Bài viết được dịch từ bài Radical acceptance của tác giả Joshua Coleman trên Aeon
Rất xin lỗi vì vốn từ tiếng Việt và Anh hạn hẹp…
Những cảm giác đau đớn mà bạn né tránh lớn dần lên trong bóng tối. Bằng việc đối mặt với những nỗi sầu muội, những nỗ lực của bản thân, bạn có thể trở lại với cuộc đời của mình.
Những điều tồi tệ có thể xảy ra. Bạn bị chẩn đoán mắc một căn bệnh vô phương cứu chữa. Bạn gặp một tai nạn làm thay đổi khả năng thực hiện các hoạt động mà khiến cuộc đời bạn vui vẻ và đầy ý nghĩa. Vợ/chồng của bạn quyết định rằng họ muốn ở bên ai đó khác. Thậm chí nếu bạn đủ may mắn để tránh né khỏi các sự kiện bước ngoặt của cuộc đời này, bạn vẫn sẽ phải đổi mặt với sự thất vọng, nỗi đau hay sự sỉ nhục đòi hỏi bạn phải hiểu về nhiều cách mà sự tồn tại có thể gây ra đau đớn.
Sự không thể tránh khỏi của nỗi đau được khắc sâu vào trong mọi khía cạnh của quá khứ được sẻ chia của chúng ta. Nó khiến các nhà triết học bận tâm như Aristotle, Socrates, người theo chủ nghĩa Khắc kỷ, Epicureans và người theo chủ nghĩa Hoài nghi. Những người đứng đầu các tôn giáo đã hướng dẫn các tín đồ về ý nghĩa của niềm đau từ khi con người lần đầu hình thành các ý tưởng về linh hồn hay thần thánh. Niềm tin rằng những diễn giải của ta về các sự kiện quyết định trải nghiệm của ta về nỗi đau được tìm thấy trong các tác phẩm của Phật thủ Dharmakirti vào thế kỷ thứ 7 và đa nguyên Hồi giáo của Ibn al-Haytham vào thế kỷ 11. Sự phổ quát của nỗi đau được tạo ra một cách rõ ràng thông qua các tác phẩm nghệ thuật như tác phẩm điêu khắc chưa hoàn thành của Michelangelo, the Rondanini Pietà (1552-64), hay J S Bach’s Chaconne ở D Minor (c1970s-20s), một vài ví dụ là vậy.
Bất chấp tất cả trí tuệ và các quan điểm đã được tích lũy đó, tôi vẫn cảm thấy có một sự lúng túng không biết phải nói gì với những người bạn hay những bệnh nhân đang trải qua nỗi đau. Không có một cơ thể mới cho một người phụ nữa bị chẩn đoán đang ở giai đoạn 4 của căn bệnh ung thu buồng trứng. Cũng không có xương sống mới cho người bạn của tôi, người bị chấn thương tủy sống nặng trong một tai nạn trượt tuyết. Cũng không có những cái giải pháp toàn diện nào cho những bậc phụ huynh mà những đứa con đã trưởng thành của họ không còn muốn họ trong cuộc đời của chúng nữa – một lĩnh vực mà tôi đã nghiên cứu chuyên sâu suốt 15 năm trong 40 năm làm một nhà tâm lý học. Điều đó không phải là không phổ biến mỗi khi có người hỏi tôi kiểu: “Liệu tôi có chết trong đơn độc trên một chiếc giường ở bệnh viện với không con cháu bên cạnh an ủi? Ai sẽ người chôn cất tôi? Liệu con cái của tôi có còn nhớ đến tôi khi tôi mất?”
Không có ai dạy cho tôi cách trả lời các câu hỏi này, và tôi chắc rằng tôi đã trả lời một cách vụng về và không hiệu quả trong những năm đầu tiên tôi bị ngập trong những lời giới thiệu sau tác phẩm đầu tay của mình về sự ghẻ lạnh, “When Parents Hurt” (2007). Nhưng sau khi làm việc với rất nhiều các bậc phụ huynh bị ghẻ lạnh trong hơn 15 năm qua và thực hiện nghiên cứu của riêng tôi thông qua trung tâm khảo sát của Đại học Wisconsin, được tóm tắt trong cuốn sách mới của tôi “Rules of Estrangement” (2021), tôi dần dần phát hiện ra một điều quan trọng: ta càng cố tránh thực tế đau buồn bao nhiêu, ta càng bị vướng vào những xúc tu của chúng bấy nhiêu.
Tôi tìm thấy hướng dẫn trong một nghiên cứu của nhà tâm lý học Marsha Linehan, người tạo ra liệu pháp hành vi biện chứng. “Con đường thoát khỏi địa ngục là thông qua sự đau khổ”, Linehan viết. “Bằng việc từ chối chấp nhận sự đau khổ là một phần để leo ra khỏi địa ngục, bạn lại rơi vào địa ngục.” Con đường thoát khỏi địa ngục là thông qua sự đau khổ. Điều này nghĩa là gì? Nó nghĩa là bạn phải bắt đầu bằng cách “chấp nhận hoàn toàn” vị trí hiện tại của mình. Chấp nhận hoàn toàn nghĩa là bạn không chống lại với những cảm nhận bạn cảm thấy ở hiện tại. Bạn thấy buồn ư? Hãy cứ buồn. Đừng phán xét nó, đừng đẩy nó đi, đừng loại bỏ nó, và đừng cố kiểm soát nó. Quay lại đối mặt với cảm giác tốt hơn là quay lưng lại với nó.
Tôi đã học được bài học này theo một cách rất khắc nghiệt. Một phần mối quan tâm của tôi với sự ghẻ lạnh xuất phát từ việc cô con cái của tôi cắt đứt liên lạc với tôi trong nhiều năm khi con bé khoảng đầu những năm tuổi 20. Tôi đã ly dị mẹ con bé được một thời gian, nhưng đã tái hôn và có thêm vài đứa trẻ, một hành động khiến con bé cảm thấy bị thay đổi theo cái cách mà tôi chưa hiểu hết cho đến khi con bé trưởng thành. Trong suốt những năm tồi tệ của sự ghẻ lạnh, tôi đã thấy bản thân ngày ngày đang lặp lại các lỗi lầm của bậc cha mẹ mà tôi từng mắc phải. Những ký ức tình cảm trở nên không đáng kể để rồi thay đổi mà trở thành sự nghi hoặc và tự trách mình. Những lần khi tôi biết rằng tôi không còn là bậc phụ huynh tốt nhất nữa đã đẩy tôi vào một vòng xoáy cực khổ của “giá như mình không nói điều đó, làm điều đó, viết điều đó.” Tại một thời điểm nào đó, thay vì tiếp tục đi theo điều trên, tôi đã nghĩ: “Con gái mày có lẽ sẽ không bao giờ nói chuyện lại với mày nữa. Không bao giờ. Lần cuối mày thấy con bé? Đó có lẽ là lần cuối mày gặp được nó. Mày sẽ phải chấp nhận điều đó.” Đó không phải một giọng nói chì chiết hay chỉ trích – giống như một sự tư vấn khôn ngoan từ một phần bị che lấp của tôi. Và sự cho phép cái thực thế u ám đó thật kỳ lạ, nghịch lý và yên lòng. Nó giúp tôi dừng việc chống lại một thứ gì đó không hề thay đổi. Nó giải phóng tôi để trở nên cởi mở hơn đối mặt với những cái cách mà tôi làm con bé thất vọng, một hành động mà đã dẫn tới sự hòa giải cuối cùng của chúng tôi.
Photo by paolo pellegrin/magnum
Chấp nhận hoàn toàn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đối mặt với tình trạng hiện tại của chúng ta trong tất cả các tác động tồi tệ. Các câu nói kiểu như “điều này thật không công bằng,” “tôi không xứng đáng với điều đó,” “đây không phải là điều mà mọi thứ xảy ra,” chỉ làm tăng thêm sự đau khổ của chúng ta. Hình dung một ví dụ thực tế, hay xem xét đến cảnh đang bị tắc đường, một tình huống mà bạn có rất ít sự kiểm soát. Bạn muốn tự trách mình vì đã không đi sớm hơn vì đang sống trong một thành phố đông đúc, hay ghét các người đang gây ra tắc đường bởi vì anh ta đã không kiểm tra đồng hồ đo xăng trước khi rời khỏi nhà. Trong những lúc như vậy, ta có thể trở nên điên tiết vì sự bất công của mọi thứ – hoặc ít một hơi thật sâu và chấp nhận rằng mọi thứ như nó vốn là, và nó nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta.
