Hai thầy bói ngồi đàm đạo dưới hiên nhà .
Đó là một ngôi nhà 2 tầng đơn sơ hơn 80m2 theo phong cách kiểu Pháp , nó được che lấp bởi những cây sấu cổ thụ mà một kẻ vô danh nào đó bị bắt trồng cách đây hơn 30 năm. Trên 4 bức tường loang lổ hiện ra một mầu rêu phong, có người cho rằng nó là dấu tích của lịch sử, người khác lại bĩu môi cho đó là sự nhếch nhác thiếu chăm sóc của gia chủ. Nhưng dù thời gian có khắc nghiệt đến đâu, và lòng người có hẹp như những con phố thì ngôi nhà vẫn chễm trệ giữa quận Hoàn Kiếm như chú bé loắt choắt, kiêu ngạo và bất khuất.
Hai thầy bói đều đeo kính đen, họ có mù không?
Hãy đặt câu hỏi này cho Cù Trọng Xoay, vì hẳn rằng tên đạo diễn nửa mùa đó sẽ có câu trả hời dí dỏm nhất cho công chúng trong buổi livestream tối nay. Chúng ta không muốn họ mù mà chỉ muốn họ giả mù mà thôi, chí ít nó cũng khiến ta cười nhạt nhẽo, ví như cuộc làm tình của Gala cười với tâm hồn yếu ớt của khán giả vậy.
Một vị thầy bói châm đóm, ông ta dí cái miệng lơ thơ râu vào ông điếu, rít một hơi sâu như tình yêu của thiếu nữ 20 dành cho mối tình đầu, miệng ông há hốc, khói thuốc như khói bếp Tử Thất, mơ màng và ảo ảnh như ký ức của một cô gái 30 về mối tình đầu , về một thằng mặt lồn nào đó có tên mà không nhớ nên quên.

“Bác đã bao giờ nhìn thấy con voi chưa?”- ông thầy bói gác điếu xuống  xô nhựa màu xanh đã vỡ một miếng lớn, phê pha hỏi.
  “Đây là một câu hỏi triết học? Hay một câu thoại trong câu truyện dụ ngôn? “ – Vị thầy bói với mái tóc dreadlock trả lời nhanh nhảu bằng một câu hỏi đầy dí dỏm, ông ta nhấp một ngụm trà, ngước đôi mắt lém lỉnh đầy thách thức lên nhìn người bạn, khóe miệng khẽ mỉm cười..
Vị thầy bói điếu cầy từ tốn
“ Bác biết là tôi không muốn nói đến cái sinh vật ục ịch, đần độn và bất lực trong sở thú mà. Cái sinh vật đáng thương đó, nó được đưa về chuồng đá  khi còn là một đứa trẻ, bị xích vào chân từ lúc mới lọt lòng để trở thành một nhân vật không thể thiếu trong sở thú. Và bác biết điều đáng thương mà tôi muốn nói đến ở đây là gì không, khi nó trở thành một con thú khổng lồ, nó vẫn nghĩ rằng cái sợi xích bé nhỏ kia là thứ to nhất cuộc đời nó, thậm chí cái xích chính là một phần cơ thể nó, như cái đuôi của nó vậy.”
“Vậy chúng ta là ai, chúng ta có ý nghĩa gì trong câu chuyện này?”- dreadlock  nói tiếp “ Một thằng trí thức nào đó đã nghĩ ra câu chuyện, rồi nó truyền miệng trong dân gian. Tôi dám chắc rằng những độc giả ngu dốt nhất cũng biết rõ con voi trông ra sao. Và trong khi chúng ta nói câu thoại ngớ ngẩn về chiếc quạt mo, cái cột đình hay chiếc chổi xể… thì các vị độc giả đáng kính đó lại có cảm giác rằng họ thông thái và sáng suốt hơn những kẻ mù giả dối. Phải chăng, chúng ta được sinh ra trên cõi đời này là để làm minh chứng cho sự dốt nát,hạn hẹp, và ý nghĩa của bản thân tôi là trở thành một vai diễn , nói một câu thoại vô cùng tối nghĩa và phi lý… chỉ để khiến kẻ khác cảm thấy mình thượng đẳng?”
