Alexander Dugin
Alexander Dugin

Lời tựa:

Trước tình hình tại Nga hiện nay nhiều người sẽ muốn đặt câu hỏi về điều gì sẽ xảy ra tiếp theo trong lịch sử của dân tộc vĩ đại này. Chính húng tôi cũng phải tự đặt câu hỏi rằng rồi đất nước này sẽ đi về đâu, tình hình tư tưởng và tương lai của nó sẽ là hệ thống nào, mô hình nào. Câu hỏi này, chính nước Nga đã đặt ra cho mình đã được hơn tám trăm năm nay. Một sự rõ ràng đối với nước Nga như một thực tế lịch sử là nước Nga sở hữu một lối đi thực sự là riêng và một hướng phát triển lịch sử thực sự đặc biệt so với các phần còn lại của thế giới. Nước Nga – sở hữu cho mình một cái hồn riêng và đặc biệt, mà cũng là vì đặc điểm địa lý của nó: nước Nga không hoàn toàn là một nước Tây Phương, cũng không hoàn toàn là một nước Đông Phương. Và vị trí trong lịch sử của nước Nga đảo đi đảo lại giữa chiều này hay chiều khác, hay có lúc trở thành một cực riêng của chính nó, trở thành sự hội tụ đặc biệt của thất thảy các chiều đó. Chính vì thế mà phân tích hướng đi và tương lai của Nga là một câu hỏi khó trả lời và sẽ còn tồn tại chừng nào dân tộc Nga còn tồn tại. Đây không phải là một phân tích bừa bãi của chúng tôi, mà nó là một thực tế thực sự trong đời sống của nước Nga, trong lịch sử của nước Ngavà được cảm nhận bởi chính dân tộc Nga. Trong văn học Nga, có một trích đoạn mà hầu như người Nga nào cũng biết đến hay thậm chí thuộc lòng nói về sự bất định vĩ đại này, đó là một trích đoạn trong tiểu thuyết “Những linh hồn chết” ra đời năm 1842 của đại văn hào Nikolay Vasilyevich Gogol (N.V. Gôgôn):
“Ôi! Trôika! Trôika có cánh: ai đã phát minh ra người?” Ngươi chỉ có thể sinh ra giữa một dân tộc dũng cảm; trên đất nước không làm cái gì nửa vời này, mà đã lan ra như một vết dầu trên một nửa thế giới, chưa kịp đếm hết trên bao nhiều verxta, là đã mỏi mắt rồi!... Chiếc xe không có gì phức tạp, người ta sẽ nói như thế: nó không được đóng bằng đinh ốc sắt, mà chỉ dựng lên và lắp vào một cách đại khái, bằng rìu và dao gọt; do bàn tay khéo léo của người mujik ở Iarôxlap. Người đánh xe không đi ủng to kiểu Đức; với bộ râu và đôi bao tay, hắn ngồi lên xe, có quỷ biết là như thế nào; nhưng khi hắn vừa khẽ nhướn người lên, hoa cây roi và cất tiếng hát, thì mấy con ngựa hùng dũng lồng lên: các nan hoa chỉ còn là một mặt phẳng liền; dặm trường phải rung chuyển, khách bộ hành hoảng hốt thốt lên một tiếng kêu; và chiếc trôika vút lên, vút lên, vút lên,… Và, từ xa, chỉ còn thấy như một vật lao xuyên qua không khí.
