Viết bởi: MK Gandhi
Dịch bởi: Sushila Nayar
Xuất bản lần đầu: tháng 10 năm 1948
Cuốn sách được dịch 1 phần qua tiếng Việt. Đây là quan điểm về các vấn đề về sức khỏe, đòi hỏi người đọc cần thận trọng trước khi tiếp nhận.
VỀ TÁC GIẢ
Mahātmā Gāndhī (2 tháng 10 năm 1869 – 30 tháng 1 năm 1948), là một vị anh hùng dân tộc Ấn Độ, người chỉ đạo cuộc kháng chiến chống chế độ thực dân của Đế quốc Anh và giành độc lập cho Ấn Độ với sự ủng hộ của hàng triệu người dân. Trong suốt cuộc đời, ông phản đối tất cả các hình thức khủng bố bạo lực và thay vào đó, chỉ áp dụng những tiêu chuẩn đạo đức tối cao. Nguyên lý bất bạo lực được ông đề xướng với tên Chấp trì chân lý đã ảnh hưởng đến các phong trào đấu tranh bất bạo động trong và ngoài nước cho đến ngày nay, bao gồm phong trào Vận động Quyền công dân tại Hoa Kỳ (American Civil Rights Movement) được dẫn đầu bởi Martin Luther King, Jr..
Mahātmā Gāndhī được coi là Lãnh tụ của đất nước Ấn Độ. Từ lúc lãnh đạo cuộc đấu tranh giành tự do và đứng đầu đảng Quốc dân Đại hội Ấn Độ (Indian National Congress) năm 1918, ông được hàng triệu dân Ấn Độ gọi một cách tôn kính là Mahātmā, nghĩa là "Linh hồn lớn", "Vĩ nhân" hoặc "Thánh". Mặc dù Gandhi không hài lòng với những cách gọi tôn vinh nhưng đến ngày nay, danh hiệu Mahātmā Gāndhī (Thánh Gāndhī) vẫn thường được dùng hơn tên Mohandas Gāndhī trên thế giới. Ngoài việc được xem là nhà lãnh đạo Ấn Độ vĩ đại nhất, ông còn được nhiều người Ấn tôn kính như người Cha Tổ quốc (gọi theo tiếng Hindi là Bapu). Ngày sinh của ông, 2 tháng 10, là ngày lễ quốc gia của Ấn Độ. Năm 2007, Liên Hợp Quốc ra nghị quyết lấy ngày 2 tháng 10 là Ngày Quốc tế Bất Bạo động."
LỜI NÓI ĐẦU
Tôi đặt tên cho cuốn sách này: Chìa khóa cho Sức khỏe. Bất cứ ai tuân theo các quy tắc của sức khỏe được đề cập trong cuốn sách này sẽ thấy rằng họ đã có trong tay một chiếc chìa khóa thực sự để mở khóa cánh cửa dẫn họ đến với sức khỏe. Họ sẽ không cần phải gõ cửa các bác sĩ hoặc thầy thuốc cổ truyền từ ngày này qua ngày khác.
Cung điện Aga Khan,
Yeravda, 27-8-1942
1. CƠ THỂ CON NGƯỜI
Cần phải hiểu ý nghĩa của từ sức khỏe, trước khi đi vào mô tả về cơ thể con người. Nhắc đến sức khỏe, có nghĩa là một cơ thể thoải mái dễ chịu. Anh ta là một người đàn ông khỏe mạnh, cơ thể không bệnh tật; anh ấy thực hiện các hoạt động bình thường của mình mà không mệt mỏi. Một người đàn ông như vậy có thể dễ dàng đi bộ mười đến mười hai dặm một ngày (từ 16 đến 20 km), và thực hiện các công việc lao động chân tay bình thường mà không thấy mệt mỏi.
Anh ta có thể tiêu hóa các thức ăn đơn giản và thông thường. Tâm trí và các giác quan của anh ấy ở trong trạng thái cân bằng và hài hòa.
Một người đàn ông có thể lực phi thường chưa chắc đã khỏe mạnh, ví như các lực sĩ. Anh ta chỉ đơn thuần là phát triển cơ bắp của mình, và có lẽ phải trả giá bằng một thứ khác.
Cần phải có đủ kiến ​​thức về cơ thể người mới mong đạt được tiêu chuẩn sức khỏe kể trên.
Chỉ Thượng Đế mới biết phương pháp giáo dục truyền dạy trong thời cổ đại. Những người làm công tác nghiên cứu về chủ đề sức khỏe này có thể cho chúng ta biết điều gì đó, nhưng chỉ vài điều, về nó. Nhưng tất cả chúng ta đều có một số kinh nghiệm về nền giáo dục hiện đại ở đất nước này. Chúng không hề liên quan gì đến cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Vì vậy, chúng khiến chúng ta gần như hoàn toàn không biết gì về cơ thể của chính mình. Sự hiểu biết của chúng ta về ngôi làng của chúng ta và các cánh đồng của chúng ta cũng có chung một số phận, không biết gì thêm hơn. Mặt khác, chúng ta được dạy về những điều không liên quan đến cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Tôi không có ý nói rằng những kiến ​​thức như vậy là vô ích. Nhưng mọi thứ đều có chỗ đứng riêng của nó. Trước tiên, chúng ta phải biết đủ về cơ thể của chúng ta, ngôi nhà của chúng ta, ngôi làng của chúng ta và môi trường xung quanh nó, các nền văn hóa phát triển ở đó và lịch sử vùng đất trước khi tiếp tục làm bất cứ điều gì khác. Kiến thức chung được mở rộng dựa trên kiến ​​thức sơ cấp này có thể làm cuộc sống thêm phong phú.
Cơ thể con người được tạo thành từ những gì các nhà triết học cổ đại mô tả là ngũ hành. Chúng là đất, nước, chân không (Akash), ánh sáng và không khí.
Mọi hoạt động của con người đều được thực hiện nhờ trí óc với sự hỗ trợ của mười giác quan.
Đấy là năm giác quan hành động, tức là tay, chân, miệng, hậu môn và bộ phận sinh dục, và năm giác quan nhận thức, tức là sờ qua da, ngửi qua mũi, nếm qua lưỡi, nhìn qua mắt và nghe qua tai. Suy nghĩ là chức năng của tâm trí và một số người đã gọi nó là giác quan thứ mười một. Khi có sức khỏe tốt, tất cả các giác quan và trí óc hoạt động phối hợp hoàn hảo.
Hoạt động bên trong của cỗ máy con người thật tuyệt diệu. Cơ thể con người là vũ trụ thu nhỏ. Những gì không thể tìm thấy trong cơ thể thì không có trong vũ trụ. Do đó, đã thành công thức của các nhà triết học, rằng vũ trụ ở bên trong phản ánh vũ trụ bên ngoài. Bởi thế, từ kiến ​​thức hoàn hảo của chúng ta về cơ thể của chúng ta, chúng ta sẽ biết về vũ trụ. Nhưng ngay cả những bác sĩ giỏi nhất cũng như thầy thuốc cổ truyền cũng không thể có được chúng. Sẽ là tự phụ đối khi một người không chuyên khao khát nắm giữ điều đó. Chưa ai phát hiện ra một công cụ có thể cung cấp cho chúng ta thông tin về tâm trí con người. Các nhà khoa học đã đưa ra những mô tả hấp dẫn về các hoạt động diễn ra bên trong và bên ngoài cơ thể, nhưng không ai có thể nói được điều gì khiến chiếc bánh xe quay. Ai có thể giải thích lý do tại sao tồn tại và làm thế nào cái chết phát sinh, hoặc báo trước thời gian của nó? Nói tóm lại, sau khi khảo cứu và lập luận vô tận, sau kinh nghiệm dài đằng đẵng, con người đã hiểu ra rằng mình biết ít ỏi như thế nào.
Một cơ thể người hoạt động tốt phụ thuộc vào sự vận hành hài hòa của các bộ phận khác nhau tạo nên nó. Nếu tất cả bộ phận hoạt động một cách có trật tự, cơ thể sẽ hoạt động tốt. Chỉ cần một trong những bộ phận thiết yếu xảy ra vấn đề, nó sẽ dừng lại. Ví dụ, nếu quá trình tiêu hóa bị rối loạn, toàn bộ cơ thể sẽ trở nên chùng xuống. Do đó, người bị khó tiêu và táo bón nhẹ không biết và không nắm được những quy luật cơ bản về sức khỏe. Hai điều này là nguyên nhân sâu xa của vô số bệnh tật.
Câu hỏi tiếp theo khiến chúng ta phải chú ý là: Cơ thể con người dùng để làm gì? Mọi thứ trên thế giới đều có thể được sử dụng và bị lạm dụng. Điều này cũng áp dụng cho cơ thể. Chúng ta lạm dụng nó khi chúng ta sử dụng nó cho những mục đích ích kỷ, để thỏa mãn bản thân hoặc để làm hại người khác. Nó sẽ được sử dụng đúng cách nếu chúng ta tự kiềm chế cái tôi và cống hiến hết mình cho việc phục vụ toàn thế giới. Linh hồn con người là một phần tinh thần vũ trụ của Đấng Tạo Hóa. Khi tất cả các hoạt động của chúng ta đều hướng tới việc tạo ra sự kết nối này, cơ thể sẽ trở thành một ngôi đền xứng đáng là nơi trú ngụ của tinh thần.
Cơ thể đã được mô tả như một mỏ đất. Nhìn ở góc độ thích hợp, không có gì cường điệu trong tuyên bố này. Nếu cơ thể không có gì khác ngoài thứ đất này, sẽ là vô ích khi phải chịu đựng nhiều đau đớn để chăm sóc cơ thể. Nhưng nếu cái gọi là mỏ đất này có thể được đưa vào sử dụng tốt, nhiệm vụ đầu tiên của chúng ta là phải làm sạch nó và giữ cho nó ở tình trạng tốt. Đá quý và mỏ vàng cũng có sự xuất hiện của lớp đất thông thường trên bề mặt. Biết rằng có vàng và đá quý bên dưới khiến con người phải bỏ ra hàng triệu đô la và thuê những bộ óc khoa học để có được những gì nằm trong những mỏ khai thác này.
Tương tự như vậy, chúng ta không thể không cố gắng hết sức mình để giữ cho ngôi đền của tinh thần, là cơ thể con người – ở trong tình trạng tốt.
Con người đến thế gian để trả món nợ cho mình, nghĩa là để phục vụ Đấng Tạo Hóa và (hoặc thông qua) tạo vật của Ngài. Bằng cách giữ quan điểm này trước mắt mình, con người đóng vai trò như một người lính canh gác thân thể của mình. Anh ta có nhiệm vụ phải chăm sóc cơ thể của mình như thế, để cho phép cơ thể thực hiện lý tưởng và nghĩa vụ phục vụ với khả năng tốt nhất có thể.
2. KHÔNG KHÍ
Không ai có thể sống mà không có không khí, tựa như một người không thể không uống nước trong vòng vài ngày hay không thể không ăn thức ăn trong một khoảng thời gian dài hơn. Vì vậy, thiên nhiên đã bao bọc chúng ta bằng không khí từ mọi phía để chúng ta có thể có được chúng mà không cần phải nỗ lực cố gắng gì.
Chúng ta hít không khí qua mũi vào phổi. Phổi hoạt động như một loại ống thổi. Không khí trong khí quyển mà chúng ta hít thở có chứa một chất quan trọng, một loại khí được gọi là Oxy. Không khí mà chúng ta thở ra có chứa khí thải.
Những chất khí thải ra này có thể giết chết chúng ta nếu chúng ngay lập tức không phát tán ra bên ngoài và được thay thế bằng không khí trong khí quyển. Do đó, cực kì cần thiết để có hệ hô hấp khỏe mạnh.
Không khí liên kết chặt chẽ với máu trong phổi và làm sạch máu. Nhiều người không biết phương pháp thở. Khiếm khuyết này ngăn cản quá trình thanh lọc đầy đủ máu của họ. Một số người thường thở bằng miệng thay vì bằng mũi. Đây là một thói quen xấu. Thiên nhiên đã thiết kế chiếc mũi một cách tinh vi để nó hoạt động như một bộ lọc cho không khí đi vào và cũng làm ấm không khí. Khi thở bằng miệng, không khí trong khí quyển đi đến phổi mà không qua quá trình lọc hoặc làm ấm trước. Do đó, những người không biết cách thở nên thực hiện các bài tập thở. Các bài tập này rất dễ học và hữu ích. Tôi không muốn thảo luận về các tư thế thở trong thiền định hoặc tư thế gì khác. Tôi không có ý nói rằng những tư thế khó không quan trọng hay hữu ích. Nhưng tôi muốn nhấn mạnh rằng một cuộc sống điều độ tốt hơn hẳn lợi ích của việc nghiên cứu và thực hành các tư thế hoặc bài tập công phu. Bất kỳ tư thế thoải mái nào đảm bảo thở bằng mũi và mở rộng lồng ngực tự do là đủ cho mục đích của chúng ta.
Nếu chúng ta ngậm chặt miệng, việc thở sẽ phải được thực hiện bằng mũi. Cũng giống như chúng ta đánh răng mỗi sáng, mũi cũng cần được làm sạch. Nước sạch, lạnh hoặc âm ấm, là tác nhân tốt nhất cho mục đích này. Nó nên được lấy trong một cái cốc hoặc trong lòng bàn tay và hút qua một lỗ mũi. Có thể hút nước lên qua một bên lỗ mũi, lỗ còn lại đóng và sau đó đẩy nước đi ra ngoài – bằng cách mở và đóng một bên. Quá trình này nên được thực hiện nhẹ nhàng để tránh khó chịu.
Để làm sạch phần sau của mũi được gọi là vòm họng, nước phải được đưa ra ngoài qua đường miệng hoặc thậm chí có thể nuốt.
Chúng ta phải thấy rằng không khí mà chúng ta hít thở là trong lành. Thật tốt khi tập luyện thói quen ngủ dưới các vì sao. Nỗi sợ hãi bị cảm lạnh nên được loại bỏ khỏi tâm trí. Có thể giữ lạnh bằng nhiều lớp chăn. Lớp chăn phủ này không được vượt cao qua cổ. Nếu cảm thấy lạnh trên đầu, ta có thể được che đầu bằng một mảnh khăn riêng biệt. Đường hô hấp - mũi - không bao giờ được phép che đậy.
Nên thay quần áo ban ngày sang quần áo rộng rãi ban đêm trước khi đi nghỉ. Trên thực tế, không cần mặc quần áo vào ban đêm khi người ta ngủ với một tấm khăn ngủ quấn quanh người. Nên tránh mặc quần áo bó sát ngay cả ban ngày.
Không khí trong khí quyển xung quanh chúng ta không phải lúc nào cũng trong lành, và ở tất cả các quốc gia đều không giống nhau. Việc lựa chọn đất nước không phải lúc nào cũng nằm trong tay chúng ta, nhưng việc lựa chọn một ngôi nhà ở một địa phương phù hợp là tùy thuộc vào chúng ta ở một mức độ nhất định. Nguyên tắc chung là nên sống trong một khu vực không quá đông đúc và yêu cầu ngôi nhà phải đủ ánh sáng tự nhiên và thông gió tốt.
3. NƯỚC
Bên cạnh không khí, nước là nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Chúng ta không thể sống thiếu nước quá vài ngày, cũng như nếu không có không khí, chúng ta không sống quá vài phút.
Do đó, như trong trường hợp không khí, thiên nhiên đã cung cấp cho chúng ta một lượng nước dồi dào. Con người không thể sống trên mảnh đất cằn cỗi, nơi không có nước. Những vùng đất sa mạc rộng lớn hoàn toàn không có người ở.
Để cơ thể khỏe mạnh, mọi người nên uống 5 lbs (2.27 lít) nước hoặc thức ăn lỏng khác trong 24 giờ. Nước uống phải tinh khiết. Ở nhiều nơi, rất khó để có được nước tinh khiết. 
Bất cứ nơi nào chúng ta nghi ngờ về độ tinh khiết của nước, nước cần phải được đun sôi trước khi uống. Trên thực tế, mọi người nên mang theo nước uống bên mình. Nhiều người theo đạo Hindu chính thống ở Ấn Độ không uống nước khi đi du lịch vì những định kiến ​​tôn giáo. Chắc chắn, người được soi sáng và giác ngộ có thể làm điều tốt cho cơ thể vì lợi ích sức khỏe, những người thiếu hiểu biết vẫn còn chống đối nhân danh tôn giáo của họ!
4 . THỰC PHẨM
Sự thật là con người không thể sống mà không có không khí và nước, nhưng thứ nuôi dưỡng cơ thể là thực phẩm. Do đó có câu nói, thức ăn là cuộc sống.
Thực phẩm có thể được chia thành ba loại: chay, nhiều thịt và hỗn hợp. Thực phẩm thịt bao gồm thịt gia cầm và cá. Sữa là một sản phẩm từ động vật và không bao giờ có thể được đưa vào chế độ ăn chay nghiêm ngặt. Sữa phục vụ cho những mục đích của thịt ở một mức độ rất lớn. Trong ngôn ngữ y học, sữa được phân loại là thức ăn nguồn gốc động vật. Có một bộ phận nhà tu không coi sữa là đồ ăn nguồn gốc động vật. Mặt khác, trứng được nhiều người coi như một loại thức ăn tương tự như thịt. Trong thực tế, chúng không phải là vậy. Ngày nay trứng vô trùng được sản xuất. Gà mái đẻ trứng mà không cần đến gà trống. Trứng vô trùng không bao giờ phát triển thành gà con. Vì vậy, những người có thể uống sữa thì không nên phản đối sử dụng trứng vô trùng.
Quan điểm ​​y học chủ yếu ủng hộ một chế độ ăn hỗn hợp, mặc dù ngày càng có nhiều trường phái tin tưởng ​​mạnh mẽ rằng các bằng chứng giải phẫu và sinh lý học ủng hộ việc con người ăn chay. Răng, dạ dày, ruột, v.v. của con người dường như chứng minh rằng thiên nhiên đã làm cho con người ăn chay.
Chế độ ăn chay, ngoài ngũ cốc, các loại đậu, rễ, củ và lá ăn được, còn bao gồm trái cây - tươi và khô. Trái cây khô bao gồm các loại hạt như hạnh nhân, quả hồ trăn, quả óc chó, v.v.
Tôi luôn ủng hộ chế độ ăn chay thuần túy. Nhưng kinh nghiệm đã cho tôi biết rằng để giữ được thân hình cân đối hoàn hảo, chế độ ăn chay phải bao gồm sữa và các sản phẩm từ sữa như sữa đặc, bơ, bơ sữa, ... Đây là một sự thay đổi đáng kể so với ý tưởng ban đầu của tôi. Tôi đã từng loại bỏ sữa khỏi chế độ ăn uống của mình trong sáu năm. Vào thời điểm đó, tôi cảm thấy không xấu hơn khi loại bỏ sữa. Nhưng đến năm 1917, do sự thiếu hiểu biết của bản thân, tôi bị mắc bệnh kiết lỵ nặng. Tôi đã gầy đi như một bộ xương, nhưng tôi ngoan cố không chịu uống bất kỳ loại thuốc nào và cũng bướng bỉnh không chịu uống sữa hoặc dùng bơ sữa. Nhưng tôi không thể dựng người lên và cũng không đủ sức để rời khỏi giường. Tôi đã từng thề không bao giờ uống sữa. Một người bạn bác sĩ bào chữa rằng lúc phát nguyện, trong đầu tôi có lẽ chỉ có sữa trâu bò; lời thề đâu ngăn cản tôi uống sữa dê? Vợ tôi ủng hộ bác sĩ và tôi đã lùi bước. Sự thật mà nói, đối với một người đã bỏ sữa, mặc dù lúc phát nguyện chỉ có con bò và con trâu, thì sữa dễ cũng là thứ cấm kị. Tất cả các loại sữa động vật thực tế có thành phần giống nhau, mặc dù tỷ lệ các thành phần khác nhau đôi chút trong từng trường hợp. Vì vậy, tôi có thể được cho là chỉ giữ hình thức, chứ không phải tuân giữ tinh thần của lời thề. Dù sao, sữa dê được mang đến ngay lập tức và tôi đã uống nó. Nó dường như mang lại cho tôi một nguồn sinh lực, sức sống mới. Tôi nhấc tay chân và nhanh chóng có thể rời khỏi giường và đi lại. Vì điều này và một số kinh nghiệm tương tự, tôi buộc phải thừa nhận sự cần thiết của việc bổ sung sữa vào chế độ ăn chay nghiêm ngặt.
Nhưng tôi tin rằng trong vương quốc thực vật rộng lớn phải có một số loại, trong khi cung cấp những chất cần thiết mà chúng ta có thể lấy được từ sữa và thịt, không có nhược điểm của chúng, về mặt đạo đức hoặc các mặt khác.
Theo ý kiến ​​của tôi, có những hạn chế nhất định trong việc uống sữa hoặc thịt. Để có được thịt, chúng ta phải giết hại động vật. Và chắc chắn chúng ta đã không uống bất kỳ loại sữa nào khác ngoại trừ sữa của người mẹ trong thời thơ ấu. Ngoài vấn đề đạo đức, có những lý lẽ khác, hoàn toàn từ quan điểm về sức khỏe. Cả sữa và thịt đều mang những khiếm khuyết của con vật mà chúng được lấy.
Gia súc thuần hóa hầu như không bao giờ hoàn toàn khỏe mạnh. Cũng giống như con người, gia súc mắc vô số bệnh. Một số trong số này có bệnh được ẩn giấu ngay cả khi gia súc được kiểm tra y tế định kỳ. Bên cạnh đó, việc kiểm tra y tế cho tất cả gia súc ở Ấn Độ dường như là một chuyện bất khả thi, ít nhất là vào thời điểm hiện tại. Tôi từng điều hành sữa tại đạo quán Sevagram. Tôi có thể dễ dàng nhận được sự kiểm tra và hỗ trợ y tế từ những người bạn bè y khoa. Tuy nhiên, tôi không thể nói chắc chắn rằng tất cả gia súc trong khu sữa Sevagram đều khỏe mạnh. Ngược lại, một con bò vốn được mọi người coi là khỏe mạnh lại bị phát hiện mắc bệnh lao. Trước khi chẩn đoán này được đưa ra, sữa của con bò đó đã được sử dụng thường xuyên ở đạo quán. Đạo quán cũng lấy sữa từ bò của những người nông dân trong khu vực lân cận. Gia súc của họ chưa qua kiểm tra y tế. Rất khó để xác định liệu một mẫu sữa cụ thể có an toàn để tiêu thụ hay không. Chúng ta phải đảm bảo mức độ an toàn qua việc đun sôi sữa để có thể đảm bảo cho chúng ta. Nếu đạo tràng không thể đảm bảo về việc kiểm tra y tế nghiêm ngặt cho số gia súc và không hoàn toàn chắc chắn về sự an toàn của các sản phẩm sữa của họ, thì tình hình ở những nơi khác cũng không có khả năng tốt hơn chút nào. Những gì áp dụng cho gia súc lấy sữa áp dụng theo phạm vi rộng lớn hơn nhiều đối với động vật bị giết mổ để lấy thịt. Theo nguyên tắc chung, con người chỉ phụ thuộc vào may mắn để thoát khỏi những rủi ro như vậy. Anh ấy dường như không lo lắng nhiều về sức khỏe của mình. Anh ta tự cho mình là người khá an toàn trong pháo đài y tế của mình dưới bảo đảm của các bác sĩ, thầy thuốc truyền thống. Mối lo lắng và trăn trở chính của anh là làm thế nào để có được sự giàu có và địa vị trong xã hội. Nỗi lo này làm lu mờ mọi thứ khác. Vì vậy, chừng nào một nhà khoa học vị tha nào đó, nhờ kết quả của công việc nghiên cứu bền bỉ, phát hiện ra một loại thực vật thay thế sữa và thịt, thì con người sẽ tiếp tục lấy thịt và sữa.
