"Chi phí cơ hội" Lựa chọn tốt hơn!!
Trong kinh tế học có một thuật ngữ rất hay được dùng để ám chỉ về sự mất đi của những cơ hội khi chúng ta đưa ra những chọn lựa. Thuật...
Trong kinh tế học có một thuật ngữ rất hay được dùng để ám chỉ về sự mất đi của những cơ hội khi chúng ta đưa ra những chọn lựa.
Thuật ngữ đó tiếng việt gọi “chi phí cơ hội”, nó ám chỉ đến những cơ hội bị đánh mất khi bạn chọn lựa một hoạt động kinh tế nào đó. Các nhà kinh tế học có rất nhiều cách lý giải về chi phí cơ hội, nhưng chúng ta hiểu đơn giản thế này: khi bạn chọn lựa kinh doanh mặt hàng A, bạn không thể cùng lúc kinh doanh mặt hàng B (do nguồn lực khan hiếm).Chi phí cơ hội được sử dụng như là căn cứ để so sánh với lợi ích thu được khi thực hiện các sự lựa chọn
Và không chỉ trong kinh tế học mới có cái gọi là “chi phí cơ hội”, mà hầu như trong mọi lĩnh vực của đời sống chúng ta đều bị chi phối bởi quy luật nền tảng giữa “được và mất” khi ra những quyết định cho cuộc sống.
-Luật một vợ một chồng trong xã hội khiến bạn phải chọn lựa giữa việc kết hôn hay không kết hôn. Khi kết hôn bạn chắc chắn sẽ không thể lấy thêm một người nào đó làm vợ, làm chồng theo quy định luật pháp trừ khi bạn đã ly hôn. Kết hợp với người này trong đời sống hôn nhân, bạn phải chấp nhận đánh mất cơ hội kết hôn với người khác. Đó chính là sự đánh đổi trong đời sống vợ chồng, và nó là nền tảng xây dựng lòng chung thuỷ.
- Chính phủ nếu muốn không có người chết vì tai nạn giao thông thì chỉ cần giới hạn tốc độ tối đa của mọi phương tiện là 10km/h; thậm chí cấm mọi phương tiện giao thông, người dân chỉ được phép đi bộ. Nếu như thế chắc chắn là không có tai nạn giao thông tuy nhiên cái giá phải trả lại quá lớn. Chính phủ cũng không thể cho phép mọi phương tiện giao thông được di chuyển với tốc độ bao nhiêu cũng được vì sẽ hướng tới thái cực số tai nạn giao thông là tối đa. Câu trả lời là ở đâu đó ở giữa nơi chi phí cơ hội là thấp nhất.
- Bất kỳ ai khởi nghiệp chắc chắn sẽ mất đi nhiều thứ và nhiều thứ nữa; còn cái lợi thu về thì cũng chưa biết có được không? (Khi không làm chủ, bạn có thể có nhiều thời gian rảnh để làm chuyện khác hơn, ít phải suy nghĩ hơn…) khởi nghiệp là một quá trình kéo dài nhiều nắm,thậm chí cả đời chứ không chỉ kiếm lợi nhuận kế toán hay khoản lời trong 1-2 năm rồi phá sản.họ đánh đổi sự ổn định của việc làm thuê để có cơ hội làm chủ và có thể có thu nhập cao hơn người làm thuê rất nhiều...
- Chi phí cơ hội của việc học đại học là gì?
1. Chi phí thực hay chi phí trực tiếp, bao gồm tiền học phí, chi tiêu về sách vở và vật dụng khác.
2. Những thu nhập bị bỏ lỡ và những chi phí khác vì trong suốt thời kì đầu tư, người lao động thường không đi làm việc hay ít ra là không làm việc đủ thời gian. (chi phí cơ hội)
3. Những mất mát về tinh thần cũng là một loại chi phí phải gánh chịu, bởi việc học thường khó khăn và tẻ nhạt.
1. Chi phí thực hay chi phí trực tiếp, bao gồm tiền học phí, chi tiêu về sách vở và vật dụng khác.
2. Những thu nhập bị bỏ lỡ và những chi phí khác vì trong suốt thời kì đầu tư, người lao động thường không đi làm việc hay ít ra là không làm việc đủ thời gian. (chi phí cơ hội)
3. Những mất mát về tinh thần cũng là một loại chi phí phải gánh chịu, bởi việc học thường khó khăn và tẻ nhạt.
v.v
Mục địch của chi phí cơ hội là so sánh các lựa chọn để ta có thể đưa ra lựa chọn tốt nhất ( tốn ít nhất mà thu về nhiều nhất ).Tuy nhiên,trên thực tế, giá trị thực sự của chi phí cơ hội nhiều khi rất khó xác định vì nó chịu tác động của nhiều yếu tố.