Tuy nhiên, không chỉ cảm thấy là nạn nhân của một cuộc sống tạo ra những đau khổ ở mức độ nhỏ hay lớn: đôi lúc ta nỗ lực để thay thế các suy nghĩ đau buồn bằng những suy nghĩ vui vẻ hơn. Tiêu đề bài báo của các nhà tâm lý học Matthew Killingsworth và Daniel Gilbert, “A Wandering Ming Is an Unhappy Ming” (2010), tóm tắt thực tế này. Killingsworth và Gilbert thấy rằng người ta ít thấy hạnh phúc hơn khi họ cố né tránh việc nghĩ về hiện tại bằng việc nghĩ về quá khứ hoặc tương lai. Nói cách khác, chống lại điều mà họ đang cảm thấy, thậm chí với cả những suy nghĩ vui vẻ, phản đối nhiều hơn là chấp nhận tình trạng hiện tại của họ. Trong một câu nói có liên quan, được cho là của Lão Tử: “Sự sầu muộn là sống trong quá khứ, lo lắng là sống ở tương lai, và niềm vui thì được tìm thấy khi đang sống ở hiện tại.”
Đương nhiên, sống ở hiện tại không nhất thiết có nhiều niềm vui hơn – hay bất kỳ niềm vui nào khác. Nếu có bất kỳ điều gì, tập trung vào hiện tại tức thì có lẽ sẽ khiến cho các cảm xúc của bạn như nỗi buồn, sự sợ hãi hay tức giận được nhân thêm. Tuy nhiên, ta có thể lấy lại sự kiểm soát và nhận thức về việc ta trải qua nỗi đau trong bao lâu và cường độ ra sao bằng việc đối mặt với chúng ở hiện tại. Ta có thể tái diễn giải về ý nghĩa của những sự kiện đau buồn, có các hành động để giảm thiểu nỗi đau và giảm đi sự kéo dài của nó trong các khía cạnh của cuộc sống. Đối mặt với những suy nghĩ và cảm giác của ta có thể giúp ta trân trọng những khía cạnh tích cực của cuộc đời, không liên quan tới các sự kiện gây bận tâm: những người mà ta yêu thương và những người yêu thương ta.
Một ví dụ về việc đối mặt với cảm giác đau đớn được mô tả lại trong một tác phẩm của nhà tấm lý học và thần kinh học Lisa Feldman Barrett, người mà khuyên giải những người khác nên đi vào “mức độ chi tiết” của các cảm xúc của họ. Nếu có vài thứ làm bạn buồn, hãy cố đi sâu hơn vào khám phá và mô tả nó. Hỏi bản thân mình liệu nó chỉ là nỗi buồn, hay nó thực ra là sự tuyệt vọng, sự đau khổ, sự khổ sở, sự đau đớn, sự chối bỏ, sự bất an, nỗi sầu muộn hay sự thất bại? Nó có chỉ là sự tức giận không? Hay nó là sự bực bội, cơn thịnh nộ, sự khó chịu, sự ghen tuông, sự phiền phức hay sự cay đắng.
Tại sao bạn nên cụ thể hóa nó? Barrett, người đã viết cuốn sách “How Emotions Are Made” (2017), đã thấy rằng mức độ chi tiết của cảm xúc càng cao thì sự liên hệ với nhu cầu về thuốc càng thấp, những ngày nằm viện vì bệnh tật ít đi, sự linh hoạt trong điều phối cảm xúc tăng cao. Barrett không khuyến nghị rằng chúng ta chìm vào các cảm xúc, mà rằng chúng ta hãy cố khám phá hình hài của nó và những ranh giới của nó nhằm tăng sự chi tiết của cảm xúc.
Barrett lưu ý rằng văn hóa có tác động lớn tới những điều ta tham gia và cách cảm xúc của ta được tạo nên. Cô ấy không đồng ý với các nhà nghiên cứu như nhà tâm lý học Paul Ekman người tin rằng mỗi một cảm xúc có dấu hiệu thần kinh của riêng nó mà có thể xác định một cách giống nhau giữa các nền văn hóa. Thay vào đó, cô ấy quan sát rằng một vài nền văn hóa không có các khái niệm thống nhất cho các trải nghiệm mà người phương Tây gọi chung là “cảm xúc”. Cố ấy liệt kê ra một vài ví dụ như người Ifaluk ở Micronesia, người Bali, người Funali ở Tây Phi, người Ilongot ở Philippines, người Kakuli ở Papua New Guinea, người Minangkabau ở Indonesia, người Pintupi ở Tây Úc và người Samoa như những nền văn hóa mà các cảm xúc được phân loại không phải là thứ tồn tại cùng các cá thể mà là những sự kiện tập thể yêu cầu từ hai người trở lên.
Sức mạnh của chấp nhận hoàn toàn cũng có thể được tìm thấy trong liệu pháp tiếp xúc, một hình thức của liệu pháp hành vi nhận thức (CBT). Trong liệu pháp tiếp xúc, người tham gia được hướng dẫn để từ từ làm tăng trải nghiệm với các sự kiện hay kết quả mà họ sợ hãi và tìm cách né tránh nhất. Hình thức liệu pháp này có thể được thực hiện bởi cả việc tưởng tượng về trải nghiệm – ví dụ như khi một người lính với bệnh rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD) được hướng dẫn để hồi tưởng lại sự kiện gây sang chấn từ cuộc chiến tranh – lẫn việc khi ai đó sợ việc nói trước đám đông tham gia Toastmasters và được yêu cầu, lặp đi lặp lại, việc đứng trên sân khấu và nói với khán giả.
Liệu pháp tiếp xúc, như chấp nhận hoàn toàn, vận hành từ tiền đề rằng những gì trong bóng tối sẽ lớn lên trong bóng tối; rằng sự thanh thản sẽ đạt được tốt hơn bằng việc nhìn sâu hơn vào những gì ta sợ hãi hơn là việc quay đầu sang một hướng khác. Ví dụ, lần đầu bạn xem một bộ phim kinh dị, bạn sẽ rất sợ – trong trường hợp bộ phim đáng sợ thật. Nhưng sự sợ hãi sẽ ra sao khi bạn xem cùng bộ phim đó đến lần thứ năm, rồi lần thứ mười? Lúc đó, tâm trí bạn kết luận rằng, vì không có gì đáng sợ xảy ra, bạn nên đi kiểm tra email hay lấy gì đó ăn. Song song với phim kinh dị chúng ta đang bộc lộ bản thân (và hoàn toàn chấp nhận) rằng chúng ta càng sợ, chúng ta càng giảm bớt sự kìm hãm của nó. Ta càng tránh đối mặt với nỗi sợ, ta càng ít có khả năng giảm bớt sự kìm hãm của nó.
“Đối mặt với cái chết có lẽ cho phép ta cảm thấy chấp nhận và biết ơn hơn với việc được sống”
Một kỹ thuật khác được sử dụng trong liệu pháp tiếp xúc là “flooding”, sử dụng kĩ thuật “mũi tên hướng xuống”. Ở đây, bạn tìm ra một sự kiện rắc rối nhất với bạn và bạn tiếp tục đi xuống, xuống, xuống đến khi bạn tìm thấy viễn cảnh tồi tệ nhất có thể. Ví dụ, Jennifer khám phá ra rằng chồng của cô ấy đang ngoại tình. Khi cô ấy đối mặt với anh ta, anh ta thừa nhận điều đó, nói rằng anh ta đang yêu một người phụ nữa khác và muốn đệ đơn ly dị. Jennifer dễ hiểu là sẽ tức giận và đau đớn. Tuy nhiên, cô ấy có một vấn đề lớn hơn, đó là cái cách mà tâm trí cô ấy đang khủng bố bằng việc nói với cô ấy rằng đó là lỗi của cô, rằng cô sẽ không bao giờ yêu ai được nữa, và có lẽ quan trọng nhất, rằng nỗi đau cô ấy đang trải qua là không thể khoan dung. Sử dụng mô hình của phim kinh dị, tôi bảo Jennifer viết ra một đoạn về những dự đoán khả dĩ nhất về tương lai và niềm tin về sự thiếu giá trị của cô trong tất cả các khoảnh khắc đáng sợ. Tôi hướng dẫn cô ấy viết nó ra mỗi ngày và đọc đi đọc lại từ 5 đến 15 phút tới khi nỗi lo lắng và cảm xúc của cô trở nên dịu xuống. Tôi không khuyến khích cô ấy làm phân tâm bản thân bởi vì tôi biết rằng tâm trí của cô không thể trở nên chán nản với các bộ phim kinh dị nếu cô ấy không xem nó một cách mãnh liệt. Qua thời gian, nỗi lo lắng cô ấy bắt đầu giảm và các những ý tưởng của cô ấy bắt đầu thách thức tính tự động của niềm tin gây bệnh của cô ấy. Như hầu hết các can thiệp tâm lý, nó yêu cầu sự thực hành và siêng năng hằng ngày. Tuy nhiên, qua thời gian và nỗ lực, cô ấy có thể làm giảm quá trình và mức độ nỗi đau của mình bằng việc đối mặt với nó thay vì tránh xa nó.
Kĩ thuật flooding và tiếp xúc có lẽ nghe giống với những gì bạn đang thực hành – sự lặp đi lặp lại không hồi kết của các sự kiện tiêu cực mà không có bất kỳ kết quả tích cực nào. Tuy nhiên, mục đích không phải chỉ để ám ảnh về nỗi lo lắng của bạn hay các cảm xúc tiêu cực; đó là dành ra một cách có ý thức một khoảng thời gian giới hạn mỗi ngày – thường là với sự hướng dẫn của một nhà trị liệu được đào tạo về CBT – để dần dần dung nạp ngày càng nhiều niềm tin trong trường hợp xấu nhất của bạn cho đến khi cảm xúc ngừng tác động.
Thiền chánh niệm là một cách phổ biến để thực hành chấp nhận hoàn toàn khi mục đích là để quan sát bất cứ suy nghĩ và cảm xúc nào trỗi dậy và rồi quay lại với hơi thở, thần chú hay bất cứ điều gì níu giữ người thực hành với hiện tại. Điểm khác biệt giữa thiền và kĩ thuật tiếp xúc là phương pháp sau có chủ ý khuyến khích việc mang lại tâm trí các viễn cảnh tồi tệ nhất, trong khi các thiền giả thường được hướng dẫn chỉ quan sát và chấp nhận những gì xuất hiện – tiêu cực hay tích cực – và rồi xem nó trôi qua.
Tuy nhiên thì sự phân biệt giữa tiếp xúc và thiền định có lẽ rất nhỏ. Một phương pháp thiền được gọi là maranasati (nhận thức cái chết) khuyến khích các cá nhân thường xuyên nghĩ về cái chết của bản thân. Như Đức Phật đã nói: “Trong tất cả các thiền chánh niệm, cái chết là tối cao”. Đối mặt với cái chết có thể có phép ta cảm thấy chấp nhận và biết ơn hơn với sự sống. Nó nhắc nhở ta rằng – dù cuộc đời đầy khổ đau và phức tạp – nó vẫn tốt hơn lựa chọn thay thế. Và nếu bạn muốn thực hành đối mặt với sự qua đời không thể tránh khỏi, có một ứng dụng gọi là We Cloak (thật đấy à).
Ảo giác cũng có thể đưa ra một cơ hội cho chấp nhận hoàn toàn. Trong khi chúng được chứng minh là có lợi trong trị liệu bênh tâm lý như trầm cảm, lo âu, PTSD và các vấn đề nguy hiểm đến tính mạng khác, cơ chế hoạt động của chúng không được hiểu hoàn toàn. Tôi tin rằng một phần sự hiệu quả của ảo giác dựa vào cách mà chúng loại bỏ khỏi chúng ta khả năng điều khiển và kiểm soát những gì vào và ra khỏi tâm trí của mình trong khi ta đang chịu ảnh hưởng của những tác nhân mạnh mẽ. Trải nghiệm tái sinh trong việc điều trị bằng ảo giác được báo cáo một phần có thể dẫn đến việc bạn đối mặt và chấp nhận nỗi sợ – sự thật đáng sợ hoặc đẹp đẽ của chúng – và thấy rằng bạn không bị hủy hoại. Sự nguyên vẹn của con tàu được giữa nguyên giù cho có bị lật qua lật lại trong những vùng biển sóng gió.
