Chiến binh cầu vồng - Chuyện về những con người dám thách thức số phận
Người ta chỉ đấu tranh để bảo vệ và giành lấy những thứ thuộc về mình. Như Coolleen McCulough đã nói "Những gì đẹp đẽ chỉ đến nếu trả...
Người ta chỉ đấu tranh để bảo vệ và giành lấy những thứ thuộc về mình. Như Coolleen McCulough đã nói "Những gì đẹp đẽ chỉ đến nếu trả giá bằng nỗi khổ đau vĩ đại".
Để đạt cái mình muốn, người ta phải đấu tranh và phải trả giá rất đắt.
Để đấu tranh đòi quyền tự do độc lập, nhiều người lính đã ngã xuống nơi chiến trường.
Để đấu tranh cho tiến bộ của nhân loại, nhiều nhà khoa học phải từ bỏ mạng sống vì quan niệm tiến bộ của mình.
Và để đấu tranh đến trường, 10 chiến binh cầu vồng phải trải qua biết bao thử thách khó khăn về điều kiện kinh tế, định kiến xã hội, rào cản cuộc sống...
Câu chuyện có thật này xảy ra cách đây hơn 30 năm tại một hòn đảo bị lãng quên phía Tây Indonesia. Thời đó việc học là thứ gì quá xa xỉ với tầng lớp lao động ở đây, 7 tuổi nơi bọn trẻ con mơ về là những công trường khai thác thiếc, khai thác dừa rộng lớn.
Ấy vậy mà có 10 đứa trẻ nghèo khổ dám cả gan thách thức quan niệm phổ biến này, chúng thích học đến mức dám vật lộn với cuộc sống để được đến trường.
Chúng là những chiến binh cầu vồng của một thế giới ngày mai.
Vào ngày khai giảng năm học mới, trường Muhammadiyah đứng trước nguy cơ đóng cửa do chỉ thị từ cấp trên phải đủ 10 học sinh mới được phép hoạt động.
Và phép màu đã xuất hiện khi cậu bé thứ 10 Harun - một chàng trai bị thiểu năng trí tuệ- xuất hiện vào phút cuối. Ngôi trường duy nhất cho trẻ em nghèo trên đảo Belitong tránh khỏi nguy cơ xóa sổ.
Lintang, Akiong, Mahar, Sahara, Harun... đã vật lộn với cái nghèo đến cùng vì ước mơ được đi học. Cũng như ngôi trường 120 năm tuổi ọp ẹp này đã ngoan cường đứng vững trên mảnh đất Belitong, làm cầu nối bắc qua bến bờ tri thức cho nhiều hế hệ học sinh.
7 năm học họ phải đối mặt với nhiều hoàn cảnh nguy cấp, nhiều khi bị dồn vào bước đường cùng, phải đóng cửa ngôi trường vì lợi ích kinh tế của người giàu, và sự vô tâm của người dân về vai trò của giáo dục, thầy trò trường Muhammadiyah vẫn lạc quan tin tưởng về tương về tương lai xán lạn cho mình.
Bài viết có tham khảo nhiều thông tin của bài:
Sách
/sach
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất