Nếu bạn biết một thứ gì đó có giá trị, một thứ gì đó mà không ai khác có thể tiếp cận thì trên thực tế bạn đã có thể kiếm tiền. Tất cả những gì bạn cần làm là phải bảo vệ kiến thức đó, và sau đó cung cấp các sản phẩm và dịch vụ dựa trên kiến thức đó càng hiệu quả và càng rộng rãi càng tốt. Hãy nghĩ đến các công thức độc quyền của Coca Cola, hoặc các bằng sáng chế bảo vệ các lại thuốc rất thành công trong ngành công nghiệp dược phẩm.
Điều gì sẽ xảy ra khi 3 lực lượng mạnh mẽ trên hành tinh này bao gồm: Công Nghệ - Toàn Cầu Hoá - Biến Đổi Khí Hậu - đều đang đột ngột tăng tốc làm các khía cạnh của xã hội, việc làm, quan hệ địa chính trị của chúng ta được tái định hình và cần phải hình dung lại. Đã đến lúc chúng ta cần nói lời chia tay một thời kỳ dài của lịch sử trong đó sự tích trữ là thước đo của sự giàu có và là động lực cho sự phát triển, dù cho còn nhiều luyến tiếc.
Nhưng… Chuyện quái gì đang xảy ra vậy?Thomas L. Friedman, tác giả của Thế Giới Phẳng, ông khéo léo mô tả 3 lực lượng lớn vừa nêu (Công Nghệ; Toàn Cầu Hoá; Biến Đổi Khí Hậu) sẽ làm rõ xem ai sẽ là người có nhiều kinh nghiệm nhất trong việc hấp thu những thay đổi mà vẫn giữ được khả năng phục hồi và vẫn tiếp tục phát triển. Tỷ phú Warren Buffett còn ví von hơn khi nhận xét: “Xét cho cùng, bạn chỉ phát hiện ra những kẻ bơi truồng khi thủy triều đã rút xuống”.
CÔNG NGHỆ (Lấy định luật Moore làm ví dụ)
Định luật Moore được xây dựng bởi Gordon Moore - một trong những sáng lập viên của tập đoàn sản xuất chip máy tính nổi tiếng Intel.
Định luật ban đầu được phát biểu như sau: "Số lượng transistor trên mỗi đơn vị inch vuông sẽ tăng lên gấp đôi sau mỗi 24 tháng.”Để minh hoạ cho sức mạnh của định luật này, chúng ta có thể nhắc đến câu chuyện nổi tiếng về một vị vua, rất ấn tượng với một người đàn ông phát minh ra môn cờ vua, đến nỗi đa đề nghị ban thưởng cho ông ta bất kỳ thứ gì. Người phát minh ra cờ vua nói rằng ông chỉ muốn có đủ gạo để nuôi sống gia đình. Nhà vua đáp, “Dĩ nhiên, điều đó sẽ thành hiện thực. Ngươi muốn bao nhiêu gạo” Người đàn ông bèn xin nhà vua đặt một hại gạo vào ô vuông đầu tiên của bàn cờ, 2 hạt vào ô kế tiếp, 4 hạt vào ô kế tiếp nữa, với mỗi ô vương tiếp theo thì số gạo sẽ nhân đôi so với ô trước đó. Nhà vua đồng ý, mà không nhận ra rằng 63 lần tăng lên gấp đôi liên tục như thế sẽ tạo ra một con số lớn ngoài sức tưởng tượng: khoảng 180 triệu tỷ (quintillion) hạt gạo. Sự tăng tốc của những điều mới, công nghệ, gần theo chiều đứng tuy vậy khả năng thích ứng của nhân loại dù ngày càng nhanh nhưng sự tăng tốc có thể vượt quá khả năng thích ứng và hấp thụ trung bình của con người và cấu trúc xã hội khiến cho nhiều người trong chúng ta không thể theo kịp được nữa dẫn đến việc mất phương hướng.
