Chủ nghĩa Lãng mạn đã hủy hoại tình yêu như thế nào
Yêu một ai đó dường như là một quá trình tự phát và mang tính cá nhân, nó nghe có vẻ lạ và phần nào đó gây khó chịu cho mọi người –...
Nếu không tiện đọc bài viết, bạn có thể xem clip tại đây:
Yêu một ai đó dường như là một quá trình tự phát và mang tính cá nhân, nó nghe có vẻ lạ và phần nào đó gây khó chịu cho mọi người – khi phải nói rằng một thứ gì đó (chúng ta có thể gọi là xã hội hay văn hóa) đang lén lút đóng một vai trò quan trọng trong việc điều khiển mối quan hệ của chúng ta ngay cả trong những khoảnh khắc riêng tư nhất.
Lịch sử loài người đã cho chúng ta nhiều cách tiếp cận tình yêu, nhiều ngộ nhận về việc làm thế nào chúng ta có thể đến với nhau và nhiều cách khác để bày tỏ cảm xúc, nhưng chúng ta có lẽ vẫn phải chấp nhận một cách lạc quan nhất rằng tình yêu có những mối liên hệ thực tế với những thứ bên ngoài phòng ngủ. Tình yêu của chúng ta được thể hiện dựa trên một cơ sở văn hóa, cái mà tạo nên một cảm giác mạnh mẽ về những thứ ‘bình thường’ trong tình yêu, nó dẫn dắt chúng ta một cách tế nhị những chỗ mà chúng ta có thể đặt nặng cảm xúc, nó dạy chúng ta cách đánh giá, làm thế nào để đối đầu với các xung đột, chúng ta nên kích động vì cái gì, khi nào nên tha thứ và nổi điên vì cái gì cho hợp lí. Tình yêu có một lịch sử, và chúng ta đang cưỡi trên sợi dây cương của nó một cách bất lực.
Từ những năm 1750, chúng ta đã sống trong một thời kì rất khác biệt trong lịch sử tình yêu, mà chúng ta gọi là Chủ nghĩa Lãng mạn. Chủ nghĩa lãng mạn nổi lên như một lí tưởng ở châu Âu vào những năm giữa thế kỉ 18 trong tinh thần của các nhà thơ, các nghệ sĩ và triết gia, và hiện tại nó đã chinh phục toàn thế giới, xác định rằng con trai của một ông chủ cửa hiệu ở Yokohama sẽ hẹn hò lần đầu như thế nào, hay một biên kịch ở Hollywood sẽ định hình kết thúc của một bộ phim, hay khi một người phụ nữ trung tuổi ở Buenos Aires quyết định tỏ tình với người chồng đầy tớ của mình sau 20 năm.
Không có mối quan hệ nào tuân theo một khuôn mẫu lãng mạn một cách chính xác. Nhưng nó vạch ra một số nguyên tắc thường xuyên hiện diện, và có thể tóm tắt như sau
- Chủ nghĩa Lãng mạn hi vọng sâu sắc vào hôn nhân. Nó nói với chúng ra rằng một cuộc hôn nhân dài hạn có thể có tất cả những sôi nổi của chuyện yêu đương. Cảm giác yêu mà chúng ta đã quen lúc bắt đầu một mối quan hệ đã được trông đợi có thể kéo dài cả đời. Chủ nghĩa Lãng mạn nắm giữ hôn nhân (cho đến nay vẫn được coi là một sự hòa hợp về thể xác và tâm hồn) và trộn lẫn hôn nhân với những chuyện tình yêu nồng nhiệt để tạo nên một vấn đề độc nhất: một cuộc hôn nhân say đắm dựa trên tình yêu suốt đời.
- Theo đó, Chủ nghĩa Lãng mạn hợp nhất tình yêu và tình dục. Trước đây, người ta đã tưởng tượng rằng họ có thể làm tình với những người họ không yêu, và họ có thể yêu ai đó mà không cần sex với họ. Chủ nghĩa Lãng mạn đã nâng tầm tình dục lên thành biểu hiện tối thượng của tình yêu. Người ta hay nói thỏa mãn lẫn nhau trong tình dục trở thành thước đo sức khỏe của bất kì mối quan hệ yêu đương nào. Mặc dù không có lí lẽ xác đáng, Chủ nghĩa Lãng Mạn làm cho 'sex không thường xuyên' và ngoại tình trở thành thảm họa.
- Chủ nghĩa Lãng mạn nói rằng tình yêu đích thực sẽ là kết thúc cho mọi sự cô đơn trên cõi đời này. Người bạn đời thích hợp, sẽ hứa hẹn hiểu ta toàn bộ, thậm chí ngay cả khi không cần nói gì với ta. Họ có thể cảm nhận tâm hồn ta. (Những người thuộc chủ nghĩa lãng mạn thường đặt lên đầu tiên ý tưởng rằng người bạn đời của ta có thể hiểu chúng ta mà không cần chúng ta nói gì)
- Chủ nghĩa Lãng mạn tin rằng chọn người yêu nên để một người được chỉ dẫn theo cảm xúc thay vì những cân nhắc thực tế. Những trường hợp chúng ta gặp trong lịch sử cho đến nay, người ta thường yêu nhau và cưới nhau theo một logic thực dụng nhất với những lí do như: ''nhà nàng ở cạnh nhà tôi, cách nhau một dậu mùng tơi xanh rờn", hay chàng có nhà mặt phố, bố làm to, hay bố mẹ hai bên đã có lời thề ước từ trước khi họ được sinh ra. Và từ những cuộc hôn nhân ‘chính đáng’ như thế, có những nỗi cô đơn não nề, hay hiếp dâm, hay phản bội, hay đánh đập,hay những tiếng gào thét chúng ta nghe thấy từ cửa sổ hay một trái tim chai sạn.
- Với Chủ nghĩa Lãng mạn, những đám cưới dựa trên lý trí thường không có lý chút nào, và đó là lí do tại sao chúng ta nên thay thế nó bằng cuộc hôn nhân dựa trên cảm xúc. Điều quan trọng là hai người liều lĩnh mong ước rằng nó xảy ra, bị thu hút bởi người còn lại bằng một bản năng mạnh mẽ khó có thể chống lại, và biết từ trong con tim của mình rằng điều đó là đúng. Dĩ nhiên một cuộc hôn nhân càng khinh suất (có thể là mới chỉ sáu tuần từ lần đầu họ gặp nhau; một trong hai đang thất nghiệp hay cả hai vừa mới bước qua tuổi teen), thì những người trong cuộc càng nghĩ nó an toàn, cho đến khi sự bất cẩn được đem ra để cân bằng với toàn bộ lỗi lầm và bi kịch được chiếu cố bởi những cuộc hôn nhân ‘già’ hơn. Uy tín của bản năng là di sản của một phản ứng tập thể từ những tâm hồn bị tổn thương trước những lí do ‘vô lí’ qua quá nhiều thế kỉ.
Chủ nghĩa Lãng mạn đã bày tỏ sự khinh bỉ mạnh mẽ trước tiền bạc và vật chất. Ngày nay, dưới ảnh hưởng của Chủ nghĩa Lãng mạn, chúng ta thường không đặt những yếu tố này lên hàng đầu khi nghĩ về những mối quan hệ, đặc biệt là vào những ngày đầu tiên. Nó có vẻ lạnh lùng, hay chỉ là kém lãng mạn – để nói rằng bạn biết bạn yêu đúng người bởi vì hai người có thể điều chỉnh tài chính một cách tuyệt vời. Mọi người chỉ trở nên thực dụng khi mà mọi thứ khác đã thất bại (‘tôi không thể tìm thấy tình yêu, tôi phải sắp xếp cho cuộc sống được thoải mái’) hay bởi vì họ là kẻ xấu (đào mỏ, muốn thăng tiến trong xã hội)
Chủ nghĩa Lãng mạn tin rằng tình yêu đích thực là phải yêu mọi mặt của người đó. Tình yêu đích thực đồng nghĩa với việc chấp nhận mọi thứ của người ta. Quan niệm rằng người bạn đời của bạn (hay bạn) cần phải thay đổi là dấu hiệu rằng mối quan hệ của họ đang trên bờ vực của sự đổ vỡ; ‘anh/em phải thay đổi’ là lời đe dọa tối hậu. Và bạn biếtt chuyện gì sắp xảy ra rồi đấy.
Khuôn mẫu của tình yêu như trên là một sản phẩm của lịch sử. Đó là một sản phẩm hết sức đẹp đẽ và thú vị. Những người theo Chủ nghĩa Lãng mạn nhạy cảm với những mặt của đời sống cảm xúc và có khả năng tuyệt vời trong việc thể hiện mong muốn và khát khao. Rất nhiều cảm xúc đã xuất hiện từ trước, nhưng những người theo Chủ nghĩa Lãng mạn đã nâng tầm và làm chúng từ mềm yếu trở thành những khái niệm sâu sắc để xác định cách quản lí một mối quan hệ cả cuộc đời.
Chúng ta có thể tô đậm dòng này:
Chủ nghĩa Lãng mạn là một thảm họa với tình yêu của chúng ta.
Nó là một diễn tiến cảm xúc và lí trí có tác động phá hủy khả năng của những người bình thường để dẫn đến một cuộc sống cảm xúc. Sự cứu vớt trong tình yêu nằm ở chỗ vượt qua được một chuỗi các sai lầm trong Chủ nghĩa Lãng mạn. Chúng ta bị bao vây bởi thứ văn hóa giàu ý nghĩa nhưng làm nghiêng ngả các tư tưởng về cách mà một mối quan hệ vận hành. Chúng ta đang cố gắng áp dụng một kịch bản vô dụng vào một nhiệm vụ đầy bất trắc.
Kịch bản lãng mạn tiêu chuẩn này lại rất phi thực tế. Để có thể được coi là bình thường trong thời đại của Chủ nghĩa Lãng mạn lên ngôi, rất nhiều điều trong những điều sau cần phải xảy ra.
- Chúng ta cần gặp một người có vẻ đẹp tâm hồn và ngoại hình vô cùng đặc biệt, và ngay lập tức có cảm giác thu hút với họ, và họ với ta.
- Chúng ta cần phải có đời sống tình dục thỏa mãn, không chỉ lúc đầu, mà mãi về sau
- Chúng ta không bao giờ có thể bị thu hút bởi người khác nữa.
- Chúng ta phải thấu hiểu nhau bằng trực giác
- Chúng ta không cần giáo dục về tình yêu. Chúng ta có thể được dạy dỗ để trở thành một phi công hay một bác sĩ phẫu thuật, nhưng không phải một người yêu. Chúng ta sẽ học được nó trên ‘đường yêu’, bằng cách đi theo cảm xúc.
- Giữa chúng ta không có bí mật nào và luôn phải dành thời gian cho nhau
- Chúng ta xây dựng một gia đình mà không có mất mát về cường độ cảm xúc hay tình dục.
- Người yêu của chúng ta phải là người bạn tâm hồn, bạn thân nhất, cùng nuôi dạy con cái, lái xe, kế toán, người nội trợ và người chỉ dẫn tinh thần.
Một nền văn hóa là tập hợp những quan điểm được phổ biến rộng rãi về cách chúng ta nhìn nhận bản thân và cuộc sống. Chúng ta không chú ý vào nó phần lớn thời gian nhưng nó thường ở phía sau, dẫn dắt chúng ta đến phán xét lẫn nhau ngay cả khi chúng ta đang đi đúng đường hay chệch hướng.
Chúng ta phải xem xét lại những thứ mang trong mình danh nghĩa lãng mạn trong tình yêu – không phải để hủy hoại tình yêu, mà để cứu lấy nó. Chúng ta cần ghép lại những lí thuyết Hậu lãng mạn của các cặp đôi bởi vì để duy trì một mối tình chúng ta gần như cần phải phản bội lại những cảm xúc lãng mạn đã đưa chúng ta đến với nhau. Thái độ hậu-lãng-mạn chỉ là tham vọng về một mối quan hệ yêu đương tốt đẹp, nhưng nó mang hướng rất khác so với việc làm thế nào để duy trì hi vọng.
Chúng ta cần phải thay thế những khuôn mẫu Lãng mạn bằng một tầm nhìn trưởng thành hơn về mặt tâm lí, mà có thể tạm gọi là tình yêu Cổ điển:
- Tình yêu và tình dục không đi đôi với nhau là chuyện bình thường
- Thảo luận về tiền bạc ngay từ sớm một cách trực tiếp và nghiêm túc không phải là hành động phản bội tình yêu
- Nhận ra rằng chúng ta không hoàn hảo và người yêu của ta cũng vậy, là một lợi ích to lớn của các cặp đôi trong việc gia tăng lòng khoan dung và sự hào phóng trong mối quan hệ
- Chúng ta không thể tìm thấy mọi thứ ở người khác, và ngược lại, không phải bởi vì chúng ta có những tì vết, mà đó là vì ta là một con người sống một cách tự nhiên.
- Chúng ta phải nỗ lực không ngừng để thấu hiểu đối phương, và trực giác không thể đưa chúng ta đến nơi ta cần đến.
- Dành hai tiếng đồng hồ để để tranh luận về việc khăn tắm phải treo trên giá hay để dưới sàn không phải việc vớ vẩn tầm thường; đó là giá trị thật sự của việc giặt là và tiết kiệm thời gian.
Toàn bộ những quan điểm kể trên nhằm mục đích hướng về một tương lai mới, đầy hi vọng của tình yêu.
Theo Thebookoflife.org
/khoa-hoc-cong-nghe
- Hot nhất
- Mới nhất