“Và ngươi, nước Nga, chẳng phải ngươi cũng bay vút lên như một chiếc trôika mãnh liệt, không ai có thể vượt được? Ngươi đi qua, dặm trường bụi cuốn mịt mù; những chiếc cầu kêu răng rắc; mọi vật bị bỏ lại, nằm lại đằng sau ngươi! Kẻ nhìn ngươi phải dừng chân, sửng sốt vì sự thần diệu phi thường ấy. Phải chăng là sét trên trời giáng xuống? Cuộc chạy không gì kìm hãm nổi, làm cho người ta khiếp sợ ấy có ý nghĩa gì? Có cái sức bí ẩn nào tiềm tàng trong các con ngựa mà thế gian chưa từng thấy bao giờ ấy? Ôi, tuấn mã, tuấn mã, tuấn mã, tuyệt vời! Những cơn gió lốc nào thổi tung bay bờm của các ngươi? Cái tai rất thính nào ẩn trong mỗi mạch máu li ti của các ngươi; vừa nghe trên đầu cất lên bài hát quen thuộc, các tuấn mã ưỡn đều bộ ngực đồng đen cùng một lúc; và móng chân chỉ hơi lướt qua mặt đất, chúng vươn mình thành một đường càng thẳng duy nhất, lao vút qua không khí, được cuốn theo một linh cảm thánh thần…
Và những câu văn cuối đã trở nên bất hủ:
…Nước Nga, ngươi bay đi đâu? Hãy trả lời ta.” – Không hề có câu trả lời. Tiếng nhạc ngựa nghe vẫn du dương; không khí bị xé tan, ầm ầm như tiếng sấm, và chuyển thành gió; tất cả những gì ở trên trần thế đều bị bỏ lại sau; và với một cái nhìn thèm thuồng, các dân tộc rẽ ra, nhường lỗi cho nước Nga.
Bản dịch sang Tiếng Việt của tác phẩm này:
Chúng tôi có phải sửa qua bản dịch vài chỗ, nhưng nhìn chung thì dịch vẫn tốt, tác phẩm rất hay và đáng đọc.
Mua sách thì có bản của Nhã Nam năm 2019:
 Một trong những người đã và đang cố gắng đi tìm câu trả lời cho câu hỏi bất hủ trong tác phẩm của Gogol là triết gia Alexander Dugin. Trong bài luận “Chủ nghĩa phát xít – không biên giới và đỏ”, A.Dugin đã đứng từ lập trường lịch sử, nhìn nhận về chế độ tư bản chủ ở Nga đang đưa cả một dân tộc (mà Dugin luận phải gọi là nên văn minh) vào cảnh loạn lạc thời bấy giờ (những năm 90 của thế kỷ trước) – với hàng vạn người dân Nga chịu cảnh bần cùng khốn khổ, mại dâm và nạn buôn người trận lan, số lượng trẻ mồ côi tăng lên chóng mặt, và về các tàn dư của chế độ Xô Viết quan liêu cũ, mà đi đến kết luận về sự chấm dứt vai trò lich sử của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản cũ ở Nga, mở ra khả năng phát triển của một phiên bản của chủ nghĩa phát xít lãng mạn mới như là một thực tế khả thi tiếp theo và tốt hơn của nước Nga. Hay đúng hơn, Dugin bắt đầu quá trình nghiên cứu về đường đi trong tương lai của nước Nga bằng cách đặt một bước chân đầu tiên đến xem xét chủ nghĩa phát xít – lý tưởng chính trị duy nhất chưa có cơ hội được cụ thể hóa trên đất Nga. Tại sao lại là chủ nghĩa phát xít? Dugin chọn chủ nghĩa phát xít, không rằng vì nó sẽ là bến đỗ cuối cùng (như sau này ông đã phát triển thêm “Lý thuyết Chính trị Thứ tư”, tách biệt ra khỏi CSCN, PXCN và TBCN), cũng không phải do chủ nghĩa phát xít sẽ là đúng đắn nhất cho nước Nga. Mà việc làm của Dugin lại chính là đi đào xâu vào cái hồn riêng của Nga để tìm ra một hướng phát triển độc lập, như một hình thức đấu tranh và biểu tình chống lại sự áp đặt của cái được gọi là “Logos của Đế quốc văn hóa Anglo-Saxon” một cách tàn bạo lên sự phát triển đặc biệt riêng của các “Cực văn minh” (Civilizational poles), và việc đó là không thể nào có thể làm được nếu ông không tự đặt ra câu hỏi cho mình về vấn đề phát xít. Để trích Dugin:
“Chủ nghĩa tân Á-Âu cũng như chủ nghĩa Á-Âu sơ khai, ngay từ đầu đã được chúng tôi hình thành như một hình thức tư tưởng Con đường thứ ba (bên ngoài mô hình tư bản và Liên Xô cũ) của Nga thuộc cùng một nhánh triết học với Cách mạng Bảo thủ Đức. Do đó, chúng tôi chấp nhận nó như một mô hình đặc biệt của Nga về khuynh hướng chính trị và triết học phản hiện đại, gần giống với chủ nghĩa truyền thống hoặc Vị trí thứ ba (third position).
 Tất nhiên, để nói về Dugin một cách bao hàm thôi thì cũng vẫn cần quá nhiều thời gian, phải đi từ nền tảng triết học hiện sinh đến sự phủ định chủ nghĩa dân tộc của Dugin sau này và thay vào đó là tư tưởng nền văn minh đa dân tộc đa chủng tộc, những lời bên trên cũng chỉ là đặt trong bối cảnh lịch sử năm 1997 khi Dugin viết bài luận, nên chúng tôi sẽ dừng bàn thêm ở đây và mời bạn đọc bài luận của Dugin viết năm 1997 – “Chủ nghĩa phát xít – không biên giới và đỏ”.

Chủ nghĩa phát xít – không biên giới và đỏ (Alexander Dugin - 1997)

Bản Tiếng Anh:
Tồn tại trong thế kỷ 20, chỉ có ba hệ tư tưởng đã thành công trong việc chứng minh rằng các nguyên tắc của mình là thực tế về mặt thực thi hành chính – chính trị - đó là chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa cộng sản, và chủ nghĩa phát-xít. Người ta có thể muốn thế nào cũng được – nhưng không thể chỉ tên một mô hình xã hội nào khác mà không phải là mặt hình thức của một trong ba hệ tư tưởng này [mà] cùng lúc tồn tại trong thực tế. Có những nước tự do, có [những nước] cộng sản và có [những nước] phát-xít (dân tộc chủ nghĩa). Những hệ tư tưởng khác là vắng mặt. Và là không thể. Ở Nga, chúng ta đã đi qua hai giai đoạn ý thức hệ - của cộng sản và của chủ nghĩa tự do. Thứ còn lại duy nhất là chủ nghĩa phát-xít.

1. Chống lại chủ nghĩa dân tộc tư bản

Một trong những phiên bản của chủ nghĩa phát-xít mà, có vẻ, xã hội Nga đã sẵn sàng (hoặc sắp sẵn sàng) để chấp nhận ngày nay là chủ nghĩa tư bản quốc gia. Hầu như không còn có thể nghi ngờ gì nữa rằng dự án chủ nghĩa tư bản quốc gia hay “chủ nghĩa phát-xít cánh hữu” đã chiếm một mảng ý thức hệ trong bộ phận giới tinh hoa của xã hội có sự quan tâm nghiêm túc đến vấn đề quyền lực và cảm nhận được sâu sắc sức mạnh của thời gian (eyuveleniye vremeni). Tuy vậy, biến thể “dân tộc tư bản”, “cánh hữu” của chủ nghĩa phát-xít không hề làm cạn kiệt bản chất của hệ tư tưởng này. Hơn nữa, sự đồng thuận và hợp tác giữa giai cấp “tư sản dân tộc” và “giới tri thức” mà trên đó, theo một số nhà phân tích, chủ nghĩa phát xít Nga sẽ được xây dựng, chính là một ví dụ rõ ràng cho một hiện tượng (mà) trên thực tế, hoàn toàn xa lạ với chủ nghĩa phát-xít như một thế giới quan, như một học thuyết, [và] như một phong cách. “Sự thống trị của tư bản quốc gia” – đây là một định nghĩa của những người Mác-xít về hiện tượng của chủ nghĩa phát-xít. [Định nghĩa này] hoàn toàn không tính đến sự tự phản triết học cụ thể của hệ tư tưởng phát-xít [và] cố tình bỏ qua những tính chất cốt lõi và bản chất của chủ nghĩa phát-xít. Chủ nghĩa phát-xít – đây chính là chủ nghĩa dân tộc, nhưng không phải là bất kỳ thứ chủ nghĩa dân tộc nào, mà là một [hình thức của chủ nghĩa dân tộc] cách mạng, nổi loạn, lý tưởng (idealistic) hướng đến một “huyền thoại” (myth) vĩ đại và ý tưởng siêu việt (transcendential), cố gắng đưa vào hiện thực một giấc mơ bất khả thi [sic], để sinh ra một xã hội của những anh hùng và siêu nhân [sic], để thay đổi và biến đổi [preobrazovat' i preobrazit'] thế giới. Về mặt kinh tế, chủ nghĩa phát xít được đặc trưng bởi cách phương thức xã hội chủ nghĩa hoặc tương đối xã hội chủ nghĩa ở việc làm cho lợi ích kinh tế cá nhân phụ thuộc vào các nguyên tắc phúc lợi quốc gia, công lý, [và] tình hữu nghị (brotherhood). Và cuối cùng, quan điểm của chủ nghĩa phát-xít trên bình diện văn hóa tương ứng với sự bác bỏ triệt để tâm lý “nhân đạo quá mức”, tức là tâm lý đại diện cho bản chất của “giới tri thức”. Người phát-xít ghét tầng lớp tri thức [intelligentsia] như một kiểu người. Họ thấy ở anh ta một tên tư sản trá hình, một kẻ phàm tục tự phụ, một kẻ nói nhảm và hèn nhát, vô trách nhiệm. Đồng thời, người phát-xít thích sự tàn bạo [zverskoye], siêu nhân và thiên thần. Anh ta thích sự lạnh lùng và bi trạng, không phải sự ấm áp và thoải mái. Nói theo cách khác, chủ nghĩa phát-xít coi thường tất cả những gì tạo nên bản chất của “chủ nghĩa tư bản quốc gia”. Anh ta đấu tranh cho “sự thống trị của quốc gia lý tưởng (idealistic nationalism)” (không phải “tư bản quốc gia” (national capitalism)), và anh ta chống lại giai cấp tư sản và giới tri thức (không phải [đấu tranh] vì họ mà cũng không phải [đấu tranh] cùng họ). Pathos () của chủ nghĩa phát xít được định nghĩa một cách chân thực trong câu nói nổi tiếng của Mussolini: “Vùng lên, nước ý phát-xít và vô sản!” ”Phát-xít và vô sản” – đó chính là định hướng của chủ nghĩa phát-xít. [Nó là] một thứ chủ nghĩa của sự lao động và anh hùng, hiếu chiến và sáng tạo, lý tưởng và hướng tới tương lai, không có điểm chung gì với việc đảm bảo thêm sự thoải mái cho các thương nhân từ phía chính phủ [torgasham] (cho dù nó có mang một ngàn lần yếu tố dân tộc) và sự “ngồi không ăn lương” (sinecure) cho giới tri thức ký sinh xã hội. Hình tượng chung tâm của nhà nước phát-xít, [và] của thần thoại phát-xít [là] hình tượng người nông dân, công nhân và người lĩnh. Bên trên cùng, như một biểu tượng tối cao của cuộc đấu tranh bi tráng với định mệnh, với sự suy tàn (entropy) có quy luật của vũ trụ, là hình tượng thần thánh của người lãnh tụ (Duce hay Fuhrer), một siêu nhân nhận ra trong nhân cách siêu phàm của mình sự giằng co (tension) của ý chí lập công dân tộc. Tất nhiên, ở đâu đó, ở ngoại vi, cũng có một nơi dành cho thương gia là công dân lương thiện [grazhdanin-lavochnik] và những giáo sư đại học. Họ cũng đeo phù hiệu của đảng và đi dự các cuộc họp nghi lễ. Nhưng, trong thực tế của phát xít, bóng dáng của họ đang mờ dần, mất hút, [và] lùi vào hậu cảnh [otstupayut na zadniy plan]. Cách mạng dân tộc không thể là do họ và không thể là do họ Trong lịch sử, chủ nghĩa phát xít lý tưởng, trong sạch đã không được trải qua một sự hiện thân trực tiếp. Trên thực tế, những vấn đề cấp bách về việc lên nắm quyền và thiết lập trật tự kinh tế đã buộc các nhà lãnh đạo phát xít — bao gồm Mussolini, Hitler, Franco, cũng như Salazar — phải liên minh với những người bảo thủ, tư bản quốc gia, chủ sở hữu lớn và người đứng đầu tập đoàn. Tuy nhiên, sự thỏa hiệp này luôn dẫn đến kết cục tồi tệ đối với các chế độ phát xít. Chủ nghĩa chống cộng cuồng tín của Hitler được các nhà tư bản Đức ủng hộ đã khiến Đức thất bại trong cuộc chiến với Liên Xô trong khi Mussolini - tin tưởng vào sự trung thực của nhà vua (người mà trên thực tế là tiếng nói đại diện cho lợi ích của các doanh nghiệp lớn) – bị ông ta giao cho bọn phản bội Badoglio và Ciano, những người đã đưa Duce (Mussolini) vào tù và dấn mình (Badoglio và Ciano) vào trong những vòng tay (emrace) của người Mỹ. Franco đã cầm cự được lâu nhất, và thậm chí [ông ta cầm cự được như vậy] là vì sự nhượng bộ của nước Anh và Hoa Kỳ theo chủ nghĩa tư bản tự do, và vì sự từ chối của ông ta trong việc ủng hộ các chế độ có liên quan trong phe Trục. Hơn nữa, Franco không phải là một người phát-xít thực sự. Chủ nghĩa tư bản quốc gia là con virus bên trong của chủ nghĩa phát xít, là kẻ thù [và] kẻ bảo đảm [залог] cho sự thoái hóa và diệt vong của nó. Chủ nghĩa tư bản quốc gia hoàn toàn không phải là một đặc điểm thiết yếu của chủ nghĩa phát xít vì [chủ nghĩa tư bản quốc gia], trái lại, là một yếu tố ngẫu nhiên và mâu thuẫn trong cấu trúc bên trong của nó. Do đó, trong trường hợp của chúng ta, trong trường hợp chủ nghĩa tư bản quốc gia Nga đang phát triển, người ta không thể nói về chủ nghĩa phát xít, mà là về một nỗ lực sơ bộ để xuyên tạc. Chủ nghĩa phát xít giả như vậy có thể được gọi là sự "phòng ngừa”. Nó vội vã ra mặt trước khi một chủ nghĩa phát xít đích thực, chân chính, cách mạng triệt để và kiên định, một chủ nghĩa phát xít toàn diện được ra đời và trở nên mạnh mẽ ở nước Nga. Các nhà tư bản quốc gia - đây là những cựu lãnh đạo đảng [cộng sản], những người đã từng làm chủ và quen với việc tỏ ra thượng đẳng [bossy - vlastvovat'], sỉ nhục người dân và sau đó, do mong muốn được ăn khớp với xã hội, đã trở thành "những người dân chủ tự do", và bây giờ khi giai đoạn này đã kết thúc, những người này , cũng sốt sắng không kém, mạo hiểm khoác lên mình lớp áo dân tộc. Sau khi đã để cho nền dân chủ biến thành một trò hề, rõ ràng, những người tham gia đảng phải này, cùng với lũ tri thức đi theo, nhất quyết phạm tội và đầu độc thứ chủ nghĩa dân tộc đang hiện hình dần trong xã hội. Bản chất của chủ nghĩa phát xít [là] một hệ thống phân cấp mới, một tầng lớp “quý tộc” (aristocracy) mới. Điểm mới lạ nằm ở chỗ hệ thống phân cấp này dựa trên các nguyên tắc tự nhiên, hữu cơ [và] rõ ràng—nhân phẩm, danh dự, lòng dũng cảm [và] sự anh hùng. Hệ thống phân cấp đổ nát hiện tại (trong xã hội Nga) đang cố gắng [và cũng như trước đây đã cố gắng] chuyển mình sang kỷ nguyên của chủ nghĩa dân tộc dựa trên các nguyên tắc của “chủ nghĩa tuân thủ”: "linh hoạt", "thận trọng", "mưu mô", "xu nịnh", v.v. Sự khác biệt và mau thuẫn trong hai phong cách, hai kiểu người, hai hệ thống là không thể không nhận ra.

2. Chủ nghĩa xã hội Nga

Hoàn toàn không chính đáng khi gọi chủ nghĩa phát xít là hệ tư tưởng "cực hữu". Hiện tượng này được mô tả chính xác hơn nhiều với công thức nghe có vẻ nghịch lý "Cách mạng bảo thủ". Đó là sự kết hợp giữa định hướng văn hóa-chính trị “cánh hữu”—chủ nghĩa truyền thống, trung thành với cội nguồn, đạo đức dân tộc—với chương trình kinh tế “cánh tả”—công bằng xã hội, hạn chế các lực lượng thị trường, phá bỏ chế độ " nô lệ tín dụng [protsentnogo]," cấm việc đầu cơ trên thị trường chứng khoán, cấm độc quyền và ủy thác [và] ưu tiên việc trung thực. Tương tự như Chủ nghĩa xã hội quốc gia thường được gọi đơn giản là "chủ nghĩa xã hội Đức", người ta có thể gọi chủ nghĩa phát xít Nga là "chủ nghĩa xã hội Nga". Đặc điểm dân tộc của thuật ngữ "chủ nghĩa xã hội", trong bối cảnh này, có một ý nghĩa đặc biệt. Điều đó có nghĩa là việc xây dựng một học thuyết kinh tế - xã hội ngay từ đầu không phải trên cơ sở các giáo điều trừu tượng và các quy luật duy lý, mà trên cơ sở các nguyên tắc cụ thể, đạo đức và văn hóa đã hình thành một cách hữu cơ quốc gia dân tộc như vậy. Chủ nghĩa xã hội Nga - đó không phải là người Nga cho chủ nghĩa xã hội, mà là chủ nghĩa xã hội cho người Nga. Khác với những giáo điều cứng nhắc của chủ nghĩa Mác-Lênin, chủ nghĩa xã hội dân tộc Nga bắt nguồn từ sự hiểu biết về công bằng xã hội vốn đặc trưng cho dân tộc chúng ta, cho truyền thống lịch sử của chúng ta, cho đạo đức kinh tế của chúng ta. Một chủ nghĩa xã hội như vậy sẽ “nông thôn hơn là thành thị”, mang tính cộng đồng và hợp tác hơn là hành chính [gosudarstvennyy], mang tính khu vực hơn là tập trung - tất cả những điều này là những yêu cầu mang tính đặc trưng của quốc gia Nga sẽ được thể hiện trong học thuyết chứ không chỉ trong thực tế.

