[ĐÂY KHÔNG PHẢI CHUYÊN MỤC REVIEW PHIM] 
Nhưng một trong những bộ phim mà các bạn trẻ tại Châu Á nên xem, đó là Ba Chàng Ngốc - Three Idiots (2009). Tôi khẳng định không ít bạn trẻ khi xem xong bộ phim đều sẽ nhìn thấy bản thân mình xuất hiện đâu đó trong bộ phim này. Tuy nhiên không phải ai trong chúng ta cũng có thể gặp được một người tạo ra ảnh hưởng lớn đến cuộc đời mình như nhân vật Rancho.
movie poster 3 idiots
 3 chàng ngốc - bộ phim đem về doanh thu cao nhất trong điện ảnh Ấn Độ
Một trong những lý do khiến bộ phim được đánh giá cực cao trên hầu hết các trang review phim, không phải bởi vì diễn viên đẹp hay bất cứ lý do nào tương tự, mà là giá trị văn hóa mà bộ phim mang lại. 3 chàng ngốc lột tả được toàn bộ mặt tối của người Châu Á. Chúng ta thấy được một người đi học không vì bằng cấp mà là vì kiến thức – khác hoàn toàn những gì bố mẹ vẫn dạy chúng ta ngày bé rằng phải có bằng giỏi, phải có thành tích xuất sắc, phải có,… Chúng ta có một nhân vật vì áp lực đè nặng mà trở nên sợ hãi, rồi từ đó thua kém người khác, dẫn đến việc tự tử vì chấn thương tinh thần. Chúng ta có một nhân vật đi học để thỏa mãn bố mẹ, bất chấp việc cơ khí không phải là đam mê của anh ta, và chấp nhận để bố mẹ nói rằng “chụp ảnh” chỉ là một nghề vớ vẩn.
“Không biết chúng ta sẽ có một kĩ sư hay bác sĩ nhỉ?”
Bố mẹ vẫn luôn nói chúng ta phải trở thành ông nọ bà kia, phải thành kĩ sư bác sĩ, phải học giỏi, phải kiếm một việc làm ngon, phải từ đó mua được nhà lầu xe hơi. Không ai nói rằng chúng ta hãy cứ làm gì mình muốn. Một trong những câu nói khắc họa rất chân thực điều này, đó là khi Pia thắc mắc về giới tính đứa trẻ, cô nói:
“Không biết chúng ta sẽ có một kĩ sư hay bác sĩ nhỉ?”
“Tại sao lại là kĩ sư hay bác sĩ?”
“Con trai làm kĩ sư, con gái làm bác sĩ”
 Lựa chọn nghề nghiệp tại châu Á. Ảnh - Reddit Việt Nam
Hóa ra chúng ta không phải thiên thần đáng yêu như mọi người vẫn gọi, chúng ta như cỗ máy được lên kế hoạch từ khi chưa chào đời. Việc cuộc sống của bạn được vận hành như một cỗ máy đã có ngay từ khi còn đi học. Giáo viên dạy bạn 1, bạn chỉ được biết 1 và đừng thắc mắc thêm. Khi đi thi Văn, bạn viết nguyên những gì giáo viên nói trên lớp thay vì phân tích theo cách riêng của mình. Khi học xong môn Vật Lý, bao nhiêu trong số các bạn đã từng sử dụng nó trong đời sống như nhân vật Rancho trong phim? Chúng ta giống hệt như những cái máy được chế tạo từ những công xưởng khác nhau.
Chúng ta không hề quan tâm mình đã học được gì, chúng ta chỉ bận so đo với người khác, 
Chúng ta không hề quan tâm mình đã học được gì, chúng ta chỉ bận so đo với người khác, rằng liệu thứ hạng của bạn là bao nhiêu khi hết học kì? Trong khi lượng kiến thức nhận được vẫn hoàn toàn như nhau. Bố mẹ chúng ta cũng như thế, cũng bị cuốn vào vòng xoáy của xã hội khi mọi người đánh giá và phân cấp nhau không qua bảng điểm, mà là qua số tiền con cái kiếm được, hay nghề nghiệp chúng làm, bằng cấp có xịn không?...
Ảnh: Mat Szulik
“Hoặc là bạn chọn điều bạn muốn, hoặc là làm điều bố mẹ muốn, và sống cả đời oán hận người đã đưa bạn đến thế giới này”
Tôi có anh bạn có tài hội họa, kiếm được khá khá từ mảng nghệ thuật. Ngay cả khi đã vợ đẹp, con ngoan, nhà cao cửa rộng, mẹ vẫn luôn nghĩ con trai bà ấy là đồng tính. Bà nghĩ chỉ có đám đồng tính mới thích nghệ thuật, bà không tỏ ra xa lánh, bà chỉ tự nhủ với bản thân như thế thôi.
Từng có một cô gái vì chiều lòng bố mẹ mà chọn nghề bác sĩ, cuối cùng lại chạy về với bản ngã làm họa sĩ truyện tranh. Cô ấy từng ly hôn vì chồng không ủng hộ sự nghiệp, và gia đình cũng chỉ liên lạc với cô vào ngày lễ tết. Bất kể sự nghiệp ổn đến đâu, không một ai trong gia đình quan tâm xem cô sống và làm việc như thế nào. Sự mệt mỏi và thất vọng về gia đình ép cô phải nói dối và thuyết phục họ tin rằng cô đang làm gái điếm, bởi điều đó giúp cô không phải theo đạo Thiên Chúa Giáo như truyền thống gia đình.
Chỉ khi có được công việc yêu thích, bạn mới có thể làm việc không mệt mỏi từ 9h sáng đến 17h mỗi ngày.
Hầu hết chúng ta khi sinh ra đều nghe bố mẹ nói rằng lớn lên sẽ trở thành bác sĩ, thành kĩ sư, thành công an, thành nhà nghiên cứu, thành… ti tỉ những việc làm nghe đậm tính chuyên ngành và vĩ mô khác. Bố mẹ vẫn luôn là người chọn nghề cho bạn, nhưng có họ từng hỏi bạn thật sự muốn làm gì trong tương lai chưa?

Nguồn: blogs.jobsgo.vn