Mỗi đồ án mình thường băn khoăn một câu hỏi: Có nên chọn đề tài theo sở thích để được làm điều mình muốn hay chọn một đề tài “bình dân” để lấy kinh nghiệm sau này ra trường đỡ bỡ ngỡ? Và cuối cùng mình chọn cái mình thích, mình ấn tượng, sau đó mới đến việc có hợp hay không. 
chọn chủ đề sao cho hay ?
chọn chủ đề sao cho hay ?
Nhìn chung thì đây không phải là một vấn đề quá khó. Tuy nhiên việc chọn đề tài tốt đem lại cho bạn nhiều cảm hứng hơn xuyên suốt cả quá trình. Còn ngược lại, nếu một đề tài không tốt bạn sẽ phải cân nhắc đến phương án thay đổi với sự thất vọng khá nhiều. 
Theo mình, đề tài hay sẽ là những đề tài chính bạn cảm thấy hứng thú. Mình để ý bạn mình rất hay chọn những đề tài nghe tên đẹp, hoặc những đề tài khá “kêu”. Hoặc thường có suy nghĩ rằng cần phải chọn đề tài nào thật độc, lạ; chưa ai làm bao giờ. Và rồi chính các bạn đang tự bước đầu đưa mình vào thế khó. Vì mất quá nhiều thời gian để lựa chọn và cân nhắc. Mà chính ra ở bước này, câu hỏi nó có phù hợp không chưa quan trọng bằng việc sẽ phải làm như thế nào. 
Vậy làm sao để biết có hứng thú hay không? 
Có 4 giai đoạn khi mình thực hiện một đồ án: (1)Chọn đề tài, (2)Nghiên cứu, (3)Thực hiện và (4)Hoàn thành. Điều đang nói đến hôm nay là Chọn được đề tài. Đoạn trên mình đang phân vân giữa việc quyết định nói rằng việc chọn đề tài là điều khó hay dễ. (Nghĩa là có dễ dàng lựa chọn đề tài trong “một nốt nhạc” không?)
Với mình, việc chọn đề tài, tùy theo tính chất một đồ án thì sẽ quyết định chọn nhanh hay chậm. Ví dụ đồ án thiên về nghệ thuật, giải trí mình thường quyết định rất nhanh. Đó là những đồ án mình thường gạt đi những tiêu chuẩn nhất định. Tập trung vào giai đoạn thứ 2 trở đi. Vì không muốn mất thời gian quá nhiều vào việc quyết định ngay từ khi mới bắt đầu. Hơn nữa việc suy nghĩ về một đề tài ngay từ ban đầu quá lâu dường như giảm sự hứng thú của đồ án đó với mình. Nhưng mà nhìn chung thì mình thường quyết định chọn đề tài nhanh hơn (đấy là do bản thân mình thôi nha).
Còn nếu nói về độ quan trọng thì việc chọn đề tài sẽ quyết định, theo mình tầm khoảng 40% cả quá trình bạn làm, liệu có ổn hay không. Theo mình bạn nên xem xét mức độ quan trọng của đồ án. Dựa vào sự hứng thú, vào định hướng tương lai của bạn, dựa vào số tín bạn học, hoặc là số tiền trong ví bạn có (để học lại nếu tạch), thậm chí là dựa vào tarot reader mách bạn :33
Thế làm sao để biết nó có phù hợp với bạn?
Mình ví dụ đồ án thứ 9 về Showroom mới hoàn thành 3 tháng trước đến giờ vẫn chưa công bố điểm, nghe tưởng gian nan nhưng mà gian nan thật. Mình hay nói đùa môn này bị nghiệp quật rồi hay sao mà nó chật vật từ ngày đầu tiên đến ngày cuối cùng. Sự thật là đến giờ vì quá ám ảnh nên mình…bị quên những chi tiết. 
Tuy nhiên cái mình nhớ nhất là đề tài. Không phải mình chọn sai, nhưng là minh chứng cho việc mình suy nghĩ quá nhanh dẫn đến việc mình không lường trước được hậu quả. Cộng thêm việc không có đủ năng lực hoàn thành. Vậy nên đồ án đó làm bản thân mình hơi chút thất vọng. Điều muốn nói ở đây là hãy cân nhắc khi bạn quyết định. Và khi đã có cho mình những lựa chọn rồi thì quyết định thật nhanh. Lúc này, giai đoạn research dường như đã được đưa lên trên cả việc chọn đề tài. Do đó hãy nên chú trọng việc research cho thật chuẩn trước. 


Hãy nên chú trọng việc research cho thật chuẩn trước.Vậy chọn như nào cho hay ?Mình thường chọn đề tài gần gũi với mình. Vì dễ dàng quan sát nó hơn. 
Hãy nên chú trọng việc research cho thật chuẩn trước.Vậy chọn như nào cho hay ?Mình thường chọn đề tài gần gũi với mình. Vì dễ dàng quan sát nó hơn. 
Một câu chuyện cũ mèm kể từ bài viết này sang bài viết khác, nhưng là câu chuyện mình vô cùng nhớ. Đó là môn trang trí chuyên ngành, mình sẽ tóm tắt tiến trình như sau: 
Lần 1: Mình vẽ con ong. Thầy hỏi: Liệu em đã có chạm vào nó bao giờ chưa?Lần 2: Mình cứng đầu vẽ thêm chi tiết cho nó. Thầy nói: Em quá thực dụng !!Lần 3: Mình vẽ chiếc bật lửa. Thầy ok !!Chọn đề tài nhỏ nhỏ vừa tầm. 
Thường một đồ án nhỏ của mình sẽ kéo dài tầm 1 đến 2 tháng. Thời gian này chia theo những giai đoạn mình đã nói ở trên thì nó chỉ ở khoảng vừa thôi. Chứ mình nghĩ nó không đủ để mình làm kỹ lưỡng được. Vậy nên bạn nên cân nhắc chọn đề tài phù hợp với sức mình. Mình thấy bạn mình nhiều người vì không làm nổi mà bỏ môn gần sát ngày nộp, uổng lắm. 
Những đề tài độc lạ thường là những thứ gần nhất với cuộc sống chứ không ở đâu xa lạ.
Đây mình ví dụ luôn, dự án TOONG / DÉP TỔ ONG Re-branding  (1st prize at Vietnam Halography 2018) 
Chọn đề tài gần gũi với mình
Chọn đề tài gần gũi với mình
Điều này thì mình không nói, mà thầy cô thường khuyên sinh viên như vậy. Mình cũng muốn biến những thứ tưởng chừng như bỏ ngỏ thành thứ gì đó gọi là nghệ thuật. Với mình quan niệm: Thứ gì cũng được miễn là nghiêm túc. 
Ban đầu, không nên nghĩ chi tiết quá nhiều vì rất dễ bị ngợp trong một đống thứ có sẵn. 
Vốn dĩ mọi thứ đều ổn, chỉ là đang làm quá lên và suy nghĩ hơi nhiều và bị chìm trong một đống thứ có sẵn do bản thân bày ra. Vậy nên là cứ làm thôi.
Một điều nữa, bạn không nên thay đổi liên tục đề tài của mình. Mình thà bị cho là cứng đầu ngu ngốc vì đâm đầu vào một đề tài khó, không thoát ra được còn hơn là cứ mất công đổi đề tài nhiều lần. Oke đồng ý việc đổi đề tài giúp bạn giải quyết khúc mắc gặp phải và có lẽ mở ra cơ hội khác hơn. Nhưng chính việc bạn cứ luôn đổi đề tài như vậy rất khó để mình tập trung, hơn nữa thầy cô khó theo dõi tiến trình làm việc của bạn, cũng khiến cho tâm lý bạn không ổn định vì cứ lăn tăn việc chuyển đề tài mãi. Chưa kể việc này dường như khiến bạn trông thiếu chuyên nghiệp.
Tóm lại những gì mình đã viết thì cũng dựa trên kinh nghiệm cá nhân thôi. Bạn thích thì bạn chọn đề tài nào cũng được hết ý. Miễn là bạn làm nó đến nơi đến chốn và hài lòng với quyết định đã chọn
Bài viết này cứ vừa viết là lại phải đi trông cháu nên nó cứ ngắt quãng chỗ nghĩ chỗ không. Vậy nên đành để dành lần sau nếu có gì thì bổ sung vậy. Nếu ai đọc hết mình xin cảm ơn. 
Phần nào hoàn thiện được blog rùi thấy biết ơn đã kiên nhẫn hmmm. Link bên dưới ạ. Cảm ơn mọi người !