“ý bác là vai diễn của chúng ta là một sự gượng ép của tác giả?” điếu cày said
Dreadlock reply
“Tôi đang nói đến “cái sự mù” . Sự mù của thằng tác giả khi tạo ra những nhân vật tầm thương đến độ xúc phạm người đọc, những độc giả mù lòa vì sung sướng khi được ve vãn sự vượt trội hơn thảy, và sự mù của nhân vật trong câu chuyện khi bị áp đặt bởi thằng lone tác giả, và sự coi thường của bọn lone độc giả… mà vẫn cảm thấy ý nghĩa của chính mình vì đã cải tạo một phần xã hội vốn dĩ như cái chuồng đá này.
Sự mù mà tôi muốn nhấn mạnh ở đây, không phải là câu chuyện, nhân vật hay các chi tiết về cột đình hay cái chổi… mà là cái cách họ cho rằng họ là người thực biết, họ là kẻ thông thái, họ là người sang suốt nhất, họ là cái kẻ sẽ tỏ ra học thức, viết một dòng comment đầy tính vị nhân sinh, bao quát vấn đề và được nhiều ủng hộ nhất”
“ Bác có biết vì sao câu chuyện của chúng ta tồn tại hàng thế kỷ không?” – Điếu cày trầm giọng :” Vì nó miêu tả bản chất của con người, và nó hướng con chúng ta suy nghĩ về một cuộc sống tốt đẹp hơn.  Con Voi với người mù là một khái niệm mơ hồ, cũng như tình yêu, thành công, hạnh phúc với kẻ có đôi mắt sang tỏ… đó cũng là những khái niệm mơ hồ.  Ở một góc độ nào đó, câu chuyện làm người đọc thấy đồng cảm, và họ sẽ cân nhắc cho những nhận xét hay quyết định của bản thân. Tôi sống đủ lâu trên cuộc đời này để nói với bác rằng, sẽ chẳng có sự công nhận nào cả đâu, và sẽ chẳng có sự công nhận nào là đủ với chúng ta cả. Tôi đã dành cả mạng sống này để chờ đợi một kẻ có khả năng nhận ra những câu thoại sáo rỗng của mình là vô lý và tôi đã tuyệt vọng, cuối cùng tôi thấy rằng điều ý nghĩa của một gã mù thầy bói là nói câu thoại ngu xuẩn đấy một cách hợm hĩnh nhất, rồi nhắm mắt quay đi kẻo lại phải nhìn thấy những nụ cười chúm chím đầy vẻ cao siêu của độc giả.
Thôi...thôi... sắp hết sáng rồi... tôi hỏi lại bác này, thế bác có bao giờ nhìn thấy con voi chưa?”
Cậu học trò quấn khăn xếp cầm một phích nước từ trong nhà đi ra hiên cửa. Cậu bé kính cẩn thưa
“Dạ… con xin phép được tiếp nước cho hai cụ ”
Cuộc nói chuyện giữa hai ông thầy bói vẫn tiếp diễn như chưa bị làm phiền, hai lão già hăng say nói những điều cao siêu. Cậu bé dù cố nghe, nhưng chữ được chữ mất.
Khi đi xuống bếp, bà vợ già của lão mù điếu cầy mới kéo áo cậu bé hỏi
“Hai lão già nói gì mà hăng thế?”
“Con không rõ, chỉ nghe thấy “con voi”, rồi “ cột đình”, rồi cái “quạt mo”  bà ah”
Bà già phẩy sõng vạt áo, bĩu môi nói
“ Dồi ôi, đúng là lão mù dỗi việc, suốt ngày con voi với con hiêu… thử không có già này nấu cơm xem còn voi với vượn được không” .
Đột nhiên có tiếng chuông cửa , bà già ngó nghiêng
“Ai như dáng chú đạo diễn Xoay mày ạ, ra mở cửa mời chú ý vào đây, vào mà xem cảnh hai lão mù tranh luận về con voi”