Bây giờ chúng ta hãy xem xét chế độ ăn uống hỗn hợp. Con người cần thức ăn có thể cung cấp các chất nuôi dưỡng mô cơ giúp thúc đẩy sự phát triển và bổ sung sự tiêu hao hàng ngày của cơ thể. Thức ăn cũng nên chứa một số thứ có thể cung cấp năng lượng, chất béo, một số muối khoáng và thức ăn thô xanh để hỗ trợ quá trình bài tiết chất thải. Các chất nuôi dưỡng mô cơ được gọi là protein. Chúng được lấy từ sữa, thịt, trứng, đậu và các loại hạt. Nói cách khác, protein có trong sữa và thịt là protein động vật dễ tiêu hóa và dễ hấp thụ hơn, có giá trị hơn so với protein thực vật. Sữa tốt hơn thịt. Những nhà y học cho chúng ta biết rằng trong trường hợp không thể tiêu hóa thịt, sữa sẽ được tiêu hóa khá dễ dàng. Đối với người ăn chay, sữa là nguồn cung cấp protein động vật duy nhất, là một thứ rất quan trọng của chế độ ăn kiêng. Protein có trong trứng sống được coi là loại protein dễ tiêu hóa nhất trong tất cả các loại protein.
Nhưng không phải ai cũng có điều kiện uống sữa. Và không phải nơi nào cũng có sữa. Tôi muốn đề cập ở đây một thực tế rất quan trọng liên quan đến sữa.
Trái với suy nghĩ của nhiều người, sữa tách béo là một thực phẩm rất có giá trị với chế độ ăn kiêng.
Có những lúc nó còn hữu ích hơn cả sữa nguyên chất. Chức năng chính của sữa là cung cấp protein ( chất đạm) để nuôi dưỡng và phục hồi mô cơ. Việc tách béo trong sữa loại bỏ một phần chất béo, hoàn toàn không ảnh hưởng đến protein. Hơn nữa, các dụng cụ hớt váng có sẵn không thể loại bỏ hết chất béo trong sữa. Không có bất kỳ khả năng nào về một công cụ như vậy được chế tạo.
Cơ thể cần những thứ khác ngoài sữa nguyên chất hoặc tách béo. Tôi dành vị trí thứ hai cho ngũ cốc - lúa mì, gạo, hạt bo bo, hạt kê, ..vv.. Đây là những ngũ cốc sử dụng làm thức ăn chính. Các loại ngũ cốc khác nhau được sử dụng làm lương thực chính ở các tỉnh khác nhau ở Ấn Độ.
Ở nhiều nơi, nhiều loại ngũ cốc được ăn cùng một lúc, ví dụ, một lượng nhỏ lúa mì, hạt kê và gạo thường được ăn cùng nhau.
Hỗn hợp này không cần thiết cho việc nuôi dưỡng cơ thể. Nó gây khó khăn trong việc điều chỉnh lượng thức ăn nạp vào và gây căng thẳng cho quá trình tiêu hóa. Vì tất cả các loại ngũ cốc này cung cấp tinh bột là chủ yếu, nên tốt hơn là bạn chỉ nên ăn một loại tại một thời điểm. Lúa mì có thể được coi là vua trong số các loại ngũ cốc. Nếu chúng ta nhìn vào bản đồ thế giới, chúng ta thấy rằng lúa mì chiếm vị trí đầu tiên. Từ quan điểm của sức khỏe, nếu chúng ta có thể có đủ lúa mì, gạo và các loại ngũ cốc khác trở nên vô dụng. Nếu không có lúa mì và bột mỳ, thì phải dùng đến gạo.
Các loại ngũ cốc phải được làm sạch đúng cách, xay trên đá mài, và bột cần được sử dụng tự nhiên như ban đầu. Nên tránh sàng bột. Bởi sàng có khả năng loại bỏ phần lớp màng ngoài hạt vốn là một nguồn giàu muối khoáng và vitamin, cả hai đều có giá trị nhất theo quan điểm dinh dưỡng. Lớp màng ngoài cũng cung cấp chất xơ, giúp hỗ trợ hoạt động tiêu hóa của ruột. Hạt gạo rất mỏng manh, thiên nhiên đã cung cấp cho nó một lớp bao bọc bên ngoài hay còn gọi là lớp vỏ trấu. Nó không ăn được. Để loại bỏ phần trấu không ăn được này, gạo phải được giã nhỏ. Giã chỉ vừa đủ để loại bỏ lớp trấu ngoài của hạt gạo. Tuy nhiên, giã bằng máy không chỉ loại bỏ lớp vỏ trấu bên ngoài mà còn làm bóng gạo bằng cách loại bỏ lớp màng ngoài. Lời giải thích về sự phổ biến của gạo đánh bóng nằm ở chỗ, việc đánh bóng giúp bảo quản. Phần màng rất ngọt nếu không được loại bỏ, hạt gạo rất dễ bị tấn công bởi một số sinh vật. Gạo và lúa mì đã đánh bóng không có lớp màng ngoài; trong khi lớp màng có công dụng để cung cấp cho chúng ta tinh bột gần như nguyên chất. Các thành phần quan trọng của ngũ cốc bị mất khi loại bỏ lớp màng ngoài. Hạt gạo được bán dưới dạng gạo được đánh bóng. Gạo và lúa mì sẽ được nấu chín và ăn. Nó cũng có thể được làm thành chapatis hoặc bánh ngọt. Có thể là gạo chapatis có thể dễ tiêu hóa hơn gạo nguyên cám và ở dạng này, một số lượng ít hơn có thể mang lại cảm giác thỏa mãn.
Chúng ta có thói quen nhúng từng miếng chapati (bánh mì dẹt) trong nước rau hoặc nước sốt dal trước khi ăn. Kết quả là hầu hết mọi người nuốt thức ăn của họ mà không nhai kỹ. Nghiền nhuyễn là một bước quan trọng trong quá trình tiêu hóa thức ăn, đặc biệt là quá trình tiêu hóa tinh bột. Quá trình tiêu hóa tinh bột bắt đầu ngay khi nó tiếp xúc với nước bọt trong miệng. Nhai đảm bảo trộn kỹ thức ăn với nước bọt. Do đó, thức ăn giàu tinh bột nên được ăn ở dạng tương đối khô, dẫn đến tiết nhiều nước bọt hơn và cũng yêu cầu chúng phải nhai kỹ.
Sau ngũ cốc cung cấp tinh bột là đến protein cung cấp từ các loại đậu, hạt đậu, đậu lăng, v.v. Hầu như mọi người đều nghĩ rằng đậu là một thành phần thiết yếu của chế độ ăn uống. Ngay cả người ăn thịt cũng phải có các loại đậu. Có thể hiểu đơn giản rằng những người phải lao động chân tay nặng nhọc và không có khả năng uống sữa thì không thể thiếu các loại đậu được. Nhưng tôi có thể nói không chút do dự rằng những người theo các nghề ít vận động như thư ký văn phòng, doanh nhân, luật sư, bác sĩ, giáo viên và những người không quá nghèo để mua sữa, chỉ cần rất ít đậu. Các loại đậu thường được coi là khó tiêu hóa và được ăn với số lượng ít hơn nhiều so với ngũ cốc. Trong số các giống cây họ đậu, đậu Hà Lan, đậu gram và đậu mơ được coi là dễ tiêu hóa nhất, còn mungo và masoor (đậu lăng) là loại khó tiêu hóa nhất.
Rau và trái cây nên đứng thứ ba trong danh sách của chúng ta. Người ta mong đợi chúng sẽ rẻ và dễ dàng có sẵn ở Ấn Độ. Nhưng thực tế không phải là như vậy. Chúng thường được coi là món ngon dành cho người dân thành phố. Ở các làng quê, rau sạch rất khan hiếm, và ở hầu hết các nơi, trái cây cũng không có. Tình trạng thiếu rau xanh và trái cây là một vấn nạn đáng xấu hổ với chính quyền của Ấn Độ. Người dân trong làng có thể trồng nhiều rau xanh nếu họ muốn. Vấn đề với các loại trái cây không thể được giải quyết dễ dàng như vậy. Theo quan điểm của dân làng, luật pháp về đất đai không tốt. Nên chúng thường bị lấn chiếm.
Trong số các loại rau tươi, cần phải dùng một lượng rau ăn lá hàng ngày. Không bao gồm khoai tây, khoai lang, suran, ... vì trong đó cung cấp tinh bột là chủ yếu, cũng nằm trong phân loại các loại rau. Chúng nên được xếp vào cùng loại với ngũ cốc cung cấp tinh bột. Nên ăn nhiều rau tươi thường xuyên.
Một số loại như dưa chuột, cà chua, mù tạt và cải xoong và các loại lá mềm khác không cần nấu chín. Chúng nên được rửa sạch sẽ và sau đó ăn sống với số lượng nhỏ.
Đối với trái cây, chế độ ăn hàng ngày của chúng ta nên bao gồm các loại trái cây có sẵn theo mùa, ví dụ: xoài, jambu, ổi, nho, đu đủ, chanh hoặc cam chua, moosambi, v.v. tất cả nên được sử dụng vào mùa của chúng. Thời điểm tốt nhất để hái quả là vào sáng sớm. Một bữa sáng với trái cây và sữa sẽ mang lại cảm giác hài lòng. Những người ăn sáng từ buổi sớm có thể chỉ cần ăn sáng bằng trái cây.
Chuối là một loại trái cây tốt. Nhưng vì nó rất giàu tinh bột nên nó sẽ thay thế bánh mì. Sữa và chuối tạo nên một bữa ăn hoàn hảo.
Một lượng chất béo nhất định cũng cần thiết. Điều này có thể bổ sung ở dạng Ghee (bơ nhiều chất béo Ấn Độ) hoặc dầu thực vật. Nếu có thể có Ghee, sẽ là tốt nhất. Ghee nguyên chất rất giàu dinh dưỡng. Một ounce rưỡi Ghee (khoảng 42 gram) mỗi ngày được coi là dồi dào để cung cấp cho nhu cầu của cơ thể. Sữa nguyên chất cũng là một nguồn cung cấp Ghee. Những người không đủ tiền nên lấy đủ dầu để cung cấp cho nhu cầu chất béo. Trong số các loại dầu, nên ưu tiên dầu ôliu, dầu lạc và dầu dừa. Dầu phải tươi. Nếu có thể, tốt hơn là sử dụng dầu tự ép tay. Dầu và Ghee bán ở chợ thường không có tác dụng gì. Đó là một vấn đề rất buồn và xấu hổ. Nhưng chừng nào tính trung thực vẫn chưa trở thành một phần không thể thiếu của đạo đức kinh doanh, thì cho dù thông qua luật pháp hay thông qua giáo dục, cá nhân sẽ phải tìm mua thực phẩm sạch với sự kiên nhẫn và siêng năng. Bạn đừng bao giờ bằng lòng với những gì bạn có thể nhận được, dù nó có thể khó tìm kiếm đến đâu. Tốt hơn hết là hoàn toàn không ăn Ghee và dầu hơn là ăn dầu đã ôi thiu và Ghee bị pha tạp chất. Như trong trường hợp chất béo, một lượng đường nhất định cũng cần thiết. Mặc dù trái cây ngọt cung cấp nhiều đường, nhưng không có hại gì nếu bạn dùng 20gram đến 30gram đường trong một ngày. Nếu một người không thể có được trái cây tươi ngọt, đường có thể trở thành một thứ cần thiết. Nhưng sự chú trọng quá mức dành cho đồ ngọt ngày nay là sai lầm. Người dân thành thị ăn quá nhiều đồ ngọt. Bánh sữa, kẹo sữa và kẹo các loại được tiêu thụ với số lượng lớn. Tất cả chúng đều không cần thiết và có hại, trừ khi được dùng với số lượng rất nhỏ. Có thể nói mà không quá cường điệu rằng để có được các món đồ ngọt và các món ngon khác, sẽ có những đất nước mà hàng triệu người thậm chí không có được một bữa ăn đầy đủ bình thường, tiêu thụ dư thừa tương đương với hành vi ăn cướp.
Những gì áp dụng cho đồ ngọt, áp dụng ở mức độ tương đương với bơ (ghee) và dầu. Không cần thiết phải ăn thức ăn chiên trong bơ hoặc dầu. Sử dụng hết ghee trong việc làm puris và laddus là một hành vi xa xỉ và thiếu suy nghĩ. Những người không quen với thức ăn như vậy hoàn toàn không thể ăn những thứ này. Ví dụ, những người Anh lần đầu tiên đến đất nước chúng tôi không thể ăn đồ ngọt và đồ chiên của chúng tôi. Những người ăn chúng, tôi thường thấy họ sẽ bị ợ hơi, khó tiêu. Vị giác có được do tự nhiên, không phải do chúng ta sinh ra. Tất cả những món ngon trên thế giới không thể sánh bằng sự kích thích vị giác mà cơn đói mang lại cho đồ ăn. Một người đói sẽ ăn một miếng bánh mì khô với cảm giác thích thú nhất, trong khi người không đói sẽ từ chối những món bánh ngọt ngon nhất.
Bây giờ chúng ta hãy xem xét số bữa ăn và khẩu phần bao nhiêu trong ngày một người nên ăn. Thức ăn nên được coi như một nghĩa vụ - thậm chí như một liều thuốc - để bồi bổ cơ thể, chứ không bao giờ là để thỏa mãn khẩu vị. Vì vậy, cảm giác sung sướng đến từ sự thỏa mãn thực sự bởi cơn đói. Do đó, chúng ta có thể nói rằng sự ngon miệng phụ thuộc vào cơn đói chứ không phải từ thứ gì khác bên ngoài. Do thói quen sai lầm và cách sống giả tạo của chúng ta, rất ít người biết hệ thống cơ thể của họ đòi hỏi những gì. Như một quy luật, cha mẹ chúng ta, những người đưa chúng ta vào thế giới này, không nuôi dưỡng tính tự chủ cho ta. Những thói quen và cách sống của họ ảnh hưởng đến con cái ở một mức độ nhất định. Chế độ ăn uống của người mẹ khi mang thai có khả năng ảnh hưởng đến đứa trẻ. Sau đó trong suốt thời thơ ấu, người mẹ nuông chiều đứa trẻ bằng đủ loại thức ăn ngon. Cô cho trẻ ăn một ít từ bất cứ thứ gì trẻ có thể ăn, và hệ tiêu hóa của trẻ được đào tạo sai cách ngay từ khi còn nhỏ. Thói quen một khi đã hình thành thì rất khó phá vỡ.
Có rất ít người thành công trong việc loại bỏ chúng. Nhưng khi con người nhận ra rằng anh ta là vệ sĩ của chính mình, và cơ thể anh ta đã được cống hiến để phục vụ, anh ta muốn học các quy luật giữ cơ thể của mình trong tình trạng cân đối và cố gắng tuân thủ theo chúng.
Bây giờ chúng ta đã đạt đến một điểm mà chúng ta có thể thiết lập lượng thức ăn khác nhau theo yêu cầu của một người có thói quen ít vận động, mà hầu hết đàn ông và phụ nữ sẽ đọc những trang này, là:
Sữa bò 2 lbs (900 gram)
Ngũ cốc (lúa mì, gạo, bajri, tất cả) 6 oz (170 gram)
Các loại rau lá 3 oz (100 gram). Rau khác 5 oz (140 gram). Rau sống 1 oz (30 gram)
Ghee 1 1/2 oz (40 gram) hoặc Bơ 2 oz (55 gram)
Đường thốt nốt hoặc Đường vàng 1 1/2 oz (40 gram)
Trái cây tươi tùy theo sở thích và điều kiện kinh tế của mỗi người. Trong mọi trường hợp, uống hai quả chanh chua mỗi ngày là tốt. Nước cốt nên được vắt và uống với rau hoặc trong nước, lạnh hoặc ấm. Tất cả những thức ăn tính theo trọng lượng kể trên đều ở dạng thức ăn thô, chưa chế biến. Tôi đã không đặt muối vào. Muối nên được thêm vào sau đó tùy theo khẩu vị (và nên thêm rất ít muối, vì các loại muối khoáng cần thiết đã có sẵn trong các thực phẩm cần thiết kể trên).
Bây giờ, một người nên ăn bao lâu một lần? Nhiều người ăn hai bữa một ngày. Nguyên tắc chung là ăn ba bữa: bữa sáng vào sáng sớm và trước khi đi làm, bữa trưa vào giữa trưa và bữa tối vào chiều tối hoặc muộn hơn chút. Không nhất thiết phải có nhiều hơn ba bữa ăn. Ở các thành phố, thỉnh thoảng một số người vẫn tiếp tục nhấm nháp. Thói quen này có hại. Hệ tiêu hóa cần được nghỉ ngơi.
5. GIA VỊ
Muối ăn thông thường có thể được coi là vua trong số các loại gia vị. Nhiều người không thể ăn thức ăn của họ mà không có nó. Cơ thể cần một số loại muối nhất định và muối thông thường là một trong số đó. Các muối này có tự nhiên trong các loại thực phẩm khác nhau nhưng khi thực phẩm được nấu một cách không khoa học, ví dụ như đổ bỏ nước vo gạo, khoai tây hoặc các loại rau khác bị luộc quá (chúng chỉ nên được hấp trong vài phút), nguồn cung cấp dinh dưỡng sẽ trở nên thiếu hụt.
Sự thiếu hụt sau đó phải được bù đắp bằng cách bổ sung muối hạt. Vì muối thông thường là một trong những loại muối cần thiết nhất cho cơ thể, tôi đã nói trong chương trước rằng nó có thể được bổ sung với số lượng nhỏ.
Nhưng nguyên tắc chung, có một số loại gia vị không cần thiết đối với cơ thể, ví dụ như ớt tươi hoặc khô, hạt tiêu, nghệ, caraway, mù tạt, hạt methi, asafoetida, v.v. Chúng được dùng chỉ để thỏa mãn khẩu vị. Ý kiến ​​của tôi, dựa trên kinh nghiệm cá nhân của tôi trong năm mươi năm, chính là không có loại nào trong những loại gia vị vừa kể trên là cần thiết để giữ cho sức khỏe hoàn hảo . Những người có hệ tiêu hóa trở nên rất yếu có thể xem những thứ này làm thuốc trong một khoảng thời gian nhất định, nếu cần thiết, để khỏi nhạt miệng. Nhưng người ta nên tránh sử dụng chúng để thỏa mãn khẩu vị. Tất cả các loại gia vị, ngay cả muối, phá hủy hương vị tự nhiên của rau và ngũ cốc, v.v. Những người có khẩu vị lành mạnh sẽ đánh giá cao hương vị tự nhiên của thực phẩm, thấy hương vị tự nhiên ngon hơn nhiều so với việc bỏ thêm muối hoặc các gia vị khác. Đó là lý do tại sao tôi đã nói rằng chỉ nên dùng muối khi cần thiết như một loại muối khoáng bổ sung. Đối với ớt, chúng làm bỏng rát miệng và gây khó chịu cho dạ dày. Ai không có thói quen ăn ớt sẽ không chịu được. Tôi đã thấy một số trường hợp bị bỏng miệng do ăn ớt. Tôi biết một trường hợp khác rất thích ăn ớt và việc sử dụng quá nhiều đã dẫn đến cái chết sớm của anh ta. Người da đen ở Nam Phi sẽ không đụng đến gia vị. Họ không thể chịu được màu của nghệ trong thức ăn của mình. Tương tự vậy, người Anh cũng không thích gia vị của chúng tôi. 
6. TRÀ, CÀ PHÊ VÀ CA CAO
Không gì trong số chúng cần thiết cho cơ thể. Việc sử dụng trà được cho là bắt nguồn từ Trung Quốc. Nó có một công dụng đặc biệt ở đất nước này. Nói chung, độ tinh khiết của nước uống ở Trung Quốc không thể tin tưởng được và không thể chỉ nhìn bằng mắt, và do đó nước phải được đun sôi trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn. Một số người Trung Hoa thông minh đã phát hiện ra một loại thảo mộc có tên là trà, khi cho vào nước sôi với một lượng rất nhỏ sẽ tạo cho nước màu vàng. Màu chỉ xuất hiện khi nước thực sự sôi. Vì vậy, loại thảo mộc này trở thành một phép thử không thể sai lầm để xem khi nào một lượng nước nhất định được đun sôi.
Cách thử được sử dụng là cho lá trà vào một cái rây và để nước sôi đi qua cái rây. Nếu nước sôi, nó sẽ có màu vàng. Một công dụng khác của lá trà là chúng truyền cho nước một hương vị tinh tế .
Trà được dùng kiểm tra nước như ở trên là vô hại. Nhưng trà thường được pha và uống không những không có gì để khuyến khích mà còn thực tế còn có hại. Trong lá có chứa Tanin có hại cho cơ thể. Tanin thường được sử dụng trong các xưởng thuộc da để làm cứng da. Khi dùng bên trong cơ thể, nó tạo ra tác dụng tương tự đối với niêm mạc dạ dày và ruột. Điều này làm suy yếu quá trình tiêu hóa và gây ra chứng khó tiêu. Người ta nói rằng ở Anh, vô số phụ nữ mắc bệnh do thói quen uống trà có chứa tanin.
Những người uống trà thường xuyên bắt đầu cảm thấy bồn chồn nếu họ không nhận được ly trà của mình ở thời điểm như thường lệ. Theo tôi, công dụng của trà, nếu có, bao gồm thực tế là nó cung cấp một thức uống ngọt ấm có vị như mùi sữa. Mục đích tương tự cũng có thể đạt được bằng cách lấy nước nóng đun sôi pha với một ít sữa và đường.
Những gì tôi đã nói về trà cũng ít nhiều áp dụng cho cà phê. Có một câu nói phổ biến về cà phê trong tiếng Hindustani rằng, "Cà phê làm dịu cơn ho và giảm đầy hơi, nhưng nó làm suy giảm sức sống thể chất và tình dục, và làm cho máu loãng hơn, vì vậy có ba nhược điểm so với hai ưu điểm của nó." Tôi thiết nghĩ câu nói này hợp lý ở một mức độ nào đó.
Tôi có quan điểm tương tự về ca cao. Những người có hệ tiêu hóa hoạt động bình thường, không cần sự trợ giúp của trà, cà phê hoặc ca cao. Một người khỏe mạnh có thể có được tất cả sự thỏa mãn mà anh ta cần từ thức ăn thông thường. Tôi đã từng thoải mái sử dụng cả ba thứ kể trên. Tôi đã từng bị bệnh này hay bệnh khác trong khi sử dụng chúng. Bằng cách từ bỏ chúng, tôi không mất gì, và thu được nhiều lợi ích. Tôi có thể có được cảm giác hài lòng tương tự từ món canh rau tươi mát mà trước đây tôi đã từng phải nấu trà, v.v. Nước nóng, mật ong và chanh tạo thành thức uống bổ dưỡng tốt cho sức khỏe, có thể thay thế trà hoặc cà phê rất tốt.
(Chú thích: Theo các nghiên cứu gần đây, cà phê nguyên chất được đánh giá tốt cho sức khỏe, tuy nhiên khi pha thêm đường hoặc sữa sẽ trở thành không tốt cho cơ thể - Hoang Dinh Van)
7 . CHẤT GÂY NGHIỆN
Các chất gây nghiện được sử dụng ở Ấn Độ có thể được sử dụng là: rượu, rượu bhang, ganja, thuốc lá và thuốc phiện. Rượu bao gồm rượu sản xuất trong nước và rượu arak, bên cạnh lượng lớn rượu nhập khẩu từ nước ngoài.
Tất cả những thứ này cần phải bị nghiêm cấm. Rượu khiến cho một người đàn ông quên đi bản thân mình và chừng nào tác dụng của nó còn kéo dài, anh ta hoàn toàn không có khả năng làm bất cứ điều gì có ích.
Những kẻ uống rượu, hủy hoại bản thân và hủy hoại con người của họ. Họ mất hết cảm giác đứng đắn và đàng hoàng.
Có một trường học ủng hộ việc uống rượu có giới hạn, và việc uống phải tuân theo các quy định; họ tin rằng uống như thế sẽ có ích. Tôi không tìm thấy bất kỳ sức nặng nào trong lập luận của họ. Ngay cả khi chúng ta chấp nhận quan điểm của họ trong chốc lát, chúng ta vẫn phải đối mặt với sự thật rằng vô số con người không thể bị quy định ràng buộc. Vì vậy, nhiệm vụ của chúng ta là cấm đồ uống có cồn, ngay cả khi nó chỉ vì lợi ích của đại đa số mọi người.
