Câu hỏi gốc: Bạn nghĩ gì về "Chiến tranh thương mại" giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc năm 2018?
Trả lời bởi Rick Wang, tranh luận chuyên nghiệp trên Quora, biết một chút về Trung Quốc.

Đó là một đoạn chuyển tiếp trên con đường của Trung Quốc vượt qua Hoa Kỳ.  
Lưu ý rằng đây sẽ là câu trả lời khá dài nhưng chất lượng cao.  [ND: Khá dài ?? :D ??]
Tôi sẽ dịch bài viết, là phần lớn của câu trả lời này, của người dùng Zhihu 宁南 山 - 知 乎 cùng tên một cách thoát ý với sự cho phép của tác giả. Tuy nhiên, tôi cũng sẽ thêm những bình luận của cá nhân về điều này. Nếu bạn là người Trung Quốc hoặc sử dụng Zhihu, hãy theo dõi anh ta, anh ấy có những bài viết rất thú vị về nền kinh tế Trung Quốc với kiến thức sâu sắc về mảng công nghệ của Trung Quốc.  

Trọng tâm trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc và Hoa Kỳ (ở một mức độ thấp hơn nhiều) trong vài ngày qua đang là cuộc chiến thương mại "sắp diễn ra" giữa hai cường quốc kinh tế. Giới truyền thông Hoa Kỳ quan tâm nhiều đến câu chuyện cá nhân của Trump và “mối quan hệ với Nga” của ông ta hơn là những gì thực sự quan trọng như mọi khi. Nhưng này, đó là điều bình thường khi giới truyền thông Mỹ về cơ bản là một cuộc chiến diễn ra giữa các hãng tin tự do và giới cầm quyền cánh hữu. Tuy nhiên, các bài viết đề cập về điều này như thể Chiến tranh thế giới thứ ba sắp xảy ra.
Việc áp thuế đối với 60 tỷ đô la hàng hóa sẽ không gây ra Thế chiến 3, và sẽ không ảnh hưởng đến dòng chảy lịch sử.    
Donald Trump đã ký một bản ghi nhớ hành pháp dựa trên kết quả của cuộc điều tra 301, và sẽ áp dụng mức thuế (ước chừng) 25% cho 1.300 dòng sản phẩm trị giá khoảng 60 tỷ đô la từ Trung Quốc (trừ Đài Loan). Điều này cũng sẽ hạn chế sự đầu tư của Trung Quốc vào các công ty Mỹ.    
Tuy nhiên, khi đối mặt với một cuộc chiến thương mại, người Trung Quốc chúng tôi có thể giữ bình tĩnh hầu hết mọi mặt, bởi Trung Quốc và Mỹ đã phát triển để ngày càng trở nên giống nhau trong những năm qua. Nguồn tăng trưởng chính cho nền kinh tế Mỹ là nhu cầu trong nước, và, trái với quan niệm phổ biến, điều này cũng đúng cho nền kinh tế Trung Quốc.    
Trong năm 2017, tăng trưởng tiêu thụ nội địa đã chiếm 58,8% tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc. Xuất khẩu ròng hàng hóa và dịch vụ chỉ chiếm 9,1% tăng trưởng của năm ngoái. Nói cách khác, xuất khẩu ròng đóng góp 6,9% * 0,091 = 0,623% nền kinh tế Trung Quốc nói chung. Trung Quốc đã trải qua giai đoạn xuất khẩu chịu trách nhiệm chính cho tăng trưởng kinh tế từ lâu.    
Vì vậy, phần trăm nào xuất khẩu (vốn đã khá nhỏ) của Trung Quốc sẽ ảnh hưởng bởi việc áp thuế này? Khoảng 4050 tỷ ¥ khi sử dụng tỷ giá hối đoái là 6,75. Trong năm 2017, xuất khẩu dịch vụ của Trung Quốc chiếm 1,54 nghìn tỷ ¥ và xuất khẩu hàng hóa chiếm 15,33 nghìn tỷ ¥. Điều này tạo ra tổng cộng 16,87 nghìn tỷ ¥, vì vậy, việc áp thuế Trump sẽ chỉ ảnh hưởng đến 2,4% tổng xuất khẩu của Trung Quốc, chỉ chiếm 9,1% tăng trưởng hàng năm của Trung Quốc.    
