*Chiến tranh Cát (1963) và những điều thú vị.
Đây không phải phép ẩn dụ. Chẳng có ''cát tặc'' nào trong cuộc chiến này cả. Đây là một cuộc chiến bằng súng đạn nghiêm túc giữa 2...
Đây không phải phép ẩn dụ. Chẳng có ''cát tặc'' nào trong cuộc chiến này cả. Đây là một cuộc chiến bằng súng đạn nghiêm túc giữa 2 nước Bắc Phi là Morocco (hay gọi là Ma-rốc) và Algeria năm 1963. Tên tiếng Pháp của nó là ''Guerre de Sables'' - ''chiến tranh Cát'' - chỉ cuộc chiến diễn ra hoàn toàn trên địa hình sa mạc. Tuy nhiên, những câu chuyện thú vị xung quanh cuộc chiến này rất đáng để tìm hiểu.
Ngày 25/2/2020 vừa qua, Cựu Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak, người bị lật đổ trong phong trào Mùa xuân Arab 2011, đã qua đời. Chính phủ Ai Cập hiện tại coi Mubarak là Tổng thống đáng kính và đã tổ chức quốc tang lớn cho ông. Tuy nhiên, trong lúc Ai Cập tổ chức quốc tang, trên không gian mạng nổ ra cuộc chiến bàn phím dữ dội giữa cư dân các nước Morocco, Algeria và Ai Cập, với lý do là Morocco đã có một màn ''cà khịa'' vô cùng sâu cay. Tại sao lại có chuyện kỳ lạ này, hãy cũng đọc bài viết sau.
1/ Bối cảnh và lực lượng trước chiến tranh
Cuộc chiến chính thức nổ ra chỉ 1 năm sau ngày độc lập của Algeria và chỉ ít ngày sau khi Algeria công bố hiến pháp mới. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc chiến được cho là tranh chấp lãnh thổ giữa 2 nước, nhưng sâu xa là do căng thằng về chính trị, thể chế giữa 2 quốc gia Bắc Phi, và được đổ thêm dầu do sự can thiệp của quân đội Cuba.
Trong lịch sử, Algeria và Morocco vốn có mối quan hệ gần gũi. 2 nước đều nằm ở phía Tây Bắc châu Phi bên bờ Địa Trung Hải, thuộc vùng Maghreb - miền viễn Tây trong thế giới Arab. Trong hàng trăm năm các triều đại Hồi giáo ở 2 nước phát triển song song với nhau, không bên nào lấn át được bên kia. Sự gần gũi này tiếp tục được duy trì đến thời người Pháp chiếm đóng, khi cả 2 đều thuộc khối Liên Hiệp Pháp.
Cuộc chiến chính thức nổ ra chỉ 1 năm sau ngày độc lập của Algeria và chỉ ít ngày sau khi Algeria công bố hiến pháp mới. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc chiến được cho là tranh chấp lãnh thổ giữa 2 nước, nhưng sâu xa là do căng thằng về chính trị, thể chế giữa 2 quốc gia Bắc Phi, và được đổ thêm dầu do sự can thiệp của quân đội Cuba.
Trong lịch sử, Algeria và Morocco vốn có mối quan hệ gần gũi. 2 nước đều nằm ở phía Tây Bắc châu Phi bên bờ Địa Trung Hải, thuộc vùng Maghreb - miền viễn Tây trong thế giới Arab. Trong hàng trăm năm các triều đại Hồi giáo ở 2 nước phát triển song song với nhau, không bên nào lấn át được bên kia. Sự gần gũi này tiếp tục được duy trì đến thời người Pháp chiếm đóng, khi cả 2 đều thuộc khối Liên Hiệp Pháp.