3. Con người mới

Chủ nghĩa xã hội Nga như vậy phải được xây dựng bởi những con người mới, một kiểu người mới, một giai cấp mới. Một lớp người anh hùng và cách mạng. Phần còn lại của danh nghĩa đảng và trật tự xiêu vẹo của họ sẽ trở thành nạn nhân của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Cách mạng dân tộc Nga. Người Nga đang khao khát sự tươi mới, sự hiện đại [sovremennosti], chủ nghĩa lãng mạn chân thành, sự tham gia sống động vào một sự nghiệp vĩ đại nào đó. Mọi thứ mà người dân được cung cấp cho ngày nay hoặc [là] quá cổ đại (những người yêu nước tầm thường) hoặc nhàm chán và yếm thế (những người theo chủ nghĩa tự do). Nhịp điệu và sự chủ động, sự thời thượng và sự hiếu chiến, sự thái quá nhưng kỷ luật, ý chí và cử chỉ, sự cuồng bạo và tính sắt đá sẽ được thấy ở những nhà cách mạng quốc gia—trẻ tuổi, nhầm hiểm, hồn nhiên vui tươi, không sợ hãi, đam mê và không biết giới hạn. Họ [sẽ] xây dựng và phá hủy, cai trị và thực hiện mệnh lệnh, tiến hành việc thanh trừng kẻ thù của quốc gia và dịu dàng chăm sóc người già và trẻ em Nga. Họ sẽ tiếp cận tòa thành của Hệ thống xiêu vẹo [và] mục nát [sic] một cách phẫn nộ nhưng vui vẻ. Vâng, họ vô cùng [krovno] khao khát Quyền lực [sic]. Họ biết cách sử dụng nó. Họ sẽ thổi sự sống [sic] vào xã hội, họ sẽ đẩy [vvergnut] người dân vào quá trình tạo ra Lịch sử ngọt ngào [sic]. Con người mới, cuối cùng, thông minh và dũng cảm. Như vậy là cần thiết. Những kẻ lấy nhìn thế giới bên ngoài như một cuộc đình công (theo lời của [Evgenii] Golovin [một nhà thần bí người Nga và là thầy của Dugin—AU]). Ngay trước khi chết, cây viết phát xít Pháp Robert Brasillach đã lên tiếng một lời tiên tri kỳ lạ: "Tôi thấy ở phương Đông, ở Nga, chủ nghĩa phát xít đang trỗi dậy - một chủ nghĩa phát xít không biên giới và đỏ." Lưu ý: Không phải chủ nghĩa tư bản quốc gia nhạt màu, nâu hồng, mà là buổi bình minh chói lòa của Cách mạng Nga mới [sic], chủ nghĩa phát xít — không biên giới như đất nước của chúng ta và đỏ như máu của chúng ta.
-----------
Note của nhóm: Chúng tôi là những người theo tư tưởng Mác-Lê, và không đồng tình hoàn toàn với tư tưởng của Dugin, dù là năm 1997 hay bây giờ, chúng tôi cũng không cho rằng Dugin đang mô tả chính xác thực tế lịch sử là phong trào phát-xít đã chết, và cũng không cho rằng tác giả thực sự là phát-xít ngay cả vào thời điểm năm 1997. Nếu có điểm nào mà ta có thể và nên rút ra từ bài viết của tác giả, có chăng đó là 1. Chủ nghĩa xã hội phải phát triển từ điều kiện cụ thể và riêng của từng vùng hay dân tộc, hay nền văn minh, điều này chúng tôi đã lý giải rõ trong bài: Chúng tôi đang phản bội Marx như thế nào?. Chúng tôi từ góc nhìn lý luận duy vật mà đi đến những kết luận như vậy, không cần nhất thiết phải dùng đến các khái niệm như 'Logos' hay 'dasein' của Heraclitus và Heidegger như Dugin đã làm, nhưng về kết luận cuối cùng nó là như nhau và tương thích.
2. Để phát triển chủ nghĩa xã hội hay phong trào xã hội chủ nghĩa hiệu quả cần sự mạnh mẽ và táo bạo đến tàn bạo, cần tính vượt trội (dominance) và sự quyết đoán, thậm chí là cần sự nam tính.