Bang Parsis đã ủng hộ mạnh mẽ việc sử dụng tadi (rượu cọ). Họ nói rằng mặc dù rượu cọ là một chất gây nghiện nhưng nó cũng là một loại thực phẩm và thậm chí giúp tiêu hóa các loại thực phẩm khác. Tôi đã xem xét kỹ lập luận này và đã đọc một lượng lớn tài liệu liên quan đến chủ đề này. Nhưng tôi đã chứng kiến ​​những tình cảnh khủng khiếp mà rượu cọ làm bần cùng hóa người dân nghèo, và do đó tôi đi đến kết luận rằng nó không thể có chỗ trong thức ăn của con người.
Những lợi ích, do rượu cọ mang lại, tất cả đều đã có sẵn từ các loại thực phẩm khác. Rượu cọ được làm từ nước ép Khajuri (cây cọ). Nước ép cọ tươi không phải là chất gây say. Nó được gọi là nira trong tiếng Hindustani và nhiều người đã được chữa khỏi chứng táo bón nhờ uống nira. Tôi đã từng tự mình dùng nira, mặc dù nó đã không hoạt động như một loại thuốc nhuận tràng với tôi. Tôi thấy rằng nước ép cọ có giá trị dinh dưỡng giống như nước mía. Nếu một người uống một ly nira vào buổi sáng thay vì uống trà, v.v., anh ta sẽ không cần bất cứ thứ gì khác cho bữa sáng. Như trường hợp mía, nước ép cọ có thể đun sôi để làm đường thốt nốt cọ. Khajuri là một loại cây cọ.
Một số giống cọ mọc tự phát ở nước ta. Tất cả chúng đều mang lại nước trái cây có thể uống được. Vì nước ép cọ tươi bị lên men rất nhanh, nên nó phải được sử dụng hết ngay lập tức và do đó uống ngay tại chỗ. Vì điều kiện này khó đáp ứng và hạn chế trong thực tế, cách sử dụng tốt nhất của nước ép cọ là chuyển nó thành đường thốt nốt cọ. Đường thốt nốt cọ cũng có thể thay thế đường mía rất tốt. Trong thực tế, một số người thích đường thốt nốt cọ hơn đường mía. Một ưu điểm của đường thốt nốt cọ so với đường mía là ít ngọt hơn và do đó người ta có thể ăn nhiều hơn. Hiệp hội các làng nghề Ấn Độ đã làm rất nhiều để phổ biến đường thốt nốt cọ, nhưng vẫn còn một chặng đường dài phía trước. Nếu những cây cọ sử dụng làm tadi (rượu cọ), được sử dụng để làm đường thốt nốt cọ, thì Ấn Độ sẽ không bao giờ thiếu đường và người nghèo sẽ có thể có được đường thốt nốt cọ ngon với số tiền rất nhỏ. Đường thốt nốt cọ có thể làm thành đường mật và đường tinh luyện. Nhưng đường thốt nốt cọ hữu ích hơn nhiều so với đường tinh luyện. Các muối khoáng có trong đường cọ sẽ bị mất đi trong quá trình tinh chế. Cũng giống như bột mì tinh luyện và gạo đánh bóng bị mất một phần giá trị dinh dưỡng của chúng do mất lớp vỏ ngoài, đường khi tinh luyện cũng làm mất một số giá trị dinh dưỡng của đường thốt nốt cọ ban đầu. Người ta có thể khái quát rằng tất cả các loại thực phẩm sẽ giữ được nhiều dinh dưỡng hơn nếu chúng ở càng gần trạng thái ban đầu tự nhiên của chúng.
Bắt đầu từ tadi (rượu cọ), tự nhiên tôi đề cập đến nira (nước ép cọ) và từ đó tôi chuyển sang chủ đề đường thốt nốt cọ. Nhưng chúng ta hãy quay lại với rượu vào lúc này.
Có lẽ không một ai trong số những viên chức có thể có trải nghiệm cay đắng về tệ nạn của đồ uống như tôi từng trải qua. Ở Nam Phi, hầu hết những người Ấn Độ đến đó với tư cách là lao động hợp đồng đều nghiện rượu. Vào thời của tôi, luật pháp không cho phép người Ấn mang rượu về nhà trừ khi có giấy chứng nhận y tế. Họ có thể đến các quầy rượu và uống bao nhiêu tùy thích. Ngay cả những người phụ nữ cũng từng mắc vào thói xấu nghiện ngập này. Tôi đã thấy họ trong tình cảnh thảm hại nhất. Ai đã từng nhìn thấy những cảnh ở gần các quán bar công cộng sẽ không bao giờ ủng hộ việc uống rượu.
Người châu Phi da đen ban đầu không quen uống rượu. Rượu được cho là đã làm hư hỏng họ một cách vô cùng dễ dàng. Chúng ta thấy một số lượng lớn người lao động da đen phung phí tất cả tiền kiếm được vào việc uống rượu khiến cuộc sống của họ trở nên vô nghĩa.
Còn những người Anh thì sao? Tôi đã từng chứng kiến ​​những người Anh đáng kính rơi xuống vực thẳm dưới ảnh hưởng của rượu. Hoàn toàn không cường điệu trong tuyên bố này.
Trong chiến tranh, nhiều người Anh phải rời khỏi Transvaal. Một số người trong số họ đã được đưa đến nhà của tôi. Một trong số họ là một kỹ sư và là cũng là một người đàn ông tốt về mọi mặt, khi anh ta không phải chịu tác động của rượu. Anh ta là một nhà thiên văn học.
Thật không may, anh ta nghiện rượu và mất kiểm soát bản thân khi say. Anh ấy đã rất cố gắng để từ bỏ thói quen này, nhưng theo tôi biết thì anh ấy chưa bao giờ thành công.
Trên chuyến đi trở về quê hương Ấn Độ từ Nam Phi, tôi đã có một trải nghiệm đau đớn tương tự về tệ nạn của việc uống rượu. Một số Hoàng tử đã và đang bị hủy hoại bởi rượu. Những gì áp dụng cho họ ít nhiều áp dụng cho nhiều người trẻ giàu có. Tình trạng lao lực do uống rượu cũng thật đáng thương tâm. Chính những điều đó, sau kết quả của những kinh nghiệm cay đắng như vậy, tôi đã trở thành một người phản đối rượu hoàn toàn, và độc giả sẽ không cảm thấy ngạc nhiên.
Tóm lại, rượu làm hư hỏng một người về thể chất, đạo đức, trí tuệ và kinh tế.
8. THUỐC PHIỆN
Những lời chỉ trích nhắm vào rượu cũng áp dụng cho thuốc phiện, mặc dù hai loại chất gây nghiện này rất khác nhau trong hành vi từ chúng. Dưới ảnh hưởng của rượu, người ta trở nên náo loạn, trong khi thuốc phiện làm cho người nghiện trở nên u mê và lười biếng. Anh ta thậm chí trở nên buồn ngủ và không có khả năng làm bất cứ điều gì hữu ích. Tác hại xấu của rượu đập vào mắt mỗi ngày, nhưng tác hại của thuốc phiện không quá rõ ràng. Bất cứ ai muốn nhìn thấy tác động tàn phá của nó nên đến Assam hoặc Orissa. Hàng nghìn người đã là nạn nhân của thuốc phiện ở các tỉnh này. Chúng tạo cho người ta một cảnh tượng như đang sống bên bờ vực của cái chết.
Nhưng Trung Quốc được cho là nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ ​​tệ nạn thuốc phiện. Người Trung Quốc sở hữu vóc dáng đẹp hơn người Ấn Độ. Nhưng người Trung Quốc nghiện thuốc phiện trông khốn khổ và thoi thóp hơn. Một người nghiện thuốc phiện sẽ cúi đầu trước bất cứ thứ gì, và sẽ làm bất cứ điều gì để có được liều thuốc phiện của mình.
Vài năm trước, cuộc chiến tranh nha phiến đã diễn ra giữa Trung Quốc và Anh. Trung Quốc không muốn mua thuốc phiện từ Ấn Độ. Nhưng người Anh muốn áp đặt lên Trung Quốc. Ấn Độ cũng có lỗi trong việc để một số người Ấn Độ tiếp xúc với thuốc phiện ở Ấn Độ. Việc buôn bán được thanh toán tốt và ngân khố nhận được đồng rupee từ doanh thu thuốc phiện. Rõ ràng đó là một công việc kinh doanh vô đạo đức nhưng vẫn tiếp tục diễn ra thịnh vượng. Cuối cùng, sau kết quả từ các cuộc lên án mạnh mẽ ở Anh, việc buôn bán thuốc phiện đã bị dừng lại. Một thứ kiểu này, chỉ đơn giản là hủy hoại con người, không nên tha thứ cho chúng một phút giây nào.
Sau khi đã nói về thuốc phiện như một chất gây nghiện, tôi phải thừa nhận rằng vị trí của nó trong lĩnh vực y tế là không thể chối cãi. Nhiều cơn đau khó có thể chịu được nếu không có chúng được dùng như một loại thuốc giảm đau mạnh mẽ. Nhưng đây không thể là lý do để sử dụng nó như một chất gây nghiện. Thuốc phiện là một chất độc nổi tiếng và việc sử dụng nó như một chất gây nghiện phải bị nghiêm cấm hoàn toàn.
9. THUỐC LÁ
Thuốc lá đã dễ dàng tàn phá nhân loại. Một khi đã mắc vào mớ bòng bong của nó, rất hiếm có người nào thoát ra khỏi nó. Việc sử dụng thuốc lá phổ biến trên toàn thế giới dưới hình thức này hay hình thức khác. Tolstoy đã gọi nó là thứ tồi tệ nhất trong tất cả các chất gây nghiện.
Phán quyết của người đàn ông vĩ đại này nên khiến chúng ta chú ý và tôn trọng. Anh ấy đã từng nghiện hút thuốc lá và uống rượu trong những ngày đầu và đã quen với tác hại của cả hai. Tuy nhiên, tôi phải thừa nhận rằng bất chấp điều này, tôi không thể nói về tác hại của thuốc lá với những kiến ​​thức rõ ràng như trong trường hợp của rượu và thuốc phiện. Nhưng tôi chắc chắn có thể nói rằng tôi không nhận thức được một lợi ích nào xảy ra từ việc sử dụng thuốc lá. Hút thuốc là một thói quen tốn kém. Tôi biết về một người Anh đã từng tiêu tốn 5 bảng Anh cho thuốc lá mỗi tháng. Thu nhập hàng tháng của anh ấy là 25 bảng Anh, vậy là anh ấy đã đốt một phần năm thu nhập hàng tháng của mình!
Người hút thuốc lá trở nên tê liệt, nhẫn tâm và không quan tâm đến cảm xúc của người khác. Những người không hút thuốc thường không thể chịu được mùi khói thuốc, nhưng người ta thường bắt gặp những người trên tàu hỏa và đường xe điện, những người cứ thoải mái hút thuốc mà không để ý đến cảm giác của những người xung quanh. Hút thuốc gây tiết nước bọt và hầu hết những người hút thuốc không ngần ngại khạc nhổ ở bất cứ đâu.
Miệng của người hút thuốc lá tỏa ra mùi hôi. Thuốc lá có thể giết chết những cảm xúc tốt đẹp nhất, và có lẽ đó là lý do tại sao con người bắt đầu hút thuốc. Không còn nghi ngờ gì nữa, thuốc lá là một chất gây nghiện và trong tác động của nó, người ta sẽ quên đi những lo lắng và bất hạnh của mình. Như trong một tình huống, một trong những nhân vật trong truyện của Tolstoy đã thực hiện một hành động kinh khủng.
Tolstoy lần đầu tiên khiến cho anh ta uống rượu. Anh ta đang có ý định giết một ai đó. Bất chấp ảnh hưởng của rượu, anh vẫn do dự. Lạc vào dòng suy nghĩ của mình, anh ta châm một điếu xì gà và bắt đầu hút. Khi nhìn làn khói cuộn lên, anh ta thốt lên, “Tôi thật hèn nhát! Khi tôi có nhiệm vụ phải thực hiện vụ giết người này, tại sao tôi phải chần chừ làm như vậy? Hãy đứng dậy, tiếp tục và làm công việc của mình.” Vì vậy, tâm trí dao động của anh ta cuối cùng đã quyết định thực hiện nó. Tôi biết, lập luận này không thuyết phục lắm. Không phải tất cả những người hút thuốc đều là những người đàn ông tồi. Tôi biết rằng hàng triệu người hút thuốc dường như sống một cuộc sống bình thường, đơn giản. Tuy nhiên, những người biết suy nghĩ nên suy ngẫm về ví dụ trên. Ý của Tolstoy có lẽ là người hút thuốc liên tục phạm những tội ác nhẹ mà thường chúng không được họ chú ý.
Ở Ấn Độ, người ta sử dụng thuốc lá để hút, hít và cũng để nhai. Một số người tin rằng thuốc hít tạo ra một tác dụng có lợi, và họ sử dụng nó dưới sự hướng dẫn của một số thầy thuốc cổ truyền. Tôi nghĩ rằng điều đó là không cần thiết. Một người đàn ông khỏe mạnh không bao giờ cần làm vậy.
Đối với thuốc lá nhai, nó là bẩn nhất trong ba cách sử dụng thuốc lá. Tôi luôn khẳng định rằng tính hữu dụng của nó chỉ là một phần nhỏ từ trí tưởng tượng. Tôi không tìm thấy lý do gì để thay đổi quan điểm của mình. Có một câu nói phổ biến ở Gujarati nói rằng, cả ba người đều có tội như nhau: kẻ hút thuốc làm bẩn nhà mình bởi khói thuốc, kẻ hít thuốc làm bẩn mọi ngóc ngách và kẻ nhai thuốc làm bẩn quần áo mình.
Những người nhai thuốc lá, nếu biết suy nghĩ hơn, hãy giữ một ống nhổ trong tay. Nhưng đại đa số đều khạc nhổ xuống sàn, vào các ngóc ngách và các bức tường mà không hề ngần ngại hay xấu hổ. Người hút thuốc làm đầy nhà của mình với khói và có nguy cơ gây cháy, còn người nhai thuốc sẽ làm bẩn quần áo của anh ta. Nếu có bất kỳ ai giữ khăn tay và nhờ đó giúp quần áo của họ không bị bẩn, họ là những trường hợp ngoại lệ chứng minh quy luật chung. Những người yêu quý (hoặc những người tìm kiếm) sức khỏe, nếu họ là nô lệ cho bất kỳ thói quen xấu nào này, sẽ kiên quyết thoát ra khỏi vòng nô lệ. Một số người nghiện một, hai hoặc cả ba thói quen này. Chúng không tỏ ra ghê tởm đối với họ. Nhưng nếu chúng ta bình tĩnh suy nghĩ lại về nó, không có gì ô uế bằng việc thổi khói hoặc nhét đầy miệng bởi các điếu thuốc hầu hết thời gian trong ngày, hay thỉnh thoảng ăn và nhả chúng. Cả ba đều là những thói quen bẩn thỉu nhất.
10 . TẦM QUAN TRỌNG CỦA KHÔNG KHÍ TRONG LÀNH
Cơ thể con người được cấu thành bởi năm yếu tố, không thể thiếu bất kỳ yếu tố nào trong số chúng. Vì vậy, không ai phải sợ không khí. Nói chung, người dân của chúng ta đi đến đâu, họ đều tạo ra các đồ vật để tránh ánh nắng mặt trời và không khí và do đó gây nguy hiểm cho sức khỏe của họ. Nếu con người rèn luyện thói quen sống thoáng đãng giữa không khí trong lành, ngay từ nhỏ, cơ thể sẽ trở nên cứng cáp và không bao giờ bị cảm lạnh, nhức đầu và các chứng bệnh khác. Tôi đã nói đủ về tầm quan trọng của không khí trong lành trong một chương phần trước. Do đó, không cần phải lặp lại ở đây những gì đã được nói.