Tuy nhiên, suốt chiều dài lịch sử đó, có một vấn đề chưa bao giờ được giải quyết. Đường biên giới gần 1.500 km giữa 2 nước sâu trong sa mạc Sahara chưa bao giờ được phân định. Đơn giản là bởi vì vùng biên giới giữa 2 nước quá khó xâm nhập, suốt hàng thế kỉ nó thuộc về các bộ lạc du mục, không vạch ra bất cứ ranh giới nào. Vùng sa mạc hẻo lánh đó còn nuốt sinh mạng hàng trăm nhà thám hiểm châu Âu trong những năm thế kỷ 19-20. Đến thời thực dân Pháp, bất chấp công nghệ hiện đại, người Pháp cũng chỉ có thể vạch ra chính xác 165km đường biên giới thực địa, còn lại đều chỉ là trên bản đồ. Với chính quyền Pháp, khu vực biên giới khô cằn giữa Morocco và Algeria không có người và tài nguyên, nên không cần thiết phải mạo hiểm tính mạng các đoàn thám hiểm.
Nhưng từ năm 1956, giữa 2 quốc gia bắt đầu có sự khác biệt. Với phong trào đấu tranh của nhiều đời Quốc vương Morocco, người Pháp đã trao trả độc lập cho Vương quốc Morocco vào năm 1956. Vào thời kỳ đầu độc lập, Morocco là một quốc gia Quân chủ chuyên chế và bảo thủ dưới sự kiểm soát của nhà vua, các đảng đối lập không được phép hoạt động. Nhà vua Morocco chọn cách đóng cửa với các nước châu Âu, bất kể là Pháp hay Liên Xô, và gắn chặt mình với khối Arab. Đối với phần còn lại châu Phi, người Morocco nhìn với ánh mắt khinh bỉ, do suốt hàng nghìn năm người Morocco coi người da đen là giống dân thấp kém chỉ để bắt làm nô lệ. Vì thế cho đến ngày nay, người dân Morocco hiếm khi coi mình là một phần của châu Phi và chỉ nhận mình là đứa con của thế giới Arab. Tuy nhiên, Morocco lại có quan hệ thân thiết với Mỹ, được nước Mỹ coi là ''đồng minh từ thuở lập quốc'' do là nước châu Phi đầu tiên công nhận Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Morocco chính là quốc gia châu Phi duy nhất được nhận viện trợ từ Chương trình Tái thiết châu Âu của Hoa Kỳ.
Độc lập sớm và sự giúp đỡ của Mỹ đã giúp Morocco vượt trội hàng chục năm so với láng giềng Algeria. Ngược lại, sau năm 1956 Algeria vẫn bị Pháp chiếm đóng. Dù đã nổi dậy vào năm 1954, nhưng phải mất 8 năm và rất nhiều xương máu, Algeria mới giành được độc lập vào năm 1962. Algeria trở thành nước Cộng hòa, mà quan trọng hơn là một nước Cộng hòa Arab thân Liên Xô. Họ lấy tên nước là Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Algérie, đứng đầu bởi lãnh tụ Ahmed Ben Bella.
Nhưng từ năm 1956, giữa 2 quốc gia bắt đầu có sự khác biệt. Với phong trào đấu tranh của nhiều đời Quốc vương Morocco, người Pháp đã trao trả độc lập cho Vương quốc Morocco vào năm 1956. Vào thời kỳ đầu độc lập, Morocco là một quốc gia Quân chủ chuyên chế và bảo thủ dưới sự kiểm soát của nhà vua, các đảng đối lập không được phép hoạt động. Nhà vua Morocco chọn cách đóng cửa với các nước châu Âu, bất kể là Pháp hay Liên Xô, và gắn chặt mình với khối Arab. Đối với phần còn lại châu Phi, người Morocco nhìn với ánh mắt khinh bỉ, do suốt hàng nghìn năm người Morocco coi người da đen là giống dân thấp kém chỉ để bắt làm nô lệ. Vì thế cho đến ngày nay, người dân Morocco hiếm khi coi mình là một phần của châu Phi và chỉ nhận mình là đứa con của thế giới Arab. Tuy nhiên, Morocco lại có quan hệ thân thiết với Mỹ, được nước Mỹ coi là ''đồng minh từ thuở lập quốc'' do là nước châu Phi đầu tiên công nhận Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Morocco chính là quốc gia châu Phi duy nhất được nhận viện trợ từ Chương trình Tái thiết châu Âu của Hoa Kỳ.