Lưu ý, dịch vụ xuất khẩu là những thứ người nước ngoài chi tiền ở Trung Quốc hoặc phim Trung Quốc xuất khẩu, v.v.    
Từ những con số, không khó để đạt được kết luận rằng những khoản thuế Trump này sẽ có tác động, nhưng nó sẽ rất hạn chế. Trưởng ban kinh tế châu Á Louis Kuijs từ Đại học Oxford dự đoán với một mô phỏng rằng cuộc chiến thương mại sẽ có tác động -0,1% tăng trưởng của Trung Quốc (Trump áp đặt mức thuế 50 tỷ USD cho các nhà đầu tư Trung Quốc). Các quỹ lớn của Trung Quốc cũng đưa ra những dự đoán riêng của họ. Quản lý Quỹ Thương nhân Trung Quốc dự đoán rằng nếu tác động của các mức thuế này áp hoàn toàn vào người tiêu dùng, tăng trưởng GDP của Trung Quốc sẽ bị chậm lại 0,1%. Quản lý Quỹ Lombarda của Trung Quốc hơi bi quan hơn khi dự đoán tác động -0,3% đến tăng trưởng. Quản lý Quỹ quốc tế Trung Quốc dự đoán rằng trong tình huống xấu, nó cũng sẽ có tác động -0,1%.    
Vì vậy, sự đồng thuận chung giữa các chuyên gia là, với một kịch bản xấu, cuộc "chiến tranh thương mại" này sẽ vẫn chỉ ảnh hưởng đến 0,1% tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc (chỉ tăng trưởng, không phải nền kinh tế nói chung). Nền kinh tế Trung Quốc phụ thuộc vào việc người dân Trung Quốc có mua sản phẩm của Trung Quốc hay không, không phải người Mỹ. Ngay cả khi gã đế quốc đặt thuế 25% trên 60 tỷ đô la trị giá, chúng vẫn sẽ không bị mất hoàn toàn.    
Để bắt đầu cuộc chiến tranh thương mại, người Mỹ cần một số hình thức biện hộ, đó là cuộc điều tra 301 có nguồn gốc từ Mục 301 của Đạo luật Thương mại Hoa Kỳ năm 1974. Lần cuối cùng người Mỹ sử dụng "điều tra 301" trên quy mô lớn là để chống lại Nhật Bản trong những cuộc xung đột thương mại những năm 80 và 90 giữa hai quốc gia. Sau khi thành lập WTO, Mỹ hạn chế sử dụng vũ khí này. Đáng buồn thay cho người Nhật, họ đã bị cây gậy này quật 24 lần và buộc phải mở cửa thị trường của mình.    
Một khu vực khác nơi mà Trung Quốc và Hoa Kỳ đã đấu đá dữ dội hơn là “cuộc điều tra 232”. Xuất phát từ Mục 232 của Đạo luật Thương mại Mở rộng năm 1962, cho phép Bộ Thương mại Hoa Kỳ xác định liệu hàng hóa nhập khẩu của một số mặt hàng nào đó sẽ là "nguy cơ cho an ninh quốc gia" hay không. Các mức thuế nhôm và thép đã ký trước đó vào ngày 9 tháng 3 dựa trên “cuộc điều tra 232”.
Bộ Thương mại Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc tăng 15% thuế đối với các loại hạt, trái cây, rượu vang Mỹ... và tăng 25% thuế đối với thịt lợn, sản phẩm thịt lợn và nhôm tái chế của Mỹ có tổng giá trị 3 tỷ $ thực sự là một lời đáp trả cho "cuộc điều tra 232", chứ không phải là "301" mới. Tuy nhiên, Trump đã miễn thuế hầu hết các nước từ “cuộc điều tra 232”, nhưng lại không bao gồm Trung Quốc, Nga và Nhật Bản.    
Điều này cho thấy rằng các nhà tư bản Mỹ đang tập trung nỗ lực chống lại chúng tôi.    
Rất may cho Trung Quốc, những năm nguy hiểm nhất của chúng tôi (như được hát trong quốc ca, đó là lý do tại sao tôi yêu thích nó) đã đi qua.    
Người Mỹ xé toạc mặt nạ “dân chủ”, “tự do” và “tự quyết định” khi họ đối phó với thâm hụt thương mại. Đây là một trong số ít lần người Mỹ phá vỡ hình tượng và lộ rõ bản chất thực sự của họ, chủ nghĩa đế quốc. Trong hai thập kỷ 1979-1999, nguồn thâm hụt thương mại lớn nhất của Hoa Kỳ đến từ Nhật Bản. Để giải quyết vấn đề này, Mỹ, Nhật Bản, Đức, Anh và Pháp đã ký Hiệp định Plaza ở NYC vào năm 1985. Lý do là sử dụng tỷ giá hối đoái để chống thâm hụt thương mại. Tất cả các loại tiền tệ của bốn quốc gia đều tăng so với USD, nhưng đồng tiền Nhật Bản đã đương đầu kém cỏi với điều này, khiến đồng yên tăng giá mạnh. Điều này dẫn đến bong bóng tài sản và sự chuyển dịch các cơ sở sản xuất, khiến Nhật Bản "tụt lại hàng (3) thập kỷ". Đồng mark Deutsche cũng bị định giá cao so với USD, nhưng người Đức đã xử lý nó khá tốt.    
Một sự thay đổi lớn xảy ra vào năm 2000, Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản để trở thành nguồn thâm hụt thương mại lớn nhất của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ đã sử dụng chính xác phương pháp tương tự để tấn công Trung Quốc - tỷ giá hối đoái.    
Từ năm 1994-1997, ngân hàng trung ương của Trung Quốc đã thực hiện tỷ giá hối đoái cố định 8.70 ¥/1 đô la. Từ tháng 12 năm 1997 cho đến tháng 1 năm 2005, đồng nhân dân tệ Trung Quốc (NDT) được ấn định ở mức 8.28 ¥/1 đô la. Điều này đã đẩy mạnh xuất khẩu của Trung Quốc, đặc biệt là sau khi gia nhập WTO. Sản xuất của Trung Quốc bay nhanh hơn cả F-22 và tăng 22,4% vào năm 2002, và đạt mức tăng trưởng kỷ lục 34,6% trong năm 2003. Vì vậy, kể từ khi chuyển giao thiên niên kỷ, Trung Quốc không chỉ trở thành nguồn thâm hụt thương mại chính của Hoa Kỳ, xuất khẩu của nó cũng tăng trưởng phi mã.    
Như đã đề cập trước đó, các nhà tư bản đưa ra quyết định tương tự và ép buộc định giá cao đồng NDT. Sau đó, Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ John Snow đã đến Trung Quốc vào tháng 9 năm 2003 để yêu cầu chính phủ Trung Quốc định giá lại đồng nhân dân tệ. Điều này được gọi là "chuyến thăm tiền tệ" trên phương tiện truyền thông Mỹ và Nhật Bản vào thời điểm đó, và mục tiêu chính của ông Snow là giảm thâm hụt thương mại. Phản ứng của Trung Quốc là không chắc chắn. Sau đó, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã gặp Snow và nói với rằng vì lợi ích của cả hai nước nên để đồng nhân dân tệ giữ ổn định ở một tỷ giá hối đoái hợp lý. Ngày hôm sau, Tân Hoa Xã đã xuất bản một bài báo có tựa đề《人民币汇率基本稳定符合中国和世界利益》(“Tỷ giá hối đoái NDT ổn định phù hợp với lợi ích của Trung Quốc và thế giới”) Trung Quốc đã gửi một thông điệp mạnh mẽ, chúng tôi sẽ không định giá cao đồng nhân dân tệ.    
Tất nhiên, người Mỹ không hài lòng với câu trả lời này. George Bush đã gặp Chủ tịch đương nhiệm Hồ Cẩm Đào một tháng sau đó tại APEC ở Thái Lan để thảo luận về tiềm năng của một đồng NDT thả nổi. Bộ trưởng Thương mại, ông Evans, đã đến thăm Trung Quốc một tuần sau đó để duy trì áp lực đối với Trung Nam Hải [ND: trụ sở của Đảng cộng sản Trung Quốc và chính phủ của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa].  
EU và Nhật Bản cũng không mong đợi sự tăng trưởng vũ bão của hàng xuất khẩu của Trung Quốc sau khi gia nhập WTO. Vì vậy, Nhật Bản đã thuật lại với Hoa Kỳ trong chuyến thăm của ông Snow tới Nhật Bản trong cùng năm đó. Hãng tin nổi tiếng Yomiuri Shimbun đã viết nhiều bài báo về NDT và Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản, Masajuro Shiokawa, cũng đưa ra chủ đề về tỷ giá hối đoái của NDT trong APEC.    
Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính của Ý (Chủ tịch Hội đồng Liên minh châu Âu vào thời điểm đó), Giulio Tremonti, cũng tuyên bố rằng EU sẽ có hành động chống lại Trung Quốc vào ngày 12 tháng 9 năm 2003. Ngày hôm sau, Wim Duisenberg, chủ tịch tối cao của ECB tuyên bố rằng hành động của Trung Quốc để cố định đồng nhân dân tệ với USD gây ra gánh nặng không cần thiết đối với đồng Euro. Điều này đánh dấu một sự đồng thuận chung đã đạt được giữa các quốc gia châu Âu về tỷ giá hối đoái của Trung Quốc.    
Đến cuối năm 2003, cuộc chiến tuyên truyền về Trung Quốc giữa Nhật Bản, Mỹ và EU đã đạt đến đỉnh điểm. Tuy nhiên, Trung Quốc chịu đựng tất cả áp lực đó và giữ tỷ giá cố định. Trung Nam Hải nhận ra rằng mọi thứ sẽ có khả năng vượt khỏi tầm kiểm soát nếu Trung Quốc giữ tỷ giá này lâu hơn nữa và rằng nó là phi lý nếu đồng nhân dân tệ đạt đến 8,28/USD trong 6 năm liên tiếp. Điều này là bởi trong năm 2004, xuất khẩu của Trung Quốc đạt mức tăng trưởng kỷ lục mới một lần nữa. Lần này đạt 35,4%, một thế lực xuất khẩu, việc tăng hơn 1/3 trong xuất khẩu sẽ có tác động lớn đến thâm hụt thương mại của các nước ngoài.    
Đến năm 2005, Hoa Kỳ đã thông qua một sửa đổi được đề nghị, đòi hỏi đồng nhân dân tệ tăng trong sáu tháng nếu không 27,5% "thuế trừng phạt" sẽ được áp dụng đối với tất cả hàng xuất khẩu của Trung Quốc. Nếu điều này được thông qua, nó sẽ gây tổn hại đáng kể cho thương mại hai chiều giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Ở vị thế yếu hơn vào thời điểm đó, Trung Quốc tuyên bố vào ngày 21 tháng 7 năm 2005 để từ bỏ tỷ giá hối đoái cố định và chọn một tỷ giá hối đoái thả nổi được điều tiết với một giỏ gồm 20 loại tiền tệ. NDT tăng 2% lên mức 8.11/USD trong ngày hôm đó. Tuy nhiên, Trung Quốc đủ thông minh để không cho phép tăng giá trị nhân dân tệ. Năm 2006, đồng nhân dân tệ tăng lên 8,07/USD, năm 2007, nó tăng lên 7,8 và với Olympic Bắc Kinh, đạt 7,3. Trung Quốc đã sử dụng tăng dần giá trị để ngăn chặn bong bóng tài sản và sự chuyển dịch tiềm tàng các nhà máy.    
Do khủng hoảng tài chính năm 2008, Trung Quốc lại một lần nữa thực hiện một tỷ giá hối đoái cố định là 6.83 vào tháng Bảy, 2008, được giữ cho đến năm 2010. Trong những ngày mà quyền lực quốc gia của Hoa Kỳ vượt xa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Trung Quốc đã sử dụng “cách tiếp cận dần dần" để đảm bảo sự thịnh vượng của 1,3 tỷ công dân của mình. Trở lại những ngày cũ, mới 13 năm trước, GDP của Hoa Kỳ gấp 5 lần Trung Quốc.    
So với các cuộc đấu đá và áp lực trong năm 2005, “cuộc chiến thương mại” này sẽ làm được gì Trung Quốc ngày nay?  
Theo số liệu từ Bộ Thương mại Trung Quốc, xuất khẩu của Trung Quốc năm 2017 tăng 12% đạt 429,7 tỷ đô la và nhập khẩu của Trung Quốc từ Hoa Kỳ tăng trưởng nhanh hơn ở mức 15% đạt 153,9 tỷ đô la. Mức thuế đối với hàng hóa trị giá 60 tỷ đô la chỉ chiếm 13,96% xuất khẩu của Trung Quốc và "chỉ" với tỷ lệ 25%.    
Quay lại năm 2005, phần trăm xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ là 27,5, nhưng bằng cách tăng tỷ giá, tất cả hàng xuất khẩu của Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng. Không chỉ vậy, dòng vốn trong nước cũng sẽ bị ảnh hưởng, đây thực sự là một thách thức lớn. Do đó, nhà lãnh đạo Hồ Cẩm Đào xứng đáng được khen ngợi vì đã giải quyết vấn đề lớn này một cách sáng suốt.    
Nhật Bản trở thành nguồn thâm hụt thương mại lớn nhất của Mỹ vào năm 1979, và Hiệp định Plaza đã được ký kết vào năm 1985. Trung Quốc trở thành nguồn thâm hụt thương mại lớn nhất của Mỹ trong năm 2000, và Hoa Kỳ định giá cao đồng NDT vào năm 2005. Lịch sử chắc chắn lặp lại nếu ta nhìn vào nó. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa chính phủ Nhật Bản và Trung Quốc trong việc đối phó với sự định giá tiền tệ đã dẫn đến tình trạng kinh tế khác nhau của Trung Quốc và Nhật Bản ngày nay.    
Một điều liên quan khác về việc áp thuế của Trump là Hoa Kỳ có một sự hiểu biết rất rõ về sức mạnh công nghệ ngày càng tăng của Trung Quốc.    
Theo Financial Times, 10 khu vực Trump có ý định áp đặt thuế quan khớp với 10 lĩnh vực khởi đầu cho “Made in China 2025” của Bắc Kinh một cách hoàn hảo. Chúng bao gồm kỹ thuật thông tin, máy công cụ và robot cao cấp, thiết bị hàng không và vũ trụ, thiết bị kỹ thuật hàng hải và tàu tiên tiến, giao thông đường sắt cao cấp, xe năng lượng mới, thiết bị điện tử, thiết bị nông nghiệp, vật liệu mới, y sinh và thiết bị y tế tiên tiến.    
Nhìn vào danh sách này, bạn sẽ gần như nghĩ rằng đây sẽ là danh sách hàng cấm nhập khẩu của nhà Thanh từ người Anh nếu nó tồn tại ngày nay.    
Điều được loại bỏ khỏi danh sách này là điện thoại thông minh. Người Mỹ đã quyết định rằng họ không thể mất công ty có lợi và giá trị nhất của họ - Apple.    
Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ ngày càng phụ thuộc vào các thiết bị công nghệ cao và những đột phá khoa học mới. Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ phụ thuộc vào tốc độ của các công ty Trung Quốc có thể tự “cấp cao hóa”. Trong thị trường trung bình/thấp cấp, Trung Quốc đang có dấu hiệu quá bão hòa.    
Sản xuất nhiều hơn Chery QQ [ND: ô tô bình dân Trung Quốc] sẽ không giúp Trung Quốc phát triển nữa, nhưng sản xuất xe lớn hơn, tốt hơn thì lại khác.   
Một trong những người khổng lồ của thị trường thiết bị Trung Quốc, Gree, có 30% thị trường AC toàn cầu. Họ không thể mở rộng thêm nữa. Đây là lý do tại sao họ đang thực hiện những bước tiến lớn đối với sản xuất thông minh, sản xuất máy công cụ tiên tiến và robot. Họ cũng đang đẩy mạnh mua Yinlong Energy để chế tạo các loại xe năng lượng mới. Đây là những phần quan trọng của “Made in China 2025”, tầm nhìn xa của bà Dong rất đáng ngưỡng mộ.    
Tuy nhiên, khi Trung Quốc cố gắng xâm nhập vào thị trường cao cấp, những thế lực truyền thống sẽ bị thử thách rất nhiều. Ví dụ thiết bị hàng không, Boeing là nguồn công nghệ hàng không lớn nhất của Trung Quốc. 25% của tất cả các máy bay Boeing được bán cho Trung Quốc. Nếu Trung Quốc sẽ sản xuất C919, và CR929, Boeing sẽ chắc chắn bị mất thị phần.    
Điều tương tự cũng áp dụng đối với xe ô tô năng lượng mới và công nghệ thông tin. Trung Quốc là thị trường ô tô lớn thứ hai của Mỹ (Ford và GM), và là thị trường lớn thứ hai của IC Mỹ (Intel, AMD). Khi chạm tới các lĩnh vực này, Trung Quốc đang làm tổn hại đến lợi ích cơ bản nhất của Mỹ. Vì vậy, khi Trump nhắm mục tiêu thiết bị cao cấp của Trung Quốc, nó không chỉ làm tổn thương Trung Quốc, mà còn bảo vệ các công ty Mỹ khỏi sự cạnh tranh của Trung Quốc.    
Trung Quốc là một đối thủ mạnh mẽ thể hiện một thách thức chưa từng có đối với Hoa Kỳ trong mọi lĩnh vực. Hoa Kỳ không còn có thể ngăn cản sự Phục hưng vĩ đại của Trung Quốc.
Theo Bộ Thương mại Hoa Kỳ, thâm hụt thương mại của Mỹ đạt mức cao nhất trong 9 năm qua trong năm 2017, đạt 566 tỷ USD. Thâm hụt với Trung Quốc chiếm 375,2 tỷ đô la. Điều khiến Mỹ càng thất vọng hơn nữa là Trung Quốc, là nước xuất khẩu lớn nhất thế giới, có ảnh hưởng lớn tới mức buôn bán với Hoa Kỳ, chỉ chiếm 14,2% tổng xuất khẩu của Trung Quốc ở mức 3,95 tỷ ¥. Hoa Kỳ đã mất khả năng ngăn chặn sự phục hưng kinh tế của Trung Quốc.    
Cuộc chiến thương mại giữa hai nước sẽ kết thúc như thế nào nếu nó thực sự bắt đầu?    
Nó thực sự khá đơn giản, Trung Quốc sẽ thỏa hiệp, làm việc theo hướng giảm thâm hụt thương mại, và đạt được một thỏa thuận. Điều này sẽ không dễ dàng, và sẽ phụ thuộc vào cách thức các cuộc đối thoại sẽ diễn ra như thế nào. Nếu mọi việc suôn sẻ, một thỏa thuận sẽ đạt được trước khi một cuộc chiến tranh bắt đầu. Nếu không, sẽ có một cuộc chiến thương mại trong khi các cuộc thương lượng diễn ra. Trường hợp xấu nhất, Trung Quốc và Hoa Kỳ sẽ đàm phán sau một cuộc chiến thương mại. Sau tất cả, Trung Quốc sẽ mất 0,1% tăng trưởng GDP.    
Chiến tranh thương mại đã không thực sự bắt đầu, và có thể không bao giờ bắt đầu.    
Suy cho cùng, Trung Quốc ở thế bất lợi khi đưa cho Hoa Kỳ thâm hụt thương mại lớn như vậy, sẽ tăng gấp 4 lần so với nền kinh tế của họ. Thâm hụt thương mại lớn nhất Trung Quốc là với Đại Hàn Dân Quốc (tỉnh Đài Loan là khu vực mà Trung Quốc thâm hụt thương mại nhiều nhất). Thâm hụt thương mại với Hàn Quốc chỉ là 44,2 tỷ đô la.    
Thứ hai, nền kinh tế Trung Quốc vẫn còn nhỏ hơn Hoa Kỳ. Tổng GDP của Trung Quốc chỉ bằng 63,2% của Mỹ. Trong vật lý cơ bản, vật chất có khối lượng nhỏ hơn sẽ bị bật ngược lại khi va chạm.    
Bộ Thương mại đưa ra bình luận về cuộc chiến thương mại lờ mờ hiện ra này. Nói theo ngôn ngữ thông thường, nó gần như được đọc là "Tao không quan tâm nếu mày muốn đánh nhau, tao không muốn đánh nhau, nếu phải đánh, thì tao không ngán".    
Bộ Ngoại giao đưa ra tuyên bố nói theo ngôn ngữ thông thường là "nếu mày đến, tao cũng sẽ đi, nhưng nếu mày không làm thế, tao để mày tự nhiên".  
Trên thực tế, Trung Quốc đã thỏa hiệp trong năm 2017. Chúng tôi đã mua thêm dầu thô từ Mỹ, 1,4 tỷ đô la, là gấp 6 số tiền chúng tôi mua vào năm 2016. Thịt bò Mỹ cũng đã thâm nhập vào thị trường Trung Quốc sau nhiều năm và Gao Feng, người phát ngôn của Bộ Thương mại, nói rằng Trung Quốc đang giúp các công ty vừa và nhỏ của Mỹ bán hàng sang Trung Quốc.    
Trung Quốc có thể làm gì?    
Bộ trưởng Thương mại Mỹ, ông Ross, đã gợi ý chúng tôi: Trung Quốc nên mua thêm LNG [ND: ga tự nhiên hóa lỏng] từ Mỹ vì “Trung Quốc cần phải nhập một lượng rất lớn LNG và từ góc nhìn của họ, sẽ rất hợp lý để nhập khẩu nhiều hơn từ chúng tôi, không có lý do gì khác ngoài việc đa dạng hóa nguồn cung cấp của họ.” Điều này có ý nghĩa một cách hợp lý vì người Mỹ đã bỏ công nghiệp hóa rất nhiều và cấm xuất khẩu nghiêm ngặt các sản phẩm công nghệ cao của họ. Không phải là Trung Quốc thực sự có thể mua bất cứ thứ gì ngoài nguồn từ Mỹ.  
Trung Quốc có thể tăng nhập khẩu dịch vụ của Mỹ (Hollywood, vv) vì đó thực sự là lĩnh vực quan trọng duy nhất mà Hoa Kỳ đạt được trong thương mại với Trung Quốc.    
Nói tóm lại, có hai sự kiện hiển nhiên cần được nhấn mạnh một lần nữa:  
  1. Cả hai quốc gia đều muốn thương lượng hơn là một cuộc chiến thương mại, chỉ là Hoa Kỳ đang cố ép buộc đàm phán thông qua một cuộc chiến thương mại trong khi Trung Quốc hoàn toàn không muốn bất kỳ cuộc chiến thương mại nào. Mục tiêu cuối cùng là giảm thâm hụt thương mại của Mỹ theo cách mà cả hai nước có thể chấp nhận được. Vì vậy, Trung Quốc sẽ phải thỏa hiệp nhiều hơn.  
  2. Bất kể người Mỹ sử dụng phương pháp nào, họ không còn có thể ngăn cản sự Phục hưng vĩ đại của Trung Quốc. Đây là một sự thật phũ phàng, Hoa Kỳ không có ý định ngăn chặn tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc. Vì vậy, "cuộc chiến thương mại" này chỉ là một đoạn chuyển tiếp ngắn trên con đường để Trung Quốc chắc chắn vượt qua Hoa Kỳ.  
Cuối cùng, việc áp thuế của Trump đối với các lĩnh vực được vạch ra bởi “Made in China 2025” chứng minh rằng chúng tôi đang đi đúng hướng. Đây là sự khẳng định từ đối thủ. Thúc đẩy đột phá công nghệ, và tài trợ cho các lĩnh vực này là những gì các nhà lãnh đạo Trung Quốc nên làm. Những sản phẩm cao cấp này sẽ mở đường cho Trung Quốc trở thành một "nước phát triển" theo tiêu chuẩn phương Tây. Đây là thời điểm tuyệt vời nhất để trở thành người Trung Quốc, đừng bỏ lỡ cơ hội.  
Tôi muốn cảm ơn anh Ningnanshan từ Zhihu một lần nữa vì phần lớn câu trả lời này. Nếu bạn đã đọc đến đây, tôi muốn cảm ơn bạn đã đọc câu trả lời dài nhất của tôi trên Quora. [ND: Bài dịch dài nhất của mình luôn]

Bài dịch được đăng tại group Quora Việt Nam.