Friedman đặt câu hỏi lơn nếu chúng ta phải mất từ 10-15 năm để hiểu một công nghệ mới và sau đó thiết lập ra những luật lệ quy định mới để bảo vệ xã hội (như câu chuyện của Uber, Grab là taxi hay công ty công nghệ) thì làm sao chúng ta có thể quản lý được công nghệ đó nếu chu kỳ đến và đi trong có trong khoảng 5-7 năm. Theo lời của một nữ sinh 19 tuổi người New York đã tham gia cuộc vui gần đây thì: “Không cần phải lo lắng về việc bạn làm hay điều bạn nói ở đây, vì thành thật mà nói, chúng ta sẽ không gặp lại những người này nữa” Điều mà Fort Lauderdale mang đến cho họ là sự hội tụ tạm thời của con người, vì cũng giống như các đồ vật và nơi chốn đang nhanh chóng lướt qua cuộc đời của chúng ta, con người cũng thế.
Alvin Toffler gọi con người đó là người module, một kiểu người có thể vứt bỏ khi sự gắn bó hiện này trong các mối quan hệ không còn khăng khít như thời xưa. Khi internet lần đầu xuất hiện vào cuối thế kỷ thứ 20, những gì xảy ra trong khoảng từ 2000 - 2007 dường như đã đẩy chúng ta đặt chân lên nửa bàn cờ. Sự giải quyết các phức tạp trở nên nhanh, miễn phí và không thể nhận thấy. Nó loại bỏ sự ma sát mà như Thomas mô tả giống như một sự chuyển thể hoá học từ chất rắn sang chất lỏng.
Đó là ví dụ về sức mạnh tăng trưởng theo hàm số mũ. Khi bạn nhân đôi thứ gì đó liên tiếp trong vòng 50 năm thì sẽ có được một con số kết quả rất lớn và thậm chí là bạn sẽ có một thứ kỳ lạ mà bạn chưa bao giờ nhìn thấy trước đây. Facebook chủ sở hữu phương tiện truyền thông phổ biến nhất thế giới lai không tạo ra bất kỳ nội dung nào. Alibaba, trang web bán lẻ đáng giá nhất hoàn toàn không có hàng tồn kho. Và AirBnB nhà cung cấp nơi ăn chốn ở lớn nhất thế giới lại không sở hữu bất kỳ bất động sản nào (chỉ là một cách nói biểu dụ). AI tạo video. Midjourney có thể làm những gì?
Quan điểm của Thomas L. Friedman: Ở một thời điểm như vậy, lựa chọn tạm dừng và suy ngẫm thay vì hoảng sợ hay tháo chạy là điều cần thiết. Đó không phải là trò vui hay thú tiêu khiển - đó là một cách để tăng khả năng hiểu rõ hơn và tham gia một cách có hiệu quả vào thế giới xung quanh. Hãy dành một chút thời gian để điểm qua chuyện gì đang xảy ra….
TOÀN CẦU HOÁ (Sự tăng tốc của Thị Trường)
Toàn cầu hoá không chỉ là thước đo của thương mại, hàng hoá, giao dịch tài chính. Toàn cầu hoá có nghĩa là bất kỳ cá nhân hoặc công ty nào cũng có khả năng cạnh tranh, kết nối, trao đổi hay hợp tác trên toàn cầu. Hãy suy nghĩ về dòng chảy của những người thuê nhà qua AirBnB, ý kiến thông qua Twitter. Một người vô danh có thể làm một nghệ sĩ điêu đứng chỉ qua dòng chia sẻ trạng thái trên Facebook. Toàn cầu hoá giúp cho ngày càng nhiều người trên khắp thế giới có thể trở thành người tạo dựng hoặc kẻ phá hoại làm cho thế giới ngày càng phụ thuộc lẫn nhau về tài chính vì vậy mỗi quốc gia này dễ bị nền kinh tế của các quốc gia khác làm tổn thương hơn.
