Chùa Giác Lâm là một ngôi chùa được xây dựng từ hơn 200 năm nay, có mặt sớm ở đất Gia Định (1744). Ngày nay, là Tổ đình của phái Lâm Tế, dòng đạo Bổn nguyên ở Nam bộ, chùa là nơi lưu giữ hài cốt của tổ Phật Ý (thuộc đời 35 của dòng phái).
Với bề dày lịch sử, chùa Giác Lâm đã để lại nhiều tư liệu quí báu về lịch sử, văn hoá, nghệ thuật kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc tôn giáo.
FB Nguyen Vu An
FB Nguyen Vu An

Bối cảnh lịch sử hình thành chùa Giác Lâm

Thế kỷ 16 (1558), Đoan quận công Nguyễn Hoàng vào trấn thủ xứ Thuận Hoá. Từ đây, nhiều đợt di dân, đưa người Việt tiến dần về phương Nam khai phá vùng đất mới. Cùng đi với lưu dân, có những nhà sư người Việt và cả những nhà sư Trung Hoa theo chân đoàn người "Bài Thanh, phục Minh" đến Trung Bộ và Nam Bộ. Từ những ngày đầu của cuộc di dân, Phật giáo đã lan toả xuống các vùng Biên Hoà, Gia Định, Mỹ Tho,...
Bấy giờ, vùng Đồng Nai- Gia Định còn hoang vu, kinh rạch chằng chịt, khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, gây không ít khó khăn buổi đầu cho những di dân.
Sách Đại Nam nhất thống chí (tập thượng Biên Hoà- Gia Định, Nguyễn Tạo dịch, xuất bản Sài Gòn 1973) viết về vùng Gia Định: có lẽ, từ những thế kỷ 15 hay 16 đã có những lưu dân Việt Nam tới khẩn hoang lập ấp trên những đồng bằng sông Đồng Nai và Cửu Long. Năm 1758, Nguyễn Hữu Cảnh đi kinh lược đất ấy, đặt phủ Gia Định và lấy xứ Sài Côn làm huyện Tân Bình, đồng thời dựng dinh Phiên Trấn
Do dân số nhập cư ngày càng đông, cùng với sự gia tăng tại chỗ đã làm cho vùng đất Gia Định- Tân Bình vào cuối thế kỷ 17 trở thành một trung tâm trù phú, với khoảng 200.000 dân. Nguyễn Hữu Cảnh đã phải phân chia: lấy Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng dinh Trấn Biên, lập xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn.
Với sự nhập cư của người Việt, khu vực Gia Đình- Tân Bình đã sớm trở thành một trung tâm thương mại, là đầu mối giao thông qua cửa sông Sài Gòn, kéo theo sự tụ cư của nhiều dân tộc các nước cùng với cư dân bản địa Khmer
Trong bối cảnh xã hội đó, hiển nhiên đã đưa đến sự phát triển nhiều mặt về kinh tế: mở rộng diện tích khẩn hoang để sản xuất nông nghiệp, phát triển tiểu thủ công nghiệ... Sự phát triển này đã tạo tiền đề cho sự phát triển văn hoá tại vùng đất Gia Định, trong đó có các hình thức tín ngưỡng. Nhiều ngôi chùa của người Việt đã được xây dựng, miếu thờ thần, hội quán người Hoa mọc lên. Hai trong số các Thiền sư Trung Hoa theo đoàn di dân vào phương nam, được xem là sơ Tổ của Phật giáo Đàng Trong là Thiền sư Bổn Quạ thuộc đời thứ 32 và Thiền sư Nguyên Thiều thuộc đời thứ 33 của dòng Lâm Tế vốn phát sinh từ Trung Quốc. Nhiều thế hệ đệ tử của 2 Thiền sư này đặt dấu chân hằng hoá của mình dọc theo bờ sông Đồng Nai như chùa Phổ Quang , Đại Giác, Bửu Phong,... và đi dần vào đất Gia Định vời các chùa Từ Ân, Khải Tường, Giác Lâm, Kim Chương,...
Song song với quá trình nhập cư và cộng cư của các tộc người Việt, Khmer, Hoa, Chăm,... thì xu thế Việt hoá vẫn liên tục diễn ra. Nhiều người Trung hoa đã đến vùng đất Gia Định, chọn nơi đây làm quê hương của mình, đã cùng người Việt khắc phục những khó khăn buổi đầu để lao động sản xuât. Hoạt động kinh tế của họ phát triển cùng với tinh thần bức bách của lưu dân cần có nơi đến cúng bái, cầu an, cầu siêu... đã đưa đến sự ra đời của các ngôi chùa do người Minh Hương quyên tiền xây dựng. Chùa Giác Lâm, một trong những ngôi chùa có tiếng của vùng Gia Định đã được hình thành trong bối cảnh này.

Lịch sử hình thành và phát triển

"Ở địa phận xã Phú Mỹ Thọ, huyện Bình Dương trên chỗ gò bằng, có gò kim đôi rộng độ 3 dặm, trên gò cỏ thơm mọc dầy như trải nệm, cây cao bóng mát như lọng che (Đại Nam Nhất Thống Chí). Sáng chiều mây khói thổi bay quanh quất, địa thế tuy nhỏ mà có nhã thú. Mùa xuân năm Giáp Tý (1744), đời vua Thế Tôn thứ 7, người xã Minh Hương là Lý Thuỵ Long quyên của xây dựng nhà chùa trang nghiêm, cửa thiền u tịch" (Gia Định thành thông chí: Trịnh Hoài Đức, Phủ quốc vụ khanh đặc trách văn hoá xuất bản, Sài Gòn 1972).
Đó là cảnh quan thơ mộng và thanh tịnh, nơi được chọn để xây dựng mội ngôi chùa của người Minh Hương tại vùng đất Gia Định mang tên Cẩm Sơn, Sơn Can hoặc Cẩm Đệm, là tiền thân của ngôi chùa Giác Lâm sau này.
Chắc hẳn rằng ở buổi đầu lập chùa, Cẩm Đệm là 1 ngôi chùa nhỏ, tương xứng với bộ tượng cũ còn lưu lại, nhưng không lâu sau ngày thành lập, chùa đã thu hút được "Tao nhân mặc khách" những người Minh Hương trong vùng đến đàm đạo, ngắm trăng, ngâm vịnh trên nhà thuỷ tạ giữa ao sen, hay đón thi nhân, du khách mỗi lần đến tiết Thanh Minh, Trùng cửu, rảnh rỗi kết bầy năm ba người đến mở tiệc để thưởng hoa, chuốc chén mà ngâm vịnh, ngó xuống chợ búa rộn ràng xa cách ngoài tầm mắt.
Chùa Cẩm Đệm (theo 1 số cụ gìa trong vùng, trước khi thiền sư Viên Quang về trụ trì, chùa có tên Cẩm Đệm do người giữ chùa lúc này tên Lê Văn Cẩm, làm nghề thầu đệm, phân phát đi các chợ) có được 1 cảnh quan lí tưởng theo quan niệm của phong thuỷ học ( géomancisme). Lập chùa ở xứ nào nên chọn đất lành, giờ lành; đất lành là đất bên trái nên rộng trống, hoặc có sông ngòi, ao hồ ôm bọc, bên phải hổ sơn (tay hổ) nên cao dầy, lớp lớp quay đầu lại, hoặc có hoa sen, tràng phan, bảo cái hoặc có rồng phụng rùa rắn chầu bái . Trước mặt có minh đường hoặc không minh đường đều được cả. Đằng sau không nên có núi (áp) bức. Thế là đất lành: nếu hay những phương cách như thế thì được hưng hiển đạo pháp.
Sách Chùa Giác Lâm- Trần Hồng Liên
Sách Chùa Giác Lâm- Trần Hồng Liên
Phía trước chùa Cẩm Đệm là 1 vùng trũng sâu luôn luôn có nước, dù mưa hay nắng, có lẽ đây là "Minh đường". Theo lời kể của các vị trụ chì, chùa đã có nhà thuỷ tạ trên ao sen này. Phía trái chùa là vuông đất rộng trống kéo dài ra tận đường Lê Đại Hành ngày nay. Bên phải chùa là thế đất cao bao bọc theo đường Lạc Long Quân ngày nay.
Sách Chùa Giác Lâm- Trần Hồng Liên
Sách Chùa Giác Lâm- Trần Hồng Liên
Từ năm 1774, khi thiền sư Viên Quang về trụ chì chùa Cẩm Đệm đã đổi tên thành chùa Giác Lâm. Từ đây, với trình độ uyên thâm Phất pháp của mình, Thiền sư Viên Quang đã tạo được sinh hoạt mới mẻ trong chùa và có lẽ cùng từ lúc này, khách tham quan đến chùa lễ bái mới có điều kiện học hỏi đạo Phật nhiều hơn và tiến hành xin các nghi thức qui i thọ giới.

Đến chùa Giác Lâm tham quan gì?

Bảo Tháp Xá Lợi: Bảo Tháp có hình lục giác 7 tầng được xây dựng lại năm 1970 theo bản thiết kế của kiến trúc sư Vĩnh Hoằng. Đến năm 1975 thì tạm dừng, mãi đến năm 1993 mới được xây dựng tiếp. Bảo Tháp được hoàn thành năm 1994 cao 32,7m, rộng hơn 600m2, quay mặt về hướng Bắc. 
Ba khu tháp mộ cổ: Các khu tháp mộ được xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX thờ các thiền sư, hòa thượng và tu sĩ có nguyện vọng được chôn cất tại chùa. 
Các hiện vật quý: Hiện tại, chùa Giác Lâm lưu giữ 119 pho tượng. Nổi tiếng nhất là tượng Thích Ca bằng gỗ, tượng Thích Ca sơ sinh bằng đồng, hai tượng Thập Bát La Hán, tượng Ngũ Hiền,… 
Sách Chùa Giác Lâm- Trần Hồng Liên
Sách Chùa Giác Lâm- Trần Hồng Liên
Trong đó, bộ tượng Thập Bát La Hán là minh chứng rõ nét nhất về quá trình phát triển Phật giáo tại Nam Bộ, mang đặc điểm Phật giáo riêng biệt của người Việt. Ngoài ra, chùa còn lưu giữ nhiều công trình chạm khắc gỗ quý như: bao lam chạm lộng, hoành phi, câu đối thếp vàng, bàn thờ và nhiều pháp khí, đồ thờ cổ.
Giàn cột, kèo ở nhà trai chùa. FB Nguyen Vu An
Giàn cột, kèo ở nhà trai chùa. FB Nguyen Vu An