạt.Trong các xã hội dân chủ khoảng cách mâu thuẫn được thu hẹp, tiến tới triệt tiêu. Chính vì lẽ trên mà Liên Hợp Quốc để ra Tuyên ngôn Nhân quyền, rồi sau đó có Công ước Nhân quyền yêu cầu các nước ký và cam kết thực hiện. Việt Nam ký và cam kết năm 1982. Một việc làm quốc tế hoá quyền con người, được phổ biến rộng rãi.Thực tế khi mà bị tước đoạt quyền con người thì bản thân người đó không biết bởi năng lực nhận biết quyền của mình bị hạn chế. Một số trường hợp biết nhưng không có biện pháp bảo vệ. Đa phần bị tước đoạt là bởi vì nằm trong chế độ độc tài!Cho nên loài người trên bước đường tiến tới văn minh đã quốc tế hoá quyền con người chủ động can thiệp vào những quốc gia vi phạm quyền con người bằng mọi hình thức có thể, đó là những điều kiện thuận lợi cho mỗi con người biết bảo vệ quyền của mình.Như vậy đấu tranh cho quyền con người không thể đơn lẻ, một người có là mọi người đều có. Chỉ có cách duy nhất xây dựng xã hội dân chủ hay còn gọi là xã hội dân sự thì mới đảm bảo quyền con người theo tiêu chí Tuyên ngôn Nhân quyền của Liên Hợp Quốc (Nguồn.https://www.facebook.com/quyenconnguoi/posts/424967457558276)
Như vậy có thể thấy rằng, hệ thống chấm điểm dựa vào 2 tiêu chí:
- Độ tín dụng tài chính như khả năng trả nợ, chậm thanh toán điện nước, tham nhũng,... Mục đích: giảm nợ xấu, nợ công,...
- Thói quen, hành vi xã hội: như tiêu dùng, hút thuốc,...
Vậy thì những thông tin ấy là thì ai là người kiểm soát?
Có ý kiến cho rằng: Thông tin do 2 nhóm: Là tư nhân( ví dụ như ngân hàng vẫn cần thu thập thông tin để đánh giá sự tín nhiệm) và Chính phủ quản lí. Quyền riêng tư có thể hiểu là cá nhân với nhau và khi nào cần đến điều tra thì họ mới lấy thông tin được lưu trữ ra sử dụng. Mục đích là để giám sát quản lí con người và đưa con người vào pháp luật; điều chỉnh hành vi theo kịp với xã hội văn minh. Như vậy, mọi người có thể bình đẳng như nhau trước pháp luật, kể cả thưởng và phạt với người lao động và người sử dụng lao động. Với những ai làm được nhiều việc tốt sẽ có sự ưu tiên trong coupon giảm giá đến 12 USD cho dịch vụ giao thông công cộng, nhập viện mà không cần đóng tiền ký quỹ, được ưu tiên khi mượn sách ở thư viện hoặc gửi xe với phí rẻ hơn. Trẻ em vì biết đến điểm công dân từ sớm sẽ có ý thức hơn. Đồng thời, tỉ lệ thất nghiệp sẽ giảm vì có 1 ngành mới ra đời...
Oh, bao nhiêu lợi ích như thế, sao mình lại không muốn áp dụng nó trên quốc gia của mình? Có phải là một người trẻ không yêu nước, ghét những quy tắc, sợ ép vào khuôn khổ ràng buộc pháp luật? Và dưới đây là những lí lẽ để bảo vệ cho lập luận của mình:
Thứ nhất, vì hệ thống pháp luật của Nhà nước ta chưa chặt chẽ. Trên Wikipedia nêu rất rõ định nghĩa:
" Hành động chống phá bằng bạo lực có tổ chức do lực lượng phản động hay lực lượng ly khai, đối lập trong nước hoặc cấu kết với nước ngoài tiến hành nhằm gây rối loạn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội hoặc lật đổ chính quyền (địa phương hoặc trung ương) của một quốc gia, vùng lãnh thổ nhất định."
Mình còn nhớ là năm trước Câu lạc bộ mình có tổ chức Du ca trên Phố đi bộ Hà Nội, cầm cờ của CLB vẫy và chưa đầy 10' sau đã có mấy bác bảo vệ đi ra dẹp, nói là bạo loạn, rồi xin lỗi, giải thích các kiểu các bác vẫn không tin, mãi mới tha. Còn cầm cờ Đảng, cờ đỏ sao vàng vẫy thì không sao!!! Ở đây, mình tự nhận là CLB đã sai vì chưa hiểu rõ luật, nhưng mà thử đọc cái định nghĩa, động cơ gây án và soi chiếu lại CLB mình thì, chỉ là một trò đùa thôi, giống như đội bóng thắng thì đi bão ăn mừng, ở đây là quy mô nhỏ hơn???
Thứ hai, khi đã đưa vào các Bộ luật thì sẽ là các Kiến nghị. Và ta cần nhân lực. Mà nếu không dùng hết và liên tục nhân lực thì lại bị coi là lãng phí tài nguyên quốc gia. Mình chỉ lấy ví dụ, khi Luật này được áp dụng ở Trung Quốc có những việc như thế này: không mặc đồ ngủ xuất hiện ở nơi công cộng, không nhìn chằm chặp vào điện thoại của người khác, không chuốc rượu bạn bè, không được ngồi khuỳnh chân trên xe buýt, dắt chó đi bộ mà không dùng dây xích, không chơi nhạc âm lượng lớn ở nơi công cộng,... Đã có trường hợp khi hai mẹ con cùng lên tàu, nhưng mà người mẹ dùng nhờ tên con để trả tiền vé cho mình và đã bị bắt giam quy cho tội mạo danh người khác,... Mình không hiểu nếu điều này áp dụng ở Việt Nam thì sao và nếu có thì ai là người sẽ được quy định, đủ khả năng làm hài lòng tất cả mọi người mà không phạm vào đời sống riêng tư, lại vừa nhân ái bao dung,.. Đến lúc đó lại phải đi định nghĩa: đồ ngủ là gì? Nếu là festival âm nhạc tổ chức nơi công cộng thì có được chơi nhạc lớn không? Mà nhạc như thế nào là lớn? Nếu người khuỳnh chân trên xe buýt họ bị bệnh thì sao, đau háng? Nghĩ thôi đã thấy vừa mệt vừa buồn cười. Ừ, có thể báo với chính quyền nhờ giải quyết được mà. Mình tự hỏi, có bệnh viện nào cấp giấy chứng nhận đau háng vì vận động thể chất không, xoạc... Haizzz
Thứ ba, ai cũng biết rằng, không chỉ con người, mà cả máy móc sẽ thực hiện tốt nhất chức năng khi làm việc chuyên môn, riêng biệt. Cũng như máy móc tự động hóa trong trình kiểm soát hành vi. Module chỉ làm tốt một cái vì nó đã được phân loại rồi. Nhưng để nhận diện não và mặt thì cần chuyên sâu hơn vì nó chưa phổ biến lắm. Như vậy thì cần đến con người. Đối với mình, việc phân loại là một việc tàn nhẫn, áp lực, độc ác mà lương không cao. Khi trước thời kì có AI, thì có cả một bộ phận ngồi xem những hành vi tội ác và chấm điểm cho chúng, để có thế xếp quy định điểm công dân. Cho đến khi có AI có thể sắp xếp, lọc các hành vi tốt hay xấu vào cùng một nhóm với nhau, lúc đó công việc mới đỡ vất vả hơn.
Thứ tư, khi nói đến họ lợi dụng những tài nguyên này, bán cho Alibaba thì Việt Nam đã trở thành thuộc địa dữ liệu từ lâu rồi. Việc tìm một người trong hàng trăm người, thậm chí cả tỉ người như bên Trung Quốc chưa bao giờ dễ dàng và nhanh đến thế. Điều này đặt ra bài toán quản lí nhân lực và quyền riêng tư cực lớn. Người dùng sẽ không biết bao giờ mình phạm lỗi cả. Nếu như không có tin nhắn báo về. Đây sẽ là một lỗ hổng lớn để bọn tin tặc mạo danh lấy tiền. Đồng thời, thông tin tài khoản người dùng cũng có thể bị bán cho những người bán vũ khí trong khu vực. Chúng ta đồng ý cho ứng dụng truy cập lịch sử nhằm nâng cao trải nghiệm người dùng nhưng đó cũng là vách đó bán dữ liệu, không có trong điều khoản khi có thông tin nhằm thu lợi.
Thứ 5, khi bạn bị vào danh sách đen của chính phủ thì rất khó để thoát ra được vì điểm ấy là tập hợp rất nhiều các hành động tốt của bạn mới lên được một mức. Mà nếu có phạm phải cái xấu thì làm một việc tốt tương đương để bù lại. Mình lấy ví dụ. Bạn được -3. Muốn lên được -2, mà vừa phạm phải tội cố tình gây thương tích cho mọi người, để người ta phải nằm viện thì phải đền bù bằng việc, hiến mắt, nội tạng, máu rồi chi trả toàn bộ viện phí thì may ra mới lên được -2. Còn nếu nhỡ phạm phải tôi giết người, thì chúc mừng, bạn đã quay vào ô mất lượt, không bao giờ lên được nữa đâu, trừ khi bạn là siêu anh hùng có khả năng cứu trái đất. Giết mạng thì phải đền mạng. Và có rất nhiều hạn chế khi bạn vào danh sách đen. Điểm thấp sẽ không được mua bất động sản, xe xịn, ở khách sạn đắt tiền hay thậm chí không thể đi xe buýt, mua vé tàu; không thể làm những công việc bình thường. Nó tạo thành phân lớp xã hội, phân lớp giữa các giai cấp.
Thứ 6, điểm công dân không phản ánh đúng hoàn toàn bản chất của vấn đề. Và nhỡ may hệ thống này có sự trục trặc hoặc sai số ở đâu thì sao? Lúc đó nó sẽ làm ảnh hưởng, tê liệt toàn thành phố. Nhiều người kiện, bức xúc, vậy có giải quyết được không?
Thứ 7, xây dựng một cái bộ máy, cho nó hoạt động ổn đinh, đủ nhân sự cần mất rất nhiều thời gian và công sức: Chi phí lắp Camera, thuê người ngồi coi, thuê người giải quyết đơn khiếu nại của người dân,...
Thứ 8, thời gian báo về biết mình phạm tội. Bao lâu được update 1 lần, process mới xử lí? Chúng ta vẫn chưa đảm bảo được cơ sở vật chất, thủ tục mà hơn 8 tiếng thì sao?
1 module bị lỗi tức là tiêu chuẩn đánh giá người không đúng, kéo theo hàng nghìn người bị lỗi. Nhà nước không xử lí, không đáp ứng kịp thì người dân đòi biểu tình. Mà biểu tình thì trừ điểm. Như vậy là mất thời gian, tiền bạc, công sức mà còn ảnh hưởng đến an ninh xã hội
Trong ngành an toàn thông tin, theo quy tắc, là họ không được xóa dữ liệu, mà vẫn phải lưu trữ. Vậy nếu chính nhà nước tham ô, lợi dụng thì sao
Từ những lí lẽ trên, tôi cho rằng, phản đối việc chấm điểm công dân vì ảnh hưởng đến quyền cơ bản của con người
#quyencongdan#vietchozui
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất