Bài viết được dịch lại từ bài "You've got another job offer: Here's what to tell your boss" từ The Wall Street Journal
Nếu nhận được một lời đề nghị làm tại một công ty khác, đặc biệt trong thời buổi tìm việc khó khăn trong mùa đại dịch này, bạn sẽ chọn ở lại, đến gặp sếp để thương lượng hay ra đi?
Một cuộc thương lượng diễn ra giữa nhân viên và sếp và có thể đi đến một cái kết tạm viên mãn: được tăng lương, được thăng chức, cắt giảm giờ làm, làm việc tại nhà... Hoặc tệ hơn hết là thay vì có ngay một lượt thăng chức nhanh chóng, bạn sẽ phải rời đi với một công ty mà bạn không thích mấy, hoặc có thể bị ghét và "bị đì" (yêu cầu công việc cao hơn trước).
Tự lựa chọn quyết định cho mình, hoặc thương lượng. Nếu bạn không thử mạo hiểm, bạn sẽ không đánh giá được tương lai tốt hay xấu ở phía trước.
"Việc đó không mấy khó khăn đâu", Michele Woodward, một huấn luyện nhân viên ở Washington, D.C. cho hay, "nếu công việc mới đáp ứng được 80% công việc mơ ước của bạn, hãy đến gặp cấp trên và thương lượng. Nó giống như hẹn hò vậy đó, bạn phải thể hiện sự hứng thú trong việc duy trì mối quan hệ".
Tự hỏi bản thân: mình còn thiếu gì với vị trí hiện tại? Một chức danh, một đội nhóm toàn cầu hay một khoản tiền thưởng lớn. Cụ thể hóa thứ bạn mong muốn sau đó trình bày với tổ chức của mình. Và hãy thử nghĩ lại xem điều gì đã xảy ra với đồng nghiệp khi họ đã đến gặp cấp trên và thương lượng trước đó? Liệu quản lý có thực hiện ngay không, hay là vẫn xếp đề nghị đó vào xó xỉnh? Liệu đồng nghiệp có được làm việc thoải mái hay là lại thêm chồng chất công việc?
Và hãy mường tượng là nếu công ty thiếu mình sẽ ra sao? Thật đấy! Có khá nhiều người đánh giá cao vị trí của họ ở công ty. Ms Woodward chia sẻ.
Tuy nhiên đây vẫn là cơ hội cho bạn nên thử. Mối liên hệ giữa nhà tuyển dụng và nhân viên đã được thay đổi nhiều trong bối cảnh nền kinh tế đang nóng dần lên. Trong một số môi trường, công ty thì đang tuyệt vọng trong việc nỗ lực tuyển nhân viên, còn nhân viên thì lại không ngại ra đi.
Victor Arias Jr., một nhà tuyển dụng từ công ty Diversified Search cho biết anh không phải tuyển thêm 2 người mới vì họ đã trình bày nguyện vọng của họ với cấp trên rằng: một người muốn được tăng lương và một người thì không muốn thay đổi thành phố cho cơ hội mới. "Chúng ta càng thấy nhiều người tìm đến cấp trên và đấu tranh cho quyền lợi của họ. Sau ngần ấy thời gian cảm thấy kiệt sức, chán nản, một số cảm thấy nhẹ nhõm hơn.
"Tôi nghĩ việc hỏi và đề nghị có một sức mạnh nhất định" - Lis Mery Ramírez, một copywrite đến từ Jersay đang làm việc từ xa tại Aruba từ tháng 1 đến tháng 7, cho biết. Trong bối cảnh đại dịch đã giúp cô nhìn thấy được các lợi ích và điều kiện nơi ở cho công việc lý tưởng của cô ấy: thời gian nghỉ, khả năng làm việc ở bất cứ đâu và không có email nào sau giờ làm. "Nếu bạn không hỏi, bạn sẽ không có được nó"
Nhưng cô ấy cũng nhận thức được rằng tất cả đều có rủi ro. Vài năm trước, khi cô ấy mang đến một lời đề nghị từ bên ngoài, nhưng cuối cùng cô vẫn ở lại 9 tháng trước khi chuyển qua công ty khác.
Hãy tính toán hết tất cả kết quả và chuẩn bị "tinh thần ra đi". Nhưng bạn cũng có thể họ thấy bạn đang khá mâu thuẫn. Bạn muốn họ thấy lời đề nghị đó thật hấp dẫn nhưng bạn không muốn rời khỏi công ty.
Nói cho họ biết nếu bạn muốn ở lại.
Giáo sư về Hành vi trong tổ chức tại trường đại học Cornell và cũng là tác giả cuốn “You Have More Influence Than You Think,”
Đặc biệt khi thương lượng, hãy thử hỏi trực tiếp nếu bạn có thể. Thử đề nghị gặp sếp của bạn để uống cà phê ngoài trời (nếu điều kiện không có dịch). Một nghiên cứu từ Tiến sĩ Bohns và một đồng nghiệp đã phát hiện ra rằng khi gặp trực tiếp và nhờ bạn bè giúp đỡ sẽ hiệu so với qua email.

3 mẹo khi nào và như thế nào để đưa lời đề nghị của công ty khác đến sếp của bạn

Có lý do: Chắc chắn rồi. Nhưng nếu bạn nghiêm túc về khả năng ở lại, bạn cũng nên cung cấp cho nhà tuyển dụng những lý do khác để đáp ứng cho bạn những gì bạn muốn. Nếu bạn đang cố gắng đàm phán công việc từ xa, hãy lưu ý rằng làm việc tại nhà trong thời gian xảy ra đại dịch đã nâng cao năng suất của bạn.
Hãy đơn giản hóa vấn đề: “Nhiều người quản lý sẽ không thương lượng về việc tăng lương. Nếu ông ấy cho bạn những lời đề nghị khác, hãy giữ nguyên nguyện vọng của mình và đừng lạc vào "trò chơi điện thoại" của cấp trên đó (nói quá nhiều qua điện thoại)
Chú ý đến thời gian: thông thường, cơ hội tăng lương sẽ rơi vào thời điểm sau 6 tháng làm việc. Lúc đó là cơ hội tốt để đề nghị tăng lương với cấp trên