Ngày nay các dòng chảy dữ liệu (data flows) đang ảnh hưởng đến sự phát triển nhiều hơn là các dòng chảy hàng hoá (goods flows) truyền thống - Báo cáo của McKinsey Chúng ta đang sống trong một thế giới mà dòng chảy sẽ thắng thế và gạt bỏ bất kỳ chướng ngại vật nào cản đường nó. Khi dòng chảy di chuyển nhanh hơn, nó làm suy yếu những sự tích trữ tri thức quý giá mà trong quá khứ từng giúp chúng ta giàu có và an toàn. Nó kêu gọi chúng ta học hỏi nhanh hơn bằng cách làm việc cùng nhau và khơi dậy tiềm năng thực sự của chúng ta bao gồm cả cá nhân và tập thể. Nó kích thích chúng ta bằng những triển vọng mà chỉ có thể trở thành hiện thực được bằng cách tham gia vào các dòng chảy với phạm vi lớn hơn. Đó là bản chất của Sự thay đổi to lớn (Big Shift).
Nếu chúng ta đã có một thời kỳ Vườn Địa Đàng khi có thể kiếm tiền bằng cách tích trữ kiến thức. Nếu bạn biết mộ thứ gì đó có giá trị, một thứ gì đó mà không ai khác có thể tiếp cạn thì trên thực tế bạn đã có thể kiếm tiền. Tất cả những gì bạn cần làm là phải bảo vệ kiến thức đó, và sau đó cung cấp các sản phẩm và dịch vụ dựa trên kiến thức đó càng hiệu quả và càng rộng rãi càng tốt thì chúng ta đang chuyển qua một thế giới trong đó nguồn lực thích hợp nhất của lợi thế so sánh se là các dòng chảy ngang qua thành phố hoặc cộng đồng của bạn với mức độ phong phù và dồi dào như thế nào, và những công nhân - công dân được đào tạo để tận dụng lợi thế của chúng tốt đến mức nào?
Ngày nay để thành công chúng ta phải liên tục làm mới sự tích trữ kiến thức bằng cách tham gia vào các dòng chảy kiến thức mới. Nhưng bạn không thể chỉ khai thác những dòng chảy một lần duy nhất. Bạn phải đóng góp cho chúng cũng như thật sự hoà vào dòng chảy. Chúng ta không thể tham gia một cách có hiệu quả và các dòng chảy tri thức hay chí ít là không thể tham gia trong thời gian dài nếu nhún không đóng góp phần kiến thức của mình. Điều này xảy ra vì những người tham gia vào các dòng chảy tri thức không thích loại người chỉ nhận mà không đóng góp. Họ muốn một cộng đồng chia sẻ.
Quan điểm của Thomas L. Friedman: Càng nhiều bộ lỗi xử lý thì một chức năng mới được đưa ra càng nhanh. Tương tự như vậy, con người càng có thể trao đổi với những ý tưởng một cách nhanh chóng thì họ càng có thể đạt được những hiểu biết mới mẻ nhanh hơn. Không giống như đinh luật Moore đòi hỏi sự kết hợp các thành phần logic để thực hiện chức năng phân tích nhanh hơn, hiểu biết được gia tăng là sự tập hợp của những thành phần sáng tạo (tức là con người để thực hiện những nhiệm vụ sáng tạo hơn bao giờ hết)
THIÊN NHIÊN
Sự nóng lên của Trái Đất; Nạn phá rừng; Acid hoá đại dương; Tuyệt chủng đa dạng sinh học trên quy mô lớn.
4 vấn đề nổi cộm khiến cho bất cứ ai cũng có thể cảm nhận thấy chứ không chỉ là câu chuyện của những nhà khoa học hay viện kiểm lâm. Chúng toàn là những con voi đen (chứ không phải thiên nga đen), rất dễ dàng để nhận thấy ngay bây giờ. Vấn đề chỉ là con người không đối phó với đúng quy mô và tốc độ cần thiết thôi. Con người, như một lực lượng của tự nhiên, chúng ta đang đẩy thế giới ra khỏi điểm tốt nhất về trạng thái môi trường (Sweet spot) bằng sức mạnh của tập thể.
Bạn có thể hình dung mức độ phức tạp của điều này nếu biết trong hầu hơn hơn 4,5 tỷ năm lịch sử của Trái Đất, khi hậu không thuận lợi cho con người, chỉ có trong vòng khoảng 11,000 năm trở lại đây khí hậu mới trở nên ôn hoà và ổn định. Điều này cho phép tổ tiên của chúng ta phát triển từ hang đá của thời kỳ đồ đá tới nông nghiệp, rồi cách mạng công nghiệp rồi nền kinh tế tri thức… Và chúng ta đang đi chệch khỏi ranh giới đó. Phải chăng mọi thứ diễn biến nhanh thấy gớm? Vì nguồn lực công nghệ thúc đẩy tốc độ đổi thay là thứ không thể chậm lại, chúng ta nên thích nghi như thế nào?
Nhiều người dường như cảm thấy mất kiểm soát và đang vô vọng kiếm tìm sự trợ giúp mang tính định hướng và cách thức hiểu ra vấn đề. Làm sao có thể đổ lỗi cho họ được? Khi rất nhiều thứ đang cùng lúc tăng tốc, bạn dễ cảm thấy mình như đang ngồi trên chiếc thuyền Kayak vật vã trong dòng thác xiết và ngày càng mạnh hơn. Trong những bối cảnh như vậy, người ta hầu như không thể cưỡng lại sự cám dỗ là hành động theo bản năng lầm lạc: giữ mái chèo trong nước để cố gắng ghì thuyền đi chậm lại. Điều này dễ làm cho thuyền mất đà và dễ lật hơn. Chúng ta phần phải chèo thuyền nhanh bằng hoặc nhanh hơn tốc độ thay đổi công nghệ, toàn cầu hoá và biến đổi môi trường. Để phát triển mạnh thì chỉ còn cách duy trì sự ổn định động. Thời buổi có nhiều việc chỉ đòi hỏi tay nghề trung bình mà lại được trả mức lương cao đã xa rồi, giống như phim Kodak vậy. Hiện chỉ có các công việc lương cao, kỹ năng cao. Và vẫn còn các công việc lương trung bình, kỹ năng trung bình. Nhưng hoàn toàn không còn việc nào có lương cao mà chỉ đòi hỏi kỹ năng trung bình. Nếu như thời của tác giả học đại học để có các kỹ năng cho cuộc sống và học tập trọng đời (lifelong learning) đối với họ, sau đó là một sở thích. Chúng ta và con cái chúng ta đi học đại học để học các kỹ năng cho công việc đầu tiên trong đời, và học tập trọn đời đối với chúng là một điều cần thiết đối với mỗi công việc sau đó. Thậm chí, mỗi người còn phải tự mình phát minh ra việc mà làm. Công cuộc khởi nghiệp của chính mình.
Tuy vậy, tác động của công nghệ, toàn cầu hoá không hề mang tính chất một chiều. Công nghệ có thể làm giảm nhu cầu về một số hoạt động - những nhiệm vụ quen thuộc, lặp đi lặp lại, có thể được tự động hoá dễ dàng sẽ chỉ được trả mức lương tối thiểu hoặc chuyển cho thiết bị tự động xử lý. Nhưng công nghệ cũng có thể chuyển dịch nhiệm vụ từ một nghề này sang nghề khác. Công nghệ cũng tạo ra nhu cầu cho những vị trí công việc hoàn toàn mới. Công ăn việc làm không mất đi nhưng thị trường đòi hỏi cấp độ cao hơn đối với những kỹ năng cần thiết cho các công việc tốt. Sự phát triển mạnh nhất thuộc về các công việc kết hợp giữa những kỹ năng kỹ thuật (technical) và kỹ năng giao tiếp với con người. Bởi nếu chỉ cần một kỹ năng thuần kỹ thuật, người ta có cơ hội hợp lý để tự động hoá. Còn nếu chỉ là vấn đề đồng cảm hay cư xử linh hoạt thì có vô số cá nhân làm được việc đó. Do đó, các việc “đơn thuần” này không được trả lương cao. Cái hay là sự tương hoà hài hoà giữa cả hai mảng đó.
Khế ước giữa sếp và nhân viên cũng cần xem xét. Sếp sẽ phải học các tuyển dụng trên cơ sở thực lực của người lao động nhiều hơn chứ không chỉ xét theo nền tảng bằng cấp học thuật bóng bẩy, và tạo dựng nhiều môi trường học tập trọng đời trong các khuôn khổ của doanh nghiệp.
Thứ hai là sự cam kết của bản thân người lao động với chính mình nếu người chủ đã tạo ra các cơ hội học tập và trợ giúp học phí bạn buộc phải kiên cường và có động lực tự thân để tận dụng cả hai - học được và thường xuyên học lại cho chính bản thân mình.
Một cuộc khảo sát dành cho hơn một triệu người lao động, sinh viên, giảng viên và bên sử dụng lao động tại Mỹ chỉ ra hai điểm quan trọng đáng lưu tâm. Một là, các sinh viên thành công đều có một hoặc nhiều giáo viên kèm cặp (mentor) và thực sự quan tâm đến nguyện vọng của học. Hai là, họ đã có trải nghiệm thực tập liên quan đến những gì từng học trong trường. Những người lao động này có mức độ dấn thân trong công việc và sự thịnh vượng nói chung cao gấp đôi những người khác.
Trên đây là bản tóm lược rất vắn tắt những quan điểm mà bản thân Phong cho là khá quan trọng trong cuốn Cảm Ơn Vì Đến Trễ, giải thích phần nào về thế giới vật chất hiện tại đang ra sao, tại sao chúng ta ở đây và phần nào gợi mở một vài chỉ dẫn cho mỗi cá nhân có thể chủ động để tham gia vào dòng chảy này. Mỹ - Một cuộc gia trẻ với vài trăm năm lịch sử. Nếu so với các quốc gia ở Đông Phương, Mỹ như chàng thanh niên mới lớn vậy.
Mình cũng từng không quá thích Mỹ bởi cái nhìn phiến diện rằng ai phát minh ra hệ thống tư bản thuần tuý? Ai châm ngòi cho các xung đột hoặc đổ thêm dầu vào lửa giữa các cuộc chiến? Thế nhưng càng tìm hiểu về quốc gia này, mình lại rất thích tinh thần Mỹ. Thẳng thắn. Dám thừa nhận lỗi. Và quan trọng hơn là dám lĩnh trách nhiệm tiên phong trong việc giải quyết các vấn đề có tính chất toàn cầu.
“Chúng ta đang nỗ lực chấm dứt “cơn nghiện” xăng dầu đang làm trầm trọng hơn không chỉ biến đổi khí hậu mà cả biến động về địa chính trị. Thách thức này đã đạt được quy mô lớn nhất của nó. Bạn không thể giải quyết theo kiểu làm vì sở thích, và tính từ “dễ dàng” không bao giờ - không bao giờ - xuất hiện ở đây…Trước thực tế đó, với sức mạnh, tiềm lực, tham vọng, ông cho rằng: Nước Mỹ cần phải đóng “vai trò dẫn dắt”, lãnh đạo, sáng tạo, hợp tác.”
Hãy thử đọc nốt đoạn này khi người Mỹ nói về “Sở Hữu”“Văn hoá sở hữu, khi bạn là người chủ sở hữu, bạn quan tâm, bạn để ý, bạn xây dựng tinh thần quản lý, bạn nghĩ về tương lai. Nếu bạn xây nhà chỉ để ở tỏng một thời gian ngắn, bạn sẽ xây nền của nó chắc cỡ nào? Người ta luôn có xu hướng đi đường tắt ở những nơi mà họ sẽ không thực sự sinh sống. Và đó là lý do tại sao qua nhiều năm tôi vãn thường xuyên tuyên bố: Trong lịch sử thế giới, không ai lại đi rửa chiếc xe thuê cả. Sở hữu khiến bạn tập trung vào suy nghĩ dài hạn hơn là ngắn hạn, tập trung vào chiến lược hơn là chiến thuật.”“Về bộ gien, chúng ta giống nhau hơn 99%. Chúng ta khác nhau nhiều nhất về mức độ phát triển tâm hồn” (Trích Mô Hình Xoắn Động | Tác giả Vũ Phi Yên).
Câu chuyện của bạn cũng nằm đâu đó trong ADN của tôi. Hãy chung tay lĩnh lấy trách nhiệm để tiên phong trong việc giải quyết các vấn đề có tính chất toàn cầu.