Có thể bạn còn trẻ, hoặc con ban còn trẻ nên vấn đề này chưa phải là điều bạn lo lắng bây giờ. Thay vào đó là hiện tại làm sao kiếm được nhiều tiền để có cuộc sống tốt hơn.
Cũng là 1 người trẻ, cũng chưa trải sự đời được bao nhiêu. Nhưng tôi sắp làm bố. Và tôi đã nghĩ tới việc mình để lại gì cho con sau khi chết.
Để bắt đầu, thì tôi muốn nói qua về những điều tôi tìm hiểu được qua nhiều kênh thông tin khác nhau. Và là được kể lại chứ chưa có cơ hội chứng kiến.
Về việc nuôi dạy con cái của người châu Âu - Mỹ. Thì có 1 sự thật rằng họ không quá đè nặng vấn đề con cái, nhiều cặp vợ chồng chỉ có 1 con hoặc không sinh con. Nguyên nhân của việc này thì khá là đa dạng. Có thể là phụ nữ họ không thích sinh con, hoặc áp lực xã hội khiến họ không muốn sinh con hoặc không dám sinh con. Và hãy nghe lại cách họ nuôi trẻ. Chúng ta vẫn thường nghe rằng ở bên đó bố mẹ nuôi con đến hết 18 tuổi. Sau đó những đứa trẻ sẽ tự bơi vào đời, tự kiếm tiền sinh hoạt, thuê nhà và trả tiền họ đại học (tất nhiên tùy vào điều kiện kinh tế của bố mẹ mà những đứa trẻ đó bơi bằng gì... sự thật thì không thể chối cãi được). Phụ huynh bên đó muốn dạy con mình khả năng tự lập, tự sinh, tự diệt. Những điều nếu chúng nó có thể vượt qua chúng có đủ hành trang để vùng vẫy.
Trung Quốc, kẻ thù hay người bạn láng giềng của Việt Nam. Không lại gì trên truyền thông với những cậu ấm cô chiêu được bao bọc tận ngón chân. Khi chế độ 1 con được ấp dụng, thì 1 đứa trẻ có 6 người chăm sóc. mọi tình thương đều dồn vào nó. Vậy đứa trẻ đó sẽ lớn lên như thế nào? Xu hương chung sẽ là quá dựa dẫm vào bố mẹ ông bà, thiếu khả năng tự lập,...
Người Nhật thì sao??? Vẫn nghe nhiều bà mẹ trẻ trong đó có cả vợ tôi kháo nhau người Nhật dạy con rất hay, học cách dạy con của người Nhật. Thật sự có 1 số điều tôi công nhận là rất hay. Từ dạy trẻ lối suy nghĩ cảm thông, tới khả năng tự lập. Tuy có 1 vấn đề là tôi không thích người Nhật. Lý do là từ WW2 họ quá độc ác. Nên liệu những đứa trẻ sau này liệu có ai dâm chắc sẽ k đi theo cái tư tưởng của ông cha họ không?
Việt Nam. Cách phụ huynh VN dạy con là cách tôi thấy nó ẩm ương nhất, quá nuông chiều con, không nói chuyện với con thường xuyên, ít dành thời gian cho con, luôn đặt áp lực lên vai trẻ 1 kì vọng quá lớn trong khi chưa hiểu được trẻ.
Gần nhà tôi, có 1 bác gái chăm cô cháu ngoại. Lớp 3, bà vẫn phải dỗ và bón cho mới chịu ăn. Thật sự tôi thấy rất phản cảm. Liệu 1 đứa trẻ như vậy sẽ làm được gì???
Quay lại với vấn đề. Chúng ta để lại gì cho con cháu chúng ta sau khi chết.
Người Mỹ - Âu họ để lại tính tự lập từ bé, từ cuộc sống tớ tư duy, và nhiều cái không phải phụ thuộc vào bố mẹ.
Người Nhật để lại cho con họ suy sự cảm thông, tinh thần của người Nhật, và cả sự tự lập.
Người Trung Quốc để lại gì? Đó là gia tài kích xù tiêu cả đời không hết, thiếu khả năng tự chủ trong cuộc sống, sự phụ thuộc cao, không có nhiều lý do để cố gắng. Sau cùng 1 là thế hệ trẻ hổ giấy.
Vậy người Việt Nam để lại gì cho con cháu họ? Là tinh thần yêu nước nồng nàn, là những lối suy nghĩ theo hướng dập khuôn 1 cách có hại, là sự thiếu tính tự lập, là 1 vài miếng đất, là ngôi nhà, là 1 gia tài, là khả năng không biết phải làm gì? Khi bố mẹ việc gì cũng làm thì con cái lại chê công việc chân tay. Là lối suy nghĩ coi thường người khác, là suy nghĩ phải báo hiếu cha mẹ, là thiếu lý do để cố gắng (khi nhà cửa, đất đã được bố mẹ để lại), là 1 tương tai khômg rõ định hướng.
Còn tôi, tôi để lại gì cho con tôi? Những thứ tôi muốn để lại cho con tôi là lòng yêu nước của người Việt Nam, là kiến thức của những người đi trước, sự cảm thông của người Nhật, là tính tự lập của Người Âu - Mỹ, tôi không để lại gia tài như người Trung Quốc, không để lại miếng đất ngôi nhà như các cụ ở mình. Tôi muốn con mình sau này có mục tiêu để phấn đâu, cho nó biết rằng có làm mới có ăn, không làm mà đòi ăn thì chỉ có ăn cứt. Tôi muốn để lại cho con tôi những câu truyện ý nghĩa về việc làm người tốt, những lời răn để nó không làm đứa mất dạy. Để lại cho nó cách chia sẽ với người khác, sự vị tha, yêu thương giúp đỡ nhau. Nếu Bác Hồ để lại tư tưởng HCM thì tôi cũng muốn để lại cho con mình 1 hệ tư tưởng, lý tưởng sống có ý nghĩa. Tiền sẽ không phải là thứ tôi để lại cho con tôi. Với những gì tôi muốn để lại cho nó thì việc kiếm tiền nó không khó như bố nó đang làm.
Bạn muốn để lại gì cho con của bạn?