Bác sĩ nhi khoa, nhà tâm lý học Donald Winnicott tranh luận rằng những trẻ sơ sinh và em bé nội hóa thái độ và vị trí của cha mẹ bằng việc chơi độc lập với sự hiện diện của mẹ (phần lớn các nghiên cứu tâm lý đều là về người mẹ cho đến khoảng hai thập kỷ trước, khi chúng tôi phát hiện về các ông bố). Trong kịch bản chơi, “môi trường nắm giữ” sự quan tâm và sẵn có của cha mẹ cho phép trẻ sơ sinh khám phá môi trường của mình với sự tự tin và cảm giác an toàn hơn. Những nhà lý thuyết về sự gắn bó sau này, chẳng hạn như Mary Ainsworth, phát hiện ra rằng những đứa trẻ cảm thấy gắn bó một cách an toàn thường mạo hiểm hơn trong khám phá của chúng so với những đứa trẻ ít được gắn bó một cách an toàn.
Winnicott mô tả liệu pháp như một hình thức chơi đùa khi những bệnh nhân khám phá đủ loại suy nghĩ và cảm xúc của họ với sự giúp đỡ của các nhà trị liệu. Ví dụ, phần lớn những gì tôi làm với tư cách một nhà tâm lý học là lắng nghe. Tôi tư vấn ở những nơi tôi có thể, đưa ra lời khuyên khi thích hợp, nhưng tôi cũng sẵn sàng không chỉ lắng nghe nỗi đau của bệnh nhân mà còn không ngắt lời họ, khuyên nhủ và thử thách họ khi cân nhắc các giải thích thay thế. Thay vì đảm bảo với họ rằng điều đó không tệ, rằng mọi thứ sẽ tốt hơn, rằng nó có thể thay đổi, tôi thích việc chấp nhận nỗi đau là điều dễ hiểu hơn, rằng tình huống của họ có thể không tiến triển – nó có thể, thực tế, trở nên tồi tệ hơn – và rằng thực tại đau buồn gần đây có thể là một sự bình thường mới. Điều đó khiến tôi mất hàng năm trời để thấy được giá trị trị liệu trong việc chỉ ngồi yên lặng và cho phép bệnh nhân được đi vào chi tiết mà không cố gắng làm cho nó tốt hơn. Trong quá trình lắng nghe và chăm sóc, tôi mở rộng được sự chấp nhận hoàn toàn của mình trong trường hợp đau khổ của họ.
Đương nhiên, hầu hết mọi người muốn lời khuyên và hướng đi từ nhà trị liệu, và tôi vui vẻ đáp ứng điều đó. Nhưng đầu tiên họ phải biết rằng tôi đủ kiên nhẫn để nghe xem cảm xúc và sự đau đớn của họ có sức thuyết phục mãnh liệt dường nào, hành động của họ tồi tệ như thế nào và họ cảm thấy có lỗi ra sao về kết quả cuộc sống bản thân. Khi đã ở vào vị trí đó, tôi có thể giúp họ tốt hơn để chuyển qua với lòng trắc ẩn, đặc biệt trong trường hợp mà họ đang bị gánh nặng của cảm giác tự phê bình liên tục. Chấp nhận hoàn toàn móng vuốt của ta – cái cách mà hành động của ta làm tổn thương những người ta yêu thương, cái cách mà ta không là cái người mà ta hi vọng sẽ trở thành – không chỉ là cơ hội tốt nhất trong sự cứu rỗi bản thân trong ánh mắt của những người ta đã làm tổn thương; nó là cơ hội tốt nhất để thay đổi mối quan hệ của chúng ta với chúng những cảm giác tội lỗi, buồn sầu và tiếc nuối từ sâu bên trong.
“Sự chấp nhận hoàn toàn có thể vẫn còn quá yếu để làm câm lặng những giọng nói chói tai đe dọa sức khỏe tâm thần của bạn”
Nhưng tại sao cảm thấy lo lắng lại phổ biến đến vậy? Đó là bởi vì não bộ của ta không tiến hóa để giữ ta hạnh phúc; nó tiến hóa để giữ ta sống sót. Ở một mức độ, não ta gia tăng các mối nguy tiềm tàng bởi vì những ai mà thất bại trong việc đánh giá các đe dọa thực tế sẽ không sống đủ lâu để truyền lại gen của họ. Ví dụ, nếu các tổ tiên người Do Thái của tôi nói: “Kẻ độc tài ư. Bạn lo lắng nhiều quá rồi!” và ở đông Âu, họ sẽ không thể sống đủ lâu để truyền lại những gen lo âu cho tôi và con tôi. Ở một hướng khác, dàn nhân vật tâm thần như khó chịu, thảm họa, khái quát hóa quá mức, hay tự phê bình tạo ra quá nhiều đau khổ có giá trị thích ứng; chúng chỉ không nên chịu trách nhiệm về chương trình. Chấp nhận hoàn toàn là một cách nói kiểu: “Bạn đã có sự chú ý của tôi. Cảm ơn về những lo lắng mọi thứ thì tồi tệ như bạn đang mô tả và có lẽ sẽ tồi tệ trong cả tương lai. Tôi sẽ nghiêm túc tiếp nhận các vấn đề bạn nói, nhưng giờ tôi sẽ xem xem điều gì sẽ xuất hiện trong tâm trí của tôi.” Trong khi hàng tá những cảm giác đau đớn qua đi mà không hề có sự can thiệp của ta, những cảm xúc mà tạo ra nỗi đau sâu sắc hơn yêu cầu nhiều hơn từ ta. Nếu ta không quan sát và dán nhãn hay không chấp nhận những suy nghĩ và cảm xúc viển vông, một phần trong ta tin rằng ta đang thực sự gặp nguy có thể ngày càng lớn hơn và khăng khăng hơn.
Mặt khác, nếu tôi học được bất kỳ thứ gì như một nhà tâm lý học, thì điều đó có tác dụng với người này sẽ vô ích đối với người khác. Thực hành chấp nhận hoàn toàn, hay bất kỳ phương pháp nào khác mà tôi mô tả ở đây, có lẽ vẫn sẽ quá yếu để làm câm lặng những giọng nói chói tai đe dọa sức khỏe của bạn. Nếu trong trường hợp đó, bạn có lẽ nên cần sự giúp đỡ với các hành động và hoạt động nhằm đưa bạn tránh xa khỏi sự trầm tư, như các bài tập cường độ cao, nhạc lớn, những người bạn ủng hộ, dành thời gian với thiên nhiên, cho người các và nuôi dưỡng lòng trắc ẩn.
Văn hóa cũng có thể xác định xem mức độ ta cần làm để thoát khỏi giới hạn của niềm tin đau đớn của chúng ta. Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy các nền văn hóa có tỷ lệ bất bình đẳng xã hội cao như ở Hoa Kỳ, Trung Quốc hoặc Ấn Độ có tỷ lệ trầm cảm và lo lắng cao hơn nhiều so với các nền văn hóa có tỷ lệ bất bình đẳng xã hội thấp như Đức, Nhật Bản và các nước Scandinavia. Nghiên cứu gần đây của nhà tâm lý học Iris Mauss và các đồng nghiệp cho thấy rằng chúng ta càng tích cực theo đuổi hạnh phúc như một nhiệm vụ cá nhân, như thường được quy định ở Mỹ, thì chúng ta càng có nhiều khả năng trở nên bất hạnh, cô đơn và trầm cảm hơn. Ngược lại, ở những quốc gia nơi mà hạnh phúc được định nghĩa là một hình thức tham gia xã hội hơn là theo đuổi mục đích cá nhân, thì kết quả là hạnh phúc lớn hơn.
Đó là bởi vì định mệnh của ta gắn chặt với những người khác. Người Mỹ, dù cho sự giàu có vô độ của chúng ta, vẫn nghèo nàn trong các quan hệ. Ta trở nên tách biệt hơn, nhiều bộ tộc hơn, cô đơn hơn. Trong khi thực hành chấp nhận hoàn toàn là một cách quan trọng để đối mặt với sự thật ta đang cố tránh, bạn bè và sự ủng hộ từ gia đình có thể tạo ra một sự chấp nhận ít đáng sợ hơn, ít cô đơn hơn và cuối cùng ít đau đớn hơn. Virginia Woolf viết trong Mrs Dalloway (1925) nó ‘rất, rất nguy hiểm’, “sống dù chỉ một ngày”.
Nhưng nguy hiểm hơn cả là khi ta đi một mình.