Chi phí cơ hội là khái niệm chìa khóa trong kinh tế học.
Do tính trừu tượng và tương đối của nó, cũng như việc nó chưa xảy ra nên chi phí cơ hội thường không xuất hiện trong các báo cáo của bộ phận tài chính, kế toán. Tuy nhiên, đây luôn là vấn đề phải cân nhắc khi đưa ra một quyết định. Gần như mỗi phương án sẽ liên quan đến ít nhất một chi phí cơ hội.
Một vấn đề tiếp theo liên quan đến hành vi của bạn là tại sao bạn lại lựa chọn cơ hội đầu tư này mà không lựa chọn cơ hội đầu tư kia ?
-Thứ nhất, bạn không thể tính hết được tất cả các cơ hội (đánh đổi).
-Thứ hai, trong tập hợp các cơ hội (đánh đổi), bạn không thể tính hết được lợi ích từ từng cơ hội (từng sự đánh đổi). Chính vì vậy bạn không thể tính ra được chính xác các chi phí cơ hội cho những lợi ích bạn kiếm được từ các cơ hội.
-Thứ ba, vì hai lý do trên cho nên bạn mới sử dụng đến sự dự tính, ở đây đó là lợi ích dự tính. Đầu tiên bạn chỉ quan tâm đến những lợi ích nào mà bạn dự tính là cơ bản và nó sẽ tốt nhất cho bạn. Sau đó bạn sẽ chọn cơ hội mà theo bạn sẽ đem lại lợi ích lớn hơn các lợi ích từ các cơ hội khác.
-Thứ nhất, bạn không thể tính hết được tất cả các cơ hội (đánh đổi).
-Thứ hai, trong tập hợp các cơ hội (đánh đổi), bạn không thể tính hết được lợi ích từ từng cơ hội (từng sự đánh đổi). Chính vì vậy bạn không thể tính ra được chính xác các chi phí cơ hội cho những lợi ích bạn kiếm được từ các cơ hội.
-Thứ ba, vì hai lý do trên cho nên bạn mới sử dụng đến sự dự tính, ở đây đó là lợi ích dự tính. Đầu tiên bạn chỉ quan tâm đến những lợi ích nào mà bạn dự tính là cơ bản và nó sẽ tốt nhất cho bạn. Sau đó bạn sẽ chọn cơ hội mà theo bạn sẽ đem lại lợi ích lớn hơn các lợi ích từ các cơ hội khác.
Bạn đã nhận ra hành vi lựa chọn của bạn.
Một câu chuyện : Bill Gates bước trên đường và nhìn thấy tờ 100$ của ai đó đánh rơi. Chỉ mất 5s để ông ta cúi xuống nhặt, bỏ vào túi và bước tiếp.
Nhưng Bill Gatesl không làm vậy, Bill Gatesl bước tiếp vì hợp đồng quan trọng mà đối tác đang chờ ông. Bởi vì trong 5s cúi xuống nhặt đồng tiến Bill Gates đã đánh mất chi phí cơ hội kiếm được khoản tiền hơn 100$ rất nhiều (dễ thấy điều này khi chia thu nhập 1 năm kiếm được của Bill Gates ra).
“Nếu không chịu mất gì thì sẽ không được gì.” - Adlai Stevenson
Nhưng Bill Gatesl không làm vậy, Bill Gatesl bước tiếp vì hợp đồng quan trọng mà đối tác đang chờ ông. Bởi vì trong 5s cúi xuống nhặt đồng tiến Bill Gates đã đánh mất chi phí cơ hội kiếm được khoản tiền hơn 100$ rất nhiều (dễ thấy điều này khi chia thu nhập 1 năm kiếm được của Bill Gates ra).
“Nếu không chịu mất gì thì sẽ không được gì.” - Adlai Stevenson
Truyền cảm hứng
/truyen-cam-hung
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất