Chưa có cuốn sách nào truyền cảm hứng cho mình trên hành trình chạy bộ nhiều hơn cuốn Sinh ra để chạy của Christopher McDougall. Cuốn sách kết hợp khoa học nhân chủng học, tóm tắt về lịch sử về thành tích chạy bộ của loài người, cơ chế sinh học trong cách chúng ta chạy và còn tất cả bí mật của những vận động viên ultramarathon hàng đầu nước Mỹ với những người Tarahumara ở Mexico. Cuốn sách này dường có tất cả những điều cần có cho những ai quan tâm đến việc tham gia cuộc thi chạy siêu đường dài (ultramarathon).
Image credit: Goodreads.com
Image credit: Goodreads.com
Sinh ra để chạy là một cuốn sách truyền cảm hứng giúp bạn có niềm tin vững chắc rằng bạn có thể chạy đường dài, bởi đó là cách cơ thể chúng ta được xây dựng lên.
“If you don’t think you were born to run, you’re not only denying history. You’re denying who you are.” — Christopher McDougall
Để đi đến kết luận rằng con người chúng ta được tạo ra để chạy đường dài, McDougall đã nghiên cứu và đưa ra ba điểm tiến hóa quan trọng để giải thích tại sao cơ thể chúng ta được xây dựng lên để chạy đường dài.
So với hầu hết các loài động vật bốn chân, con người chúng ta sẽ không thể giành chiến thắng khi chạy nước rút theo đường thẳng trên một vùng đồng bằng. Nhiều loài động vật có vú bốn chân có thể đạt tốc độ chạy nhanh hơn rất nhiều so với con người đi bằng hai chân vì chúng sử dụng cơ bắp ở phần thân thể bứt tốc.
Mặc dù chạy nước rút thực sự rất khủng khiếp nhưng con người có thể chịu đựng được và có thể chạy một quãng đường dài mà các loài động vật khác không thể làm được.
Dưới đây là ba lý do mà McDougall cho rằng con người chúng ta được sinh ra để chạy.

Con người đổ mồ hôi

Với 2 - 4 triệu tuyến mồ hôi rải rác khắp cơ thể, chúng ta có một siêu năng lực là có thể vừa chạy vừa làm mát được cơ thể cùng một lúc. Điều này cho phép chúng ta điều chỉnh nhiệt độ và không dễ bị quá nóng (Chúng ta có khả năng tiếp cận với isotonics - cái mà một con linh dương không thể làm tốt).
Trong khi một số loài động vật khác cũng đổ mồ hôi, cơ thể của chúng không thể làm việc này hiệu quả như con người chúng ta. Hầu hết các loài động vật bốn chân đều phải thở và thở hổn hển để giải phóng lượng nhiệt dư thừa ra khỏe cơ thể, điều này gần như không hiệu quả trong việc bảo vệ chúng khỏi bị say nắng.
Ảnh bởi
Shashank Shekhar
trên
Unsplash

Con người là loài hai chân

Ưu điểm khác đó là hai chân thì tốt còn bốn chân thì thật là tệ. Mặc dù chạy bằng hai chân làm chúng ta chậm hơn nhưng nó mở rộng lồng ngực của chúng ta, cho phép phổi của chúng ta mở rộng hơn. Nó làm tăng sức chứa không khí để có thể thở với tốc độ mà chúng ta cần.
Khoang ngực của động vật bốn chân có sự nén và giãn nở được đồng bộ với chu kỳ chạy của chúng. Chúng chỉ có thể hít một hơi cho mỗi một đến hai bước chạy, vì vậy chúng cần phải phối hợp giữa dáng chạy và nhịp thở.
Bởi vì cơ thể của chúng ta có cấu trúc để chúng ta đứng thẳng, nên con người không bị hạn chế về dáng đi và hô hấp, chúng ta có thể hoàn toàn thay đổi kiểu thở khi cần.
Ảnh bởi
SwapnIl Dwivedi
trên
Unsplash

Con người có gân Achilles

Gân Achilles (thường đọc là Asin) là gân gót chân, loại gân dài và dày nhất của người, nằm ở cuối cơ bắp chân và gót chân.
Cuối cùng, gân Asin siêu đặc biệt của chúng ta kết nối cơ bắp chân với xương ngón chân. Nó tích trữ năng lượng khi nó bị kéo căng, đẩy chúng về phía trước khi chúng ta hạn chế nó trong một bước và cho phép chúng ta sử dụng ít năng lượng hơn trên mỗi bước chạy so với các loài động vật khác.
Một vài người cho rằng gân Achilles thực sự là bước tiến hóa quan trọng để con người phát triển thành những vận động viên chạy cự ly dài. Gorillas là loài chạy bằng hai chân nhanh khủng khiếp và có cơ bắp chân nối trực tiếp với xương gót chân.
(Điều cuối cùng này rất khó để chứng minh vì các nhà khoa học đã được thông báo rằng họ không được phép phẫu thật cắt bỏ gân Achilles của ai đó để thực hiện bài kiểm tra trước và sau khi chạy).
Ảnh bởi
Anne Nygård
trên
Unsplash
Những lý do được đưa ra trong Sinh ra để chạy đều cực kỳ thuyết phục và thực tế, cơ thể chúng ta đã tiến hóa theo cách này và trở thành những vận động viên chạy tốt hơn nhờ những đặc điểm thể chất kể trên.
Ngoại trừ thực tế là cơ thể chúng ta vẫn đang tiến hóa từng ngày và lối sống của con người cũng đang dần thay đổi rất nhanh.
Vậy liệu sinh ra để chạy có còn đủ không, nếu xã hội cúng ta thường không chạy nữa? Liệu cơ thể bẩm sinh của chúng ta có thực sự ổn định như vậy khi chúng ta ngày càng yêu thích những đồ ăn Fastfood và dầu mỡ?
Mình thích cuốn sách này, nhưng mình nghĩ quan điểm của Christopher McDougall không còn thực tế. Đúng là cơ thể của chúng ta được thiết kế để có thể chạy đường dài, nhưng thực tế chúng ta không cần phải làm điều đó nữa. Chúng ta đã dần thích nghi với làm việc hàng giờ trên máy tính. Lối sống nông nghiệp và nguồn thức ăn dồi dào đã dẫn đến các chứng bệnh mà chúng ta đã dùng khoa học để giải quyết, chẳng hạn dùng insulin để trị bệnh tiểu đường. Về ngoại hình chúng ta dần trở nên mập mạp hơn và ở một vài nơi kích thước cơ thể cao lớn hơn. Bộ não chúng ta đã tạo ra những phát minh để có thể thích nghi và sống sót trong những môi trường mới.
Con người chúng ta luôn thay đổi, và chúng ta không cần chạy quãng đường 100km như tổ tiên chúng ta đã làm trước đây. Mình nói điều này với tư cách là một người đã chạy được quãng đường 100km.
Về cơ bản, chạy bộ thật tuyệt nếu bạn muốn nhưng cũng đừng cảm thấy tồi tệ nếu bạn không. Mình vẫn thích chạy bộ, mình yêu những cuộc chạy bộ 5km - 10km mình có trong tuần mà vẫn có thời gian để làm những việc mình thích nhất, đến những nơi thú vị nhất và yêu người mình yêu nhất. Đây là những điều khác mà mình thích làm trong cuộc sống này. Bời vì, tuy cơ thể mình có thể sinh ra để chạy bộ nhưng mình cũng sinh ra để làm rất nhiều điều thú vị khác nữa. :)