Độc lập sớm và sự giúp đỡ của Mỹ đã giúp Morocco vượt trội hàng chục năm so với láng giềng Algeria. Ngược lại, sau năm 1956 Algeria vẫn bị Pháp chiếm đóng. Dù đã nổi dậy vào năm 1954, nhưng phải mất 8 năm và rất nhiều xương máu, Algeria mới giành được độc lập vào năm 1962. Algeria trở thành nước Cộng hòa, mà quan trọng hơn là một nước Cộng hòa Arab thân Liên Xô. Họ lấy tên nước là Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Algérie, đứng đầu bởi lãnh tụ Ahmed Ben Bella.
Vấn đề lãnh thổ bùng phát ngay sau khi Algeria độc lập. Khi Morocco độc lập nhiều năm trước, do thỏa thuận lỏng lẻo với người Pháp, 2 vùng đất ở biên giới phía Nam là Tindouf và Bechar được người Pháp giữ ở lại Algeria. Nhưng sau khi Algeria độc lập khỏi Pháp, Morocco đã xé bỏ thỏa thuận với chính quyền thực dân cũ, đòi lại các vùng đất này.
Tuy nhiên, lãnh thổ không phải nguyên nhân quan trọng nhất, mà nó nằm ở sự nghi kị lẫn nhau giữa 2 quốc gia, cụ thể là sự lo ngại của Morocco về ý đồ lật đổ nhà vua từ những người cách mạng Algeria. Mối lo sợ này không phải không có cơ sở, khi mà trước đó, Algeria đã thúc đẩy mối quan hệ với Ai Cập của nhà lãnh đạo Nasser, một tổng thống theo đường lối Xã hội chủ nghĩa Arab ở Bắc Phi. Nasser nhiều lần không giấu ý định ''nối liền một dải cách mạng Bắc Phi từ biển Đỏ đến Đại Tây Dương nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của châu Âu vào lục địa châu Phi''. Người Morocco coi ý định của Nasser không gì khác ngoài việc tiến hành cách mạng lật đổ nhà vua Morocco như những gì đã diễn ra ở Ai Cập năm 1952.
Sự thù nghịch giữa thể chế quân chủ và cộng hòa không phải là duy nhất. Càng về sau lãnh đạo Algeria càng ngả về phía Liên Xô và khối Xã hội chủ nghĩa. Dù Quốc vương Morocco không phải là người thân phương Tây, ông cũng bị ảnh hưởng từ những lời đe dọa ''mối nguy Cộng sản'' được tuyên truyền. Vậy nên Morocco đã chọn cách hỗ trợ cho một số nhóm nổi dậy ở Algeria chống lại chính quyền Cộng hòa Nhân dân Algeria. Đổi lại, Algeria cũng hỗ trợ cho các nhóm chống đối nhà vua Morocco.
Nhưng sự thù địch giữa 2 nước có thể đã không leo thang đến chiến tranh, nếu không phải có sự tác động từ Cuba và Ai Cập.
Về Ai Cập, nước này được cho là châm ngòi cho một cuộc chiến ngoại giao vào tháng 3 năm 1963. Đó là khi Quốc vương mới của Morocco là Hassan II (lên ngôi mới hơn 1 năm) thăm Algeria để giảm căng thẳng. Lúc này ở Ai Cập, tổng thống Nasser lên tiếng tố cáo rằng chế độ quân chủ Morocco dựa vào nền kinh tế mạnh chèn ép nước láng giềng Algeria. Nasser còn tuyên bố ''xếp các chế độ quân chủ Ả Rập là chế độ phản động, ủng hộ các phong trào cách mạng chống nhân dân, tương tự đối với các nước phương Tây, đặc biệt là Pháp và Hoa Kỳ''.
Về Ai Cập, nước này được cho là châm ngòi cho một cuộc chiến ngoại giao vào tháng 3 năm 1963. Đó là khi Quốc vương mới của Morocco là Hassan II (lên ngôi mới hơn 1 năm) thăm Algeria để giảm căng thẳng. Lúc này ở Ai Cập, tổng thống Nasser lên tiếng tố cáo rằng chế độ quân chủ Morocco dựa vào nền kinh tế mạnh chèn ép nước láng giềng Algeria. Nasser còn tuyên bố ''xếp các chế độ quân chủ Ả Rập là chế độ phản động, ủng hộ các phong trào cách mạng chống nhân dân, tương tự đối với các nước phương Tây, đặc biệt là Pháp và Hoa Kỳ''.
Nhà vua Morocco cảm thấy bị xúc phạm và bỏ ngang chuyến thăm Algeria. Về nước, ông chỉ đạo xuất bạn một tấm bản đồ Morocco mới, bao gồm cả những lãnh thổ tranh chấp với Algeria, gọi là ''Đại Morocco''. Sự kiện này gây ra một cuộc khủng hoảng ngoại giao giữa Morocco với Algeria-Ai Cập khi các bên liên tục chỉ trích nhau trên các kênh ngoại giao.
Còn với Cuba, nước này luôn lên tiếng ủng hộ Algeria và tố cáo quốc vương Morocco. Từ sau khi cách mạng Algeria thành công, đã có rất nhiều cố vấn, bác sĩ, sĩ quan,... từ Cuba đến Algeria. Đây là điều mà nhiều người Arab rất lo ngại, vì nó đe dọa sự thống nhất của thế giới Arab trước các thế lực bên ngoài. Morocco nhiều lần thông qua khối Arab yêu cầu Algeria trục xuất các cố vấn Cuba về nước nhưng đều bị từ chối.
Khi chiến tranh nổ ra, nó biến thành cuộc chiến 3 đánh 1, khi một mình Morocco đánh lại liên quân 3 nước Algeria-Cuba-Ai Cập.
Còn với Cuba, nước này luôn lên tiếng ủng hộ Algeria và tố cáo quốc vương Morocco. Từ sau khi cách mạng Algeria thành công, đã có rất nhiều cố vấn, bác sĩ, sĩ quan,... từ Cuba đến Algeria. Đây là điều mà nhiều người Arab rất lo ngại, vì nó đe dọa sự thống nhất của thế giới Arab trước các thế lực bên ngoài. Morocco nhiều lần thông qua khối Arab yêu cầu Algeria trục xuất các cố vấn Cuba về nước nhưng đều bị từ chối.
Khi chiến tranh nổ ra, nó biến thành cuộc chiến 3 đánh 1, khi một mình Morocco đánh lại liên quân 3 nước Algeria-Cuba-Ai Cập.
2/ Chiến tranh
Ngày 8/10/1963, một cuộc đụng độ bất ngờ ở biên giới giết chết 10 binh sĩ Hoàng gia Morocco. Đây không phải là phát súng đầu tiên của chiến tranh, nhưng là sự kiện gây thương vong lớn nhất. Trước đó từ tháng 8/1963, quân đội 2 bên đã triển khai dọc biên giới, kể cả những khu vực khô cằn nhất. Những người dân của các bộ lạc du mục ở biên giới 2 nước lũ lượt chạy về quê nhà do lo sợ chiến tranh. Các cuộc đấu súng đôi lúc xảy ra nhưng đều né tránh những dòng người tị nạn qua lại.
Các nỗ lực vũ trang chuẩn bị cho cuộc chiến chủ yếu đến từ Algeria. Do nước này có quân đội yếu hơn Morocco, họ đã nhờ đến nước ngoài và được hỗ trợ.
Liên Xô gửi cho Algeria 10 xe tăng T-34, mặc dù chính họ vừa bán xe tăng T-54 hiện đại hơn cho Morocco.
Đầu tháng 10 năm 1963, quân đội Ai Cập tuyên bố gửi 1000 binh lính cùng nhiều phương tiện đến hỗ trợ Algeria. Nhưng mãi đến sau này người ta mới biết, quân đội Ai Cập thậm chí đã gửi không quân trực tiếp chiến đấu, và đã bị bắn rơi.
Còn với Cuba, những sự can thiệp của nước này được ghi chép rất cụ thể. Họ đã lập ra đơn vị ''Grupo Especial de Instrucción'' tình nguyện đến Algeria. Đơn vị gồm 686 người dưới sự chỉ huy của tướng Efigenio Ameijeiras cùng 22 xe tăng T-34. Dù được chỉ thị giấu kín cuộc can thiệp này, Cuba vẫn bị lộ danh bởi tình báo Pháp ở Algeria âm thầm theo dõi họ.
Ngày 8/10/1963, một cuộc đụng độ bất ngờ ở biên giới giết chết 10 binh sĩ Hoàng gia Morocco. Đây không phải là phát súng đầu tiên của chiến tranh, nhưng là sự kiện gây thương vong lớn nhất. Trước đó từ tháng 8/1963, quân đội 2 bên đã triển khai dọc biên giới, kể cả những khu vực khô cằn nhất. Những người dân của các bộ lạc du mục ở biên giới 2 nước lũ lượt chạy về quê nhà do lo sợ chiến tranh. Các cuộc đấu súng đôi lúc xảy ra nhưng đều né tránh những dòng người tị nạn qua lại.
Các nỗ lực vũ trang chuẩn bị cho cuộc chiến chủ yếu đến từ Algeria. Do nước này có quân đội yếu hơn Morocco, họ đã nhờ đến nước ngoài và được hỗ trợ.
Liên Xô gửi cho Algeria 10 xe tăng T-34, mặc dù chính họ vừa bán xe tăng T-54 hiện đại hơn cho Morocco.
Đầu tháng 10 năm 1963, quân đội Ai Cập tuyên bố gửi 1000 binh lính cùng nhiều phương tiện đến hỗ trợ Algeria. Nhưng mãi đến sau này người ta mới biết, quân đội Ai Cập thậm chí đã gửi không quân trực tiếp chiến đấu, và đã bị bắn rơi.
Còn với Cuba, những sự can thiệp của nước này được ghi chép rất cụ thể. Họ đã lập ra đơn vị ''Grupo Especial de Instrucción'' tình nguyện đến Algeria. Đơn vị gồm 686 người dưới sự chỉ huy của tướng Efigenio Ameijeiras cùng 22 xe tăng T-34. Dù được chỉ thị giấu kín cuộc can thiệp này, Cuba vẫn bị lộ danh bởi tình báo Pháp ở Algeria âm thầm theo dõi họ.
Đó là những gì người ta biết trước cuộc chiến. Còn lại khi trận chiến diễn ra trong sa mạc từ tháng 10/1963 đến khi một thỏa thuận được giàn xếp vào tháng 2/1964, gần như không có tin tức gì về cuộc chiến. Rất ít phóng viên quốc tế dám theo chân quân đội đi vào một trong những hiểm địa nhất thế giới: giữa lòng sa mạc Sahara. Tuyệt đại đa số tư liệu ghi lại của cuộc chiến này là từ phía quân đội Morocco.
Dù không rõ diễn biến cụ thể, những gì diễn ra vào lúc ký kết hiệp định cho thấy một chiến thắng của quân Morocco. Quân đội Morocco có lợi thế về vũ khí và trang bị, thậm chí hầu hết tư liệu ảnh và video liên quân đến cuộc chiến này là do họ ghi lại. Đến cuối tháng 10 năm 1963, đã có tin tức quân đội Morocco chiếm được Tindouf và Bechar. Đó cũng là thời điểm mà Tổ chức châu Phi Thống nhất (OAU) sắp xếp thỏa thuận ngừng bắn. Dù vậy, phải đến tháng 2 năm 1964, một hiệp định chấm dứt chiến tranh mới được ký kết.
Thỏa thuận này là một thắng lợi ngoại giao với Algeria, dù họ đã thua trên chiến trường. Theo hiệp định, Morocco từ bỏ yêu cầu chủ quyền với các vùng lãnh thổ tranh chấp Tindouf và Bechar. Đổi lại, Algeria sẽ chấm dứt các hành động thù địch với chế độ quân chủ Morocco, đồng thời trục xuất các cố vấn nước ngoài khỏi Algeria. Khu vực tranh chấp được giám sát bởi Tổ chức châu Phi Thống nhất, đánh dấu vai trò đầu tiên của Tổ chức này.
Không ai biết rõ thương vong hai bên, cả 2 phía đều tuyên bố tiêu diệt từ ''hàng trăm đến hàng nghìn'' quân đối phương. Tình báo Pháp chỉ cho thấy 39 người Morocco và 60 người Algeria xác nhận thiệt mạng, có lẽ do thiếu thông tin xác thực.
Không có báo cáo về thương vong của Cuba và Ai Cập, nhưng chắc chắn có 4 phi công Ai Cập bị bắn rơi và bắt giữ.
Không có báo cáo về thương vong của Cuba và Ai Cập, nhưng chắc chắn có 4 phi công Ai Cập bị bắn rơi và bắt giữ.
Sau này, năm 1976 hai nước còn đánh nhau một trận rất lớn ở Amgala. Hàng trăm người ở cả bên đã chết, bằng tất cả số người chết trong cuộc chiến năm 1963-1964 cộng lại. Trận đánh tiếp tục là thất bại của quân đội Algeria, với hàng nghìn người bị bắt vào trong các trại tù binh của Morocco. Từ đó về sau, hai nước chưa đánh nhau thêm trận lớn nào.
3/ Những sự thật thú vị bên cạnh.
-Đến lúc trả lời câu hỏi đầu bài: tại sao Morocco lại ''cà khịa'' quốc tang của Tổng thống Ai Cập?
Số là vào một ngày cuối năm 1963, quân đội Morocco đang chiến đấu trong sa mạc Sahara đã bắn rơi một máy bay chiến đấu của đối phương. Họ phát hiện ra máy bay bị bắn hạ không phải của quân đội Algeria, mà là của quân đội Ai Cập. Morocco nhận thấy sẽ là một đòn tuyên truyền lợi hại khi công bố sự can thiệp của quân đội nước ngoài vào cuộc chiến giữa Morocco và Algeria, nên đã bắt 4 phi công Ai Cập về trình diện trước báo chí quốc tế. Trong 4 phi công hôm đó, có một sĩ quan trẻ tên: Hosni Mubarak.
Dĩ nhiên lúc đó chẳng ai bận tâm chàng sĩ quan trẻ đó làm gì. Nhưng sau này, Mubarak trở thành Tổng thống Ai Cập, thậm chí cầm quyền tới tận 30 năm từ 1981 tới 2011. Ông qua đời năm 2020 trong lễ quốc tang, được người dân Ai Cập thương tiếc. Tuy nhiên, đúng thời điểm đó các đài truyền hình Morocco đồng loạt ''cà khịa'' bằng cách phát lại đoạn video năm xưa chiếu cảnh chàng phi công Ai Cập Hosni Mubarak bị thẩm vấn trước báo giới. Cư dân Ai Cập coi đây là một hành vi thiếu tôn trọng của Morocco, còn Algeria coi hành động của Morocco là cố tình khuấy lại căng thẳng quá khứ. Hậu quả là dân mạng 3 nước này khẩu chiến trên mạng dữ dội.
Mặc dù tin đồn về việc Mubarak từng bị bắt đã lan truyền từ lâu, nhưng phải đến khi Morocco công bố đoạn video hiếm trong kho tư liệu vào năm 2018, người ta mới biết sự kiện đó một cách rộng rãi. Trớ trêu hơn nữa, khi thực ra Mubarak sau này lại là một trong những người thân thiết với Morocco nhất. Mối quan hệ Morocco-Ai Cập trong thời đại Mohamed Hosni Mubarak rất tốt đẹp, không bị ảnh hưởng bởi sự cố này và được cho là một trò hề của lịch sử.
Sau này khi quốc vương Hassan II của Morocco qua đời, Mubarak là lãnh đạo cuối cùng ông đón tiếp.
Sau này khi quốc vương Hassan II của Morocco qua đời, Mubarak là lãnh đạo cuối cùng ông đón tiếp.
-Morocco và ''trục những người bị ruồng bỏ'': Do cuộc chiến này và xa hơn là vấn đề tây Sahara, Morocco đã tự tách mình khỏi châu Phi và tự coi mình chỉ duy nhất thuộc về khối Arab. Sau khi ký hiệp ước hòa bình với Algeria, Morocco đã đơn phương hủy bỏ mọi mối quan hệ với các nước còn lại ở Châu Phi, do cho rằng các quốc gia này đồng lõa với Cuba và Algeria chống lại Morocco. Suốt những năm sau đó, quan hệ giữa Morocco và châu Phi luôn căng thẳng, và nước này đã rút khỏi liên minh châu Phi (AU).
Việc tự cô lập của Morocco lại trùng hợp với hoàn cảnh của 3 nước khác là: Israel, Nam Phi, Đài Loan. Vì những lý do khác nhau, 3 nước này bị nhiều nước trong cộng đồng quốc tế tẩy chay, hay nói cách khác là bị cô lập về ngoại giao. Các nước này hợp tác cùng nhau thành một nhóm không chính thức gọi là ''trục những người bị ruồng bỏ'', tương trợ nhau về kinh tế, ngoại giao, kỹ thuật hay thậm chí là ... bom hạt nhân! Israel và Nam Phi được cho là đã bí mật cùng nhau chế tạo và thử bom hạt nhân trên Ấn Độ Dương năm 1979.
Morocco, có mâu thuẫn với 2 trong 3 nước trên. Họ phản đối Israel về vấn đề Palestine, và phản đối Nam Phi về chế độ phân biệt chủng tộc. Tuy nhiên, trong khuôn khổ nhất định, Morocco vẫn hỗ trợ Nam Phi trong các vấn đề liên quan đến châu Phi, thường là chống lại các nước cánh tả châu Phi. Chương trình vũ khí hạt nhân của Nam Phi được cho là có sự hỗ trợ tài chính từ Morocco, trong bối cảnh Nam Phi hứng chịu cấm vận khốc liệt nhất thế giới thời đó. Vì vậy, Morocco đôi lúc được coi là thành viên thứ 4 trong ''trục những người bị ruồng bỏ''
Đến năm 2017, Morocco là nước duy nhất ở châu Phi không gia nhập Liên minh châu Phi (AU). Mãi đến tháng 1 năm 2017, nước này mới đồng ý gia nhập AU sau nhiều năm tổ chức này ''dỗ dành''.
-Morocco và Cuba: Morocco cắt đứt quan hệ với Syria, Ai Cập và Cuba trong chiến tranh, và sau đó không khôi phục với Cuba. Theo đó, Morocco cắt quan hệ ngoại giao với Cuba không phải vì tội đánh họ mà vì tội ''dám làm mà không dám chịu''. Dù đã có bằng chứng rõ ràng được tình báo Pháp thu thập về sự có mặt của 686 lính Cuba ở cảng Oran của Algeria ngày 22/10/1963, nước này vẫn liên tục phủ nhận sự can dự. Morocco là một trong những nước ít ỏi chưa khôi phục quan hệ với Cuba. Nhưng cũng vào năm 2017, Cuba đã đồng ý khôi phục quan hệ, đi đôi với việc từ bỏ hỗ trợ cho các nhóm ly khai Tây Sahara chống Morocco.
-Morocco và Cuba: Morocco cắt đứt quan hệ với Syria, Ai Cập và Cuba trong chiến tranh, và sau đó không khôi phục với Cuba. Theo đó, Morocco cắt quan hệ ngoại giao với Cuba không phải vì tội đánh họ mà vì tội ''dám làm mà không dám chịu''. Dù đã có bằng chứng rõ ràng được tình báo Pháp thu thập về sự có mặt của 686 lính Cuba ở cảng Oran của Algeria ngày 22/10/1963, nước này vẫn liên tục phủ nhận sự can dự. Morocco là một trong những nước ít ỏi chưa khôi phục quan hệ với Cuba. Nhưng cũng vào năm 2017, Cuba đã đồng ý khôi phục quan hệ, đi đôi với việc từ bỏ hỗ trợ cho các nhóm ly khai Tây Sahara chống Morocco.
Lịch sử
/lich-su
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất