Ngày 30 tết năm nào chị cũng về quê, năm nay cũng vậy, quét xong cái nhà chị lại dặn thằng cu Ken,
"má về bà ngoại hôm nay, con ở nhà trông em phụ ba lau dọn nhá, về má đem cho ba con mày vài đòn bánh tét".
Thằng Cu mới lên 5 thôi, cũng gật gật đầu chứ có biết má nó nói gì.
- "em đi bằng gì ấy?" - Anh chồng
- "em ra bảo ông sáu đầu ngõ đưa về" - Chị vợ đáp vội
- "em về cẩn thận nhe, sáng hôm mồng 1 a đưa hai đứa nhỏ về" - Anh chồng tiếp
- "Ừa" - Chị vợ vừa nói vừa nhanh chân
Anh Ba chồng chị chẳng năm nào 30 mà đưa chị về được, ảnh bận túi bụi, đêm 30 về gần 11h đêm, nhìn hai đứa con lúc nào cũng ba ba mà lòng đau như cắt. Tôi vẫn thường giữ hai đứa nhỏ dùm cho vợ chồng anh. Tôi nhớ ngày xưa, chị đẹp lắm, chả thằng nào trong xóm mà không đu đưa theo bã, tóc dài, mặt tròn tròn, dáng đi mềm mại, mấy bà trong xóm còn tặc lưỡi, "Nhỏ này giỏi việc, đảm đang, số vượng phu, ai mà lấy được nó thì sướng phải biết". Chẳng hiểu sao, nhưng tôi thấy đúng, người ta nói hồng nhan bạc mệnh mà, cái vuông cá của ba chị nói đi là đi, lũ về, cá cũng đi theo. Người hớn hả thả lưới còn cả nhà chị khóc hết nước mắt. Ông Tư ba cô buồn quá đâm ra sinh bệnh, bây giờ cả ngày chẳng nói chẳng rằng với ai, lâu lâu lại đi ra vuông, nhà cô bán hết ruộng vườn, hai má con phải về ông bà ngoại xin ở nhờ cho chị đi học. Đâu có ai ngờ Cô Út hoa khôi trường ngày xưa đâu còn tiền để trang trãi cuộc sống nữa. Năm 17 tuổi, chị lên Sài Gòn, xin vào rửa chén tại quán hủ tiếu, ngày làm 12 tiếng, hết rửa rồi nhăt rau, lau dọn lương được dăm ba đồng, cô cũng gắng để dành cho ba má ở quê. Bà Năm chủ quán thấy thương quá, gửi cho qua làm tiệm bánh con dâu bà, sẵn khéo tay nên dạy qua cái chị biết liền, học làm nhanh lắm. Có hôm bà Năm sang tiệm bánh chơi:
- "Mày giỏi đấy con ạ"
- "Dạ con cảm ơn bà Năm"
Cũng 3 năm từ ngày cô ở tiệm bánh, con dâu bà Năm cũng đỡ cực hơn. Cứ gặp lại chị và tụi nhỏ, bà Năm lại kể chuyện xưa. 
Ngày xưa, xóm nghèo có thằng Ba cũng là Út, giờ là chồng của chị, thằng này ốm tong teo, được cái hiếu thảo với chịu làm, nó học đến lớp 3, ba nó chơi xì ke, bán luôn cái xích lô, má nó mê bài, rồi đi lưu lạc hẳn sang campuchia tới giờ hơn 10 năm. Chốc chỗ chẳng biết thế nào, thằng nhỏ được bà Năm cho ăn ngày hai buổi, sáng đi học, trưa tối về bán vé số, lâu lâu được ông Hai đầu ngõ cắt cho cái tóc, vậy mà lay lất cũng sống qua ngày, cũng lớn kểnh rồi. Từ ngày nó bị ba má bỏ rơi, được bà Năm cưu mang, giờ nó coi bà Năm như bà nội, kính trọng hết lòng. Nhiều khi tôi hỏi bà sao xưa hông đón ổng về ở chung, bà Năm nói "Thằng đó nhỏ mà cứng đầu lắm, tao kêu nó về, cho tiện chăm sóc mà nó khăn khăn không chịu, nó nói bên đây còn cái bàn thờ, nó ở đó quét dọn cho ông bà nó. Thằng nhỏ vậy mà dễ thương hết sức". 
Khoảng thời gian chị  làm quán hủ tiếu của Bà Năm, có mấy lần chạm mặt, cô liếc nhìn chầm chầm, hỏi cái gì cũng không nói nên đâm ra ghét dần. Mà tính anh Ba ổng vậy, đi học cô giáo còn hỏi có bị tự kỉ không mà. Đâu có ai biết ổng buồn chuyện gia đình. 
Về sau, anh Ba lúc này độ tầm 19 tuổi, chị mới 18. Hễ gần nhau là có chuyện, có lẫn bà giận quá, tát ổng một cái như trời bổ búa. Ổng la muốn sập cái tiệm,  - "Thằng biến thái" - Chị hét lớn
- "Tôi làm gì mà Út nói tôi biến thái" - Anh đỏ mặt
- "Thế ông đi tiểu xong quần không đóng cửa sổ " - Chị quay mặt sang chỗ khác
- "Đâu? Đâu?" - Anh vừa nói vừa vạch quần xem cố chứng minh mình đúng
- "Cút" - Chị tát cho một phát. Anh ôm quần chạy vụt qua cửa sau về nhà 
Trong cuộc sống, có những thứ đến thật bất ngờ, cũng như gia đình chị hay lần đi tiểu quên cửa sổ của anh. Và duyên mang ai đến thì người ấy nắm, cũng chẳng biết vì sau gặp nhau lâu lại quen và mến. Hai người thương nhau độ đôi mươi...
-----------
